Hôm
13-11-2008, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật quốc tịch sửa đổi cho
phép người Việt Nam ở nước ngoài có thể có hai quốc tịch.
AFP PHOTO
Hơn
30 năm sau ngày chiến tranh kết thúc, Việt Nam mở cửa chào đón những
người Việt định cư ở nước ngoài về thăm quê hương, họ hàng; cũng như
đầu tư kinh doanh.
Luật mới công nhận tình trạng song tịch của những ai có đơn đăng
ký xin giữ quốc tịch Việt Nam trong thời hạn 5 năm, kể từ Ngày 1-7-2009, là
ngày Luật quốc tịch sửa đổi bắt đầu có hiệu lực.
Trường Văn đã trao đổi với Luật sư Tạ Văn Tài tại Massachussetts.
Luật sư Tạ Văn Tài nguyên là giáo sư về chính trị học trước 1975 tại Học Viện
Quốc Gia Hành Chánh và các trường đại học khác ở Miền Nam. Trước tiên Luật sư Tạ Văn Tài có ý kiến.
LS Tạ Văn Tài: Nếu mà cứ tuyên bố mời
Việt kiều ở hải ngoại về nước vẫn còn quốc tịch Việt Nam, nếu không đã từng xin
bỏ quốc tịch Việt Nam, mà ai có thì giờ hoặc mất công đi làm cái thủ tục đó
đâu, thì đương nhiên là vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Bây giờ họ biết là làm như vậy có thể mích lòng Việt
kiều thì họ phải nói rằng vẫn còn thể có hai quốc tịch nếu quý vị muốn,
nhưng mà quý vị phải tuyên bố trong thời hạn 5 năm, bằng không thì quý vị đã vô
quốc tịch ngoại quốc rồi thì quý vị có quốc tịch ngoại quốc đó mà thôi.
Như vậy là họ ra cái điều không phải chúng tôi muốn vơ vào, ép quý
vị là cứ giữ quốc tịch Việt Nam để về Việt Nam và chúng tôi tha hồ hành hạ quý
vị, bởi vì cái việc muốn giữ, kềm chế trong cái cơ chế vẫn là người Việt
Nam thì không cần thiết đâu.
Như vậy là họ khôn hơn nhiều so với ngày xưa! Và như vậy cũng được lòng
Việt kiều hơn, bởi vì người nào muốn về nước làm ăn hoặc ra tranh cử.
LS Tạ Văn Tài
Tôi nhìn thấy là chính phủ Việt Nam dù theo luật cũ hay luật mới
cũng không cần thiết bởi vì dù là người ngoại quốc đi nữa - da trắng, tóc
vàng - đi về Việt Nam mà vi phạm luật lệ hình sự Việt Nam và ngay cả những sự
lừa đảo về dân sự thì cũng có thể bị toà án kết tội, công an hỏi thăm sức khoẻ
như thường, vậy thì không cần gì phải nói ông vẫn là Việt Nam cho nên tôi có
quyền đối với ông.
Cứ theo luật hình sự mà truy tố người ngoại quốc da trắng tóc
vàng cũng được huống nữa là người Việt Nam có quốc tịch ngoại quốc, thành
ra cái sự kiềm chế bằng luật quốc tịch là không cần thiết.
Tại vì bây giờ có lẽ họ nhận ra cái điều đó cho nên họ mới nói
"OK, đồng ý là nếu quý vị đã vô quốc tịch ngoại quốc thì quý vị sẽ chỉ có
một quốc tịch. Quý vị là người ngoại quốc, chúng tôi trọng quý vị là người
ngoại quốc, nhưng quý vị muốn có quyền lợi Việt Nam thì quý vị phải đệ đơn giữ
lại quốc tịch Việt Nam và là song tịch".
Như vậy là họ khôn hơn nhiều so với ngày xưa! Và như vậy cũng được
lòng Việt kiều hơn, bởi vì người nào muốn về nước làm ăn hoặc ra tranh cử -
nhưng mà chắc ít người dám ra tranh cử vì chỉ có thua mà thôi, bởi vì làm sao
mà có lực lượng quần chúng trong nước mà tranh cử nổi.
Và cũng theo luật bầu cử thì phải có được Mặt Trận Tổ Quốc đề cử
hay là đã có được đề cử rồi thì cũng phải trải qua những cuộc bình nghị tới
bình nghị lui (gọi là hiệp thương) thì cũng lại dẹp như ông Nguyễn Đăng Hưng về
nước biết bao nhiêu năm rồi đó chứ nhưng mà rốt cuộc ra cũng bị bác bỏ.
Thành ra cái luật bầu cử đó thì sẽ không ai ham đâu, nhưng mà mua nhà mua cửa
sẽ có nhiều người ham.
Tranh chấp quốc tịch?
Trường Văn:Nhưng mà
chắc người Việt Nam
họ cũng ngán cái chuyện con cái đến tuổi quân dịch, bị bắt quân dịch nên
họ cũng ngán?
LS Tạ Văn Tài : Không. Nhưng mà đấy là bố mẹ
tuyên bố giữ quốc tịch chứ còn con đẻ bên ngoại quốc thì nó có quốc tịch
ngoại quốc thì đâu có bắt quân dịch bên Việt Nam được.
Bây giờ có một điểm nữa như thế này, nếu theo luật quốc tịch,
bố mẹ Việt Nam có hai quốc tịch Mỹ và Việt Nam và đẻ ra dù rằng bên Mỹ thì luật
quốc tịch Việt Nam có thể tuyên bố rằng theo luật về huyết thống thì
là người Việt Nam đẻ ra con là người Việt Nam, vậy nó 18 tuổi, tôi hỏi
thăm nó có đi quân dịch hay không? Lúc đó thằng đó có quyền chọn lựa, bởi vì nó
sanh đẻ bên Mỹ nên có quốc tịch Mỹ luôn, nó bảo "Không. Tôi chọn quốc tịch
Mỹ." thì Việt Nam
đâu có bắt quân dịch được.
Trường Văn:Về vấn
đề tranh chấp quốc tịch, Luật Sư thấy như thế nào?
Nếu có hai quốc tịch thì bây giờ có một chuyện lôi thôi gì bên Việt Nam thì Việt
Nam nói ông này là người Việt Nam nên tôi xử theo luật Việt Nam; nhưng ông đại
sứ Mỹ nói ông này là người Mỹ nên tôi đến thăm viếng...
LS Tạ Văn Tài
LS Tạ Văn Tài:Phải tính nước cờ. Khi mà mình thấy giữ quốc
tịch nào lợi hơn thì mình chọn. Vấn đề đó mỗi cá nhân phải tự liệu lấy. Ví dụ
có hai quốc tịch mà phạm tội hình bên Mỹ rồi chạy về Việt Nam, thế thì ông Việt
Nam nói là người Việt Nam này trốn từ bên Mỹ về, nhưng ông Mỹ bảo là ông ấy
phạm tội bên Mỹ và cũng là công dân Mỹ nên yêu cầu gửi về cho tôi xử.
Lúc ấy nếu ví dụ như Việt Nam không đồng ý gửi về thì có sự tranh
chấp xảy ra không biết là có đồng ý gửi người Việt Nam về bên Mỹ cho toà án Mỹ
xử hay không mà lúc đó đối với Mỹ thì người đó là người Mỹ.
Hoặc điểm khác nữa là nếu có hai quốc tịch thì bây giờ có một
chuyện lôi thôi gì bên Việt Nam thì Việt Nam nói ông này là người Việt Nam nên
tôi xử theo luật Việt Nam; nhưng ông đại sứ Mỹ nói ông này là người Mỹ nên tôi
đến thăm viếng đều đều xem quý vị xét xử có đúng luật, tôn trong những luật lệ,
tôn trọng các luật, tôn trọng nhân quyền hay không.
Hay là các ông có bắt người trái phép, các ông giữ người
không có luật sư cho họ theo dõi để biện hộ, thì chúng tôi có quyền theo dõi
theo luật lãnh sự mà Việt Nam
đã ký với quốc tế. Lúc đó cái ông Việt Nam mang hai quốc tịch Viêt - Mỹ đó
có hai quy chế quy định, lúc đó có sự xung đột thì phải thương lượng.
Trường Văn: Theo ý Luật Sư, Việt Nam cần phải tiến
một bước nữa tức là phải thương thảo với Mỹ về vấn đề khi mà có sự tranh chấp
về quốc tịch thì giải quyết như thế nào?
LS Tạ Văn Tài: Thì luôn luôn là như vậy bởi vì rằng
những người có hai quốc tịch là luôn luôn có trường hợp như vậy. Ví dụ như thuế
thì có vấn đề đánh thuế hai lần thì khi có vấn đề tranh
chấp về thuế xảy ra thì phải chiếu theo hiệp ước không đánh thuế
hai lần.
Cái ông này là người Mỹ nhưng đầu tư kiếm được nhiều
tiền ở Việt Nam, nhưng mà ông ta là công dân Mỹ thì ông ta phải đóng thuế cho
nước Mỹ chứ, nhưng Việt Nam bảo không, ông này làm ăn kinh doanh bên Việt Nam
thì tôi thu thuế bên này chứ. Rốt cuộc ông ấy phải đóng hai lần thuế, cho nên
ông ta phải kêu lên là các ông phải giải quyết bằng cách là chiếu theo cái hiệp
ước về thuế chứ đừng bắt tôi phải đóng thuế hai lần như vậy.
Trường Văn:Theo Giáo Sư thì còn phải có nhiều bước nữa? LS Tạ Văn Tài: Luôn luôn là có những vấn đề tranh chấp về
thuế, về hình sự, về dân sự như là hôn thú chẳng hạn. Bây giờ bên Mỹ hai
người bất đồng ý kiến nhau là ly dị liền, tha hồ bỏ nhau, nhưng bên Việt Nam
thì luật gia đình Việt Nam chặt chẽ hơn, họ tôn trọng cơ chế gia đình hơn
nên quá trình ly dị diễn ra không dễ dàng như bên Mỹ.
Trường Văn:Xin chân
thành cảm ơn Giáo Sư đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.