|
|
Các bị cáo Nhật Bản đã nêu đích danh ông Huỳnh Ngọc Sỹ |
Báo Việt Nam cho hay Thành ủy TP Hồ Chí Minh vừa thông qua quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Huỳnh
Ngọc Sỹ, người bị cáo buộc nhận hối lộ của công ty Tư vấn Thái Bình Dương (PCI), Nhật Bản.
Hiện ông Sỹ đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính, đồng thời là Giám đốc Ban Quản lý Dự án đại lộ Đông
Tây và Môi trường nước thành phố.
Báo
trong nước nói Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM cũng giao Ban Cán sự
Đảng của UBND TPHCM tập trung "củng cố nhân sự tại Ban Quản lý Dự án
đại lộ Đông Tây và Môi trường nước thành phố" để thực hiện các công
trình đúng tiến độ.
Được tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chỉ đạo các cơ quan VN hợp tác với phía Nhật để điều tra làm rõ
và xử lý theo đúng pháp luật Việt Nam vụ cáo buộc tham nhũng liên quan tới công ty PCI.
Cáo
buộc hối lộ đã được đưa ra từ gần nửa năm nay, khi một số
cựu lãnh đạo PCI khai đã chuyển cho một quan chức cao cấp tại
TP Hồ Chí Minh số tiền hối lộ 820.000 đôla để thắng thầu dự
án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật
trong thành phố.
Họ cũng nêu đích danh vị quan chức Việt Nam là ông Huỳnh Ngọc Sỹ.
Những người này, cùng với công ty PCI, đã bị truy tố tội vi phạm Luật Chống Cạnh tranh Bất bình đẳng.
Điều tra làm rõ
Ngay trong phiên xử đầu tiên tại tòa án Quận Tokyo, bốn bị cáo thuộc công ty PCI đã nhận tội. Các bị can này
đã bị khởi tố hồi cuối tháng Tám.
Phe công tố trong biên bản luận tội nói rằng số tiền hối lộ tổng cộng lên tới 2,43 triệu đôla (280 triệu yen
tính theo giá hối đoái thời điểm vụ việc xảy ra).
|
DIỄN BIẾN VỤ PCI
6/2008: Cựu lãnh đạo PCI khai công ty này đã hối lộ một quan chức VN 200.000 đôla năm 2006
Văn phòng Công tố Tokyo mở điều tra
7/2008: Cơ quan công tố Nhật quyết định truy tố hình sự vụ PCI
8/2008: Bắt và truy tố bốn cựu lãnh đạo PCI tội vi phạm Luật Chống Cạnh tranh Bất bình đẳng.
Cuối 8/2008: Nhật chuyển hồ sơ cho Việt Nam
9/2008: UBND TPHCM ngừng giải ngân các hợp đồng với PCI, thay đổi lãnh đạo dự án
11/2008: Báo VN cho hay ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị tạm đình chỉ công tác
|
Tuy nhiên, họ chỉ xác lập vụ án hình sự đối với hai khoản hối lộ đưa cho phía Việt Nam trị giá trên 800.000
đôla .
Vụ cáo buộc hối lộ đã gây chấn động dư luận Nhật Bản vì số tiền sai phạm quá lớn.
Tuy nhiên, nhà chức trách Việt Nam đã tỏ ra rất thận trọng trong quá trình điều tra làm rõ vụ PCI.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn hồi tháng Tám còn cho rằng truyền thông Nhật ‘có một số bài viết không khách
quan và không đúng sự thật, gây nghi ngờ về quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam’.
Ông Sơn cũng yêu cầu các báo "không đưa tin trong lúc này".
Sự im ắng trên báo chí Việt Nam thời gian qua đã khiến người dân càng đặt thêm nhiều câu hỏi.
Tuần
trước, tại phiên họp Quốc hội, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng
nói rằng hồ sơ mà phía Nhật cung cấp "chưa đủ cơ sở pháp lý"
và cơ quan điều tra của VN còn phải tiếp tục "làm rõ tới đâu sẽ
xử lý tới đó theo pháp luật Việt Nam".
Việt Nam luôn khẳng định cam kết chống tham nhũng "không loại trừ bất kỳ ai".
Hoàng Lai, Chu Lai Tôi
hoan nghênh quyết định của Lãnh đạo Thành phố HCM về giải quyết vụ việc
tiêu cực trong vụ án đại lộ Đông Tây. Cho dù là hơi muộn, nhưng còn hơn
không. Nhưng vụ việc này cũng bộc lộ một nguyên tắc hết sức vô lý đã
tồn tại lâu nay tại Việt Nam: Thành Uỷ tức Đảng CS lại cách chức Phó
Giám đốc Sở, Giám đốc Ban QLDA một cơ quan chính quyền.
Lẽ ra đó là
công việc của Uỷ ban nhân nhân thành phố cơ quan chính quyền cấp cáo
hơn. Đảng là đảng phái cơ mà, đâu có đại diện cho dân, đâu có được dân
bầu, chỉ đại diện cho một tổ chức 2 triệu đảng viên thôi. Đó là điều
vô lý về nguyên tắc quản lý nhà nước.
|