Michael Richardson, The Straits Times 18/11/08, Phan Lưu Quỳnh lược dịch
| Tranh giành chủ quyền trên Biển Ðông (bấm vào hình để phóng lớn)
| Một
chiếc tàu của hải quân Trung Quốc sẽ cập bến Việt Nam ngày hôm nay. Năm
ngày ghé thăm Việt Nam ở Ðà Nẵng, lần đầu tiên bởi một tàu chiến Trung
Quốc trong 7 năm qua, theo sau một đồng ý ở cấp cao giữa chính phủ hai
nước nhằm phác thảo ra những biện pháp mới để giải quyết vấn đề tranh
chấp lãnh thổ dai dẳng trên biển Nam Trung Hoa
Trung Quốc và
Việt Nam có một quan hệ rất căng thẳng, mặc dù cùng bị cai trị bởi các
đảng cộng sản. Bây giờ họ đang phải đối diện với nhiều thử thách vì nền
kinh tế chuyên về xuất cảng của họ đang bị chậm lại vì tác động của
cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Rõ ràng là họ đã quyết định đặt ưu
tiên vào củng cố mối quan hệ giao dịch và đầu tư song phương để bù đắp
đối phó với tình trạng kinh tế đang đi xuống khắp nơi.
Các
biện pháp mới nhất để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước đã hiện ra rõ
nét trong chuyến viếng thăm đến Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng hồi tháng trước. Một Tuyên bố chung đưa ra vào lúc kết thúc chuyến
viếng thăm cho biết “Hai bên nhất trí cho rằng, trong bối cảnh
tình hình kinh tế, chính trị quốc tế đang diễn biến phức tạp hiện nay,
việc tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện Việt - Trung phù hợp lợi ích căn bản của hai Đảng,
hai nước và nhân dân hai nước”
Dưới kế hoạch trên, các
công ty Trung Quốc và Việt Nam sẽ được khuyến khích để tham gia vào các
dự án có quy mô lớn về kiến trúc hạ tầng cơ sở, hóa chất, vận tải, cung
cấp điện lực và xây dựng nhà cửa. Mục tiêu của các dự án này, cũng như
việc nối tiếp các trục đường lộ, đường xe lửa và đường biển mới, là để
liên kết các tỉnh láng giềng ở miền nam Trung Quốc và bắc phần Việt Nam.
Vấn
đề gia tăng giao thương và đầu tư này giữa hai nước có trở thành hiện
thực hay không thì còn phải chờ xem. Cái dự kiến mở rộng quan hệ kinh
tế còn phải tuỳ thuộc vào sự tiến bộ trong việc quản lý và cuối cùng
dàn xếp các tranh chấp nhức nhối về lãnh thổ giữa hai bên. Cả hai phía
đều quả quyết rằng họ sẽ hoàn tất việc cắm mốc phân chia 1350 cây số
ranh giới trên đất liền vào cuối năm nay, một thời hạn đã được đề ra
vào năm 1999.
Ðiều mới mẻ trong bản tuyên bố chung này là một
đồng ý để bắt đầu việc phối hợp nghiên cứu vùng biển đang tranh chấp
“ngoài cửa” Vịnh Bắc Bộ và hứa hẹn sẽ cùng nhau khai thác tiềm năng hải
sản và đầu khí trong khu vực phân chia.
Ðề tài tranh chấp lãnh
thổ gây nhiều tranh cãi trong mối quan hệ Việt -Trung nằm ngoài cửa
Vịnh Bắc Bộ. Các tranh chấp này xoay quanh các tuyên bố chủ quyền đối
nghịch nhau trên quần đảo Hoàng Sa, nằm trong phần phía bắc của biển
Nam Trung Hoa, và quần đảo Trường Sa, là một chuỗi các đảo san hô và đá
ngầm nằm rải rác giữa biển Nam Trung Hoa.
Quần đảo Hòang Sa
đã bị Trung Quốc chiếm đoạt từ tay quân đội miền Nam Việt Nam vào năm
1974, lúc Hà Nội và Bắc Kinh được coi như là đông minh với nhau. Từ đó
Trung Quốc đã cho tăng cường đưa quân đến trú đóng ở Hoàng Sa và xây
dựng một căn cứ quân sự trên đó. Quần đảo Trường Sa nằm về phía đông
của những hải trình quốc tế bận rộn trên biển Nam Trung Hoa, nối liền
eo biển Malacca và Tân Gia Ba với Trung Quốc, Nhật Bản và Ðại Hàn. Kiểm
soát Trường Sa không phải chỉ được dùng để thiết lập các căn cứ hải
quân, nhưng cũng để củng cố chủ quyền trên các nguồn tài nguyên hải sản
và dầu khí ở ngoài khơi trên biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc, Ðài Loan
và Việt Nam tất cả đều tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Trường
Sa, cùng với vùng biển chung quanh và bất cứ nguồn tài nguyên nào chứa
đựng trong đó.
Nhưng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thì còn
rộng lớn hơn, hầu như bao gồm toàn bộ biển Nam Trung Hoa, mặc dù giới
hạn chính xác không được rõ ràng lắm từ các đường vạch đứt quãng được
vẽ trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc. Tuyên bố chủ quyền này,
nếu được thi hành, sẽ biến Trung Quốc thành trung tâm hàng hải của vùng
Ðông Nam Á.
Mã Lai Á, Phi luật Tân và Brunei mỗi nước đều
khẳng định chủ quyền của mình trên một vài hòn đảo trong quần đảo
Trường Sa cũng như các vùng biển ngoài khơi gần bờ biển của họ. Ðã
có một số vụ kình chống nhau giữa các nước tranh giành chủ quyền trong
hai thập niên qua. Những trân đọ sức chính là giữa Trung Quốc và Việt
Nam. Vào năm 1988, cả hai nước đã đánh một trận hải chiến ngắn ngủi gần
quần đảo Hoàng Sa. Hơn 70 thuỷ thủ Việt Nam bị thiệt mạng và nhiều tàu
chiến của họ bị đánh chìm trong trận đó.
Ở quần đảo Hoàng Sa,
ngoại trừ Brunei, thì tất cả các nước tuyên bố chủ quyền đều có quân
đồn trú hiện vẫn còn đóng trên các hòn đảo nhỏ xíu mà họ nói là của họ,
và trong vài trường hợp lại được tăng cường thêm. Bản tuyên bố năm 2002
được ký kết giữa khối ASEAN và Trung cộng về Tư cách của các bên trên
biển Ðông [DoC: ASEAN-China Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea],
chỉ là tự nguyện, trong khi một chương trình phối hợp nghiên cứu địa
chấn về các nguồn hợp chất hữu cơ được các công ty dầu khí quốc gia của
Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân ký kết vào năm 2005, đã hết hiệu
lực vào tháng 7 năm ngoái và có lẽ sẽ không được gia hạn.
Trong
bản tuyên bố chung ngày 25/10, Trung Quốc và Việt Nam đều đồng ý cùng
nhau tìm kiếm một giải pháp “lâu dài” cho vấn đề biển Nam Trung Hoa.
Không một chi tiết nào về việc làm sao để tiến tới một giải pháp như
vậy được đưa ra. Nhưng đáng chú ý là họ nói rằng giải pháp đó sẽ phù
hợp với Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.
Ðồng
thời, họ sẽ tôn trọng bản tuyên bố về Tư cách của Các bên trên biển
Ðông và tự kiềm chế không gây ra bất cứ hành động nào có thể làm leo
thang các mối bất đồng. Họ cũng sẽ trao đổi với nhau để tìm ra một
phương cách cho việc phối hợp thăm dò dầu hoả. Trên nguyên tắc bắt đầu
bằng các biện pháp dễ dàng hơn, họ đồng ý cộng tác với nhau về vấn đề
nghiên cứu đại dương, bảo vệ môi sinh, dự báo thời tiết và trao đổi
thông tin giữa lực lượng quân sự hai bên.
Một hiệp ước phối hợp
chiến lược giữa Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn dầu
khí Việt Nam, theo tường thuật là đã được ký kết trong chuyến viếng
thăm Trung Quốc của ông Dũng. Cùng với nhau, các hoà ước này sẽ là các
biện pháp để xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, với điều kiện là các điều
khoản phải được hai bên tôn trọng –là một điểm đặc trưng chưa từng được
thấy trong các đồng ý trước đây giữa Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề
biển Nam Trung Hoa.
Nhưng lần này thì nhiều thứ có lẽ sẽ khác
đi. Bắc Kinh muốn làm giảm bớt mối lo ngại đang lan rộng khắp nơi ở Á
Châu về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của họ. Trong bối cảnh này
thì biển Nam Trung Hoa là một hòn đá thử vàng rất nhạy cảm.
www.straitstimes.com/
|