|
|
Bộ trưởng Ivan Langer lo ngại về "hoạt động tội ác trong cộng đồng Việt" |
Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Czech được trích lời nói rằng người Việt sống tại nước ông "gây nhiều vụ tội
phạm nghiêm trọng", đặt ra câu hỏi về quan hệ hai nước.
Thông tấn xã CTK của Czech trích lời Bộ trưởng Ivan Langer nói rằng "số vụ tội ác do người di dân từ Việt
Nam tăng lên nhanh" và các vụ việc cũng "nghiêm trọng hơn".
Truyền hình CT của nhà nước hôm chủ nhật 16/11 đã đưa tin rằng Đại sứ quán nước cộng hòa tại Hà Nội sẽ
ngưng cấp thị thực cho công dân Việt Nam vì "tội phạm tăng" trong cộng đồng Việt tại Czech.
Đài truyền hình này cũng nói một lý do nữa là cáo buộc về "hoạt động phi pháp" trong thủ tục trao cấp visa.
Phát biểu của ông Langer đưa ra trong chuyến thăm đến Hoa Kỳ không xác nhận thông tin của đài truyền hình CT.
|
Số vụ tội ác do người di dân từ Việt Nam tăng lên nhanh
|
Nhưng ông nói hôm Chủ Nhật rằng các biện pháp cụ thể sẽ được đưa ra để "bảo vệ nước Cộng hòa Czech trước
những hoạt động tội ác".
Theo truyền hình Czech, việc ngưng cấp visa cho người Việt Nam sẽ có hiệu lực cho đến hết năm nay.
Cho đến nay, truyền thông quốc tế ghi nhận lời phản đối của Hội Hữu nghị Việt - Czech và phe đối lập cánh
tả trước quyết định của chính phủ liên quan đến visa cho người Việt.
Chủ tịch Hội, ông Marcel Winter được báo chí Việt Nam trích lời nói ông phản đối quyết định trên.
Bước lùi trong quan hệ?
Các nước thuộc Liên hiệp châu Âu vốn có chính sách visa chặt chẽ với nhiều nước ngoài khu vực nhưng CH Czech
là nước EU đầu tiên công khai ngưng cấp visa cho công dân Việt Nam.
Hội Hữu nghị Việt - Czech cho rằng chỉ có một nhóm nhỏ người Việt gây án trong cộng đồng tại đây.
|
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm CH Czech hồi tháng 9/2007 |
Nhưng truyền thông Czech nói Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao nước này hiện đang phân tích xem có cách nào ngăn được
những tệ nạn như buôn bán hàng giả, trốn thuế và trồng cần sa trong cộng đồng Việt.
Cho đến nay, có vẻ như các vấn đề trong cộng đồng Việt chưa tác động đến quan hệ hai nước ở tầm vĩ mô dù
có thể coi đây là một bước lùi về ngoại giao.
Theo truyền thông Việt Nam, mới hôm 11/11, CH Czech đồng ý ký kết khoản tiền 420 triệu đôla cho vay để Việt Nam
xây đường cao tối nối Hà Nội với Hải Phòng.
Trong tháng 9/2007, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Đông Âu, đến Ba Lan và CH Czech.
Khi đó, Thủ tướng nước chủ nhà, ông Mirek Topolanek thuộc phe thiên hữu tuyên bố ủng hộ Việt Nam giành ghế thành
viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.
Sau Chiến Tranh Lạnh, Việt Nam mất một thời gian để định hướng quan hệ với các cựu đồng minh cộng sản nhưng
đã chuyển sang dân chủ.
Một phần di sản của quan hệ này là hàng trăm nghìn người Việt sang học và lao động theo các hiệp ước thời
xã hội chủ nghĩa nay ở lại vùng Đông Âu.
Tuy nhiên, vấn đề trở nên nổi cộm khi các nhóm di dân từ Việt Nam tiếp tục đến các nước như Ba Lan, Czech và
những cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Hoạt động kinh doanh của cộng đồng Việt tại một nước tân thành viên EU như Czech chủ yếu tập trung vào buôn
bán nhỏ tại các chợ.
Gần đây, vụ cháy chợ Sa Pa, một trung tâm buôn bán của người Việt ở Praha đã gây thiệt hại lớn cho nhiều doanh
nhân Việt tại đây.
|