Thứ Ba, 2024-11-05, 8:57 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 19 » Nền Dân chủ ở Việt Nam: Chấp nhận những bước thụt lùi
3:05 PM
Nền Dân chủ ở Việt Nam: Chấp nhận những bước thụt lùi

Việt Nam đã theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 4 tháng Mười một với cảm giác bị quyến rũ và thái độ nhiệt tình. Thế nhưng những quan điểm của họ hướng tới việc khai tâm cho một nền dân chủ tốt đẹp hơn cho Việt Nam thì lại là thứ bị pha trộn. Vào tháng trước, chính phủ đã đề xuất một chương trình thí điểm cho phép bầu trực tiếp một số vị trí lãnh đạo địa phương. Song hôm thứ Bảy, Quốc hội đã phủ quyết kế hoạch này. Matt Steinglass trình bày thêm chi tiết từ Hà Nội.

Bài của Matt Steinglass, Hà Nội

Ngày 17-11-2008

Mời tải xuống phần âm thanh của Steinglass (MP3) audio clip
Mời nghe trực tiếp tường trình của Steinglass (MP3) audio clip

Permanent Link

Một bữa tiệc được Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức để theo dõi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã thu hút nhiều người Việt Nam hiếu kỳ.

Đỗ Hoàng Anh, người đang làm việc cho một dự án được tài trợ bằng quỹ của Mỹ, đã nói rằng đây là lần đầu tiên cô được chứng kiến cách thức vận hành của các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

"Đối với những người ngoài cuộc, thực ra không phải chỉ là những người không có kiến thức về lĩnh vực này mà cả những người ngoại quốc như tôi, thật là hấp dẫn khi theo dõi cách thức hoạt động của hệ thống chính trị ở Hoa Kỳ để có được ứng cử viên xứng đáng nhất cho nó," cô nhận xét.

Việt Nam có những cuộc bầu cử của riêng mình năm năm một lần, song Đảng Cộng sản là đảng phái chính trị duy nhất được pháp luật cho phép tham gia.

Các cử tri bầu lên một Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân địa phương từ một danh sách các ứng viên được đảng-phê-chuẩn.

Thế nhưng các Hội đồng Nhân dân đều yếu kém và hoạt động không có hiệu quả. Quyền lực thực sự nằm trong cơ quan được gọi là Uỷ ban Nhân dân.

Vào tháng này, lần đầu tiên, chính phủ đã đệ trình thử nghiệm một kế hoạch mới để thực hiện tại nhiều quận huyện.

Đề xuất này bắt đầu giải tán các Hội đồng Nhân dân và tổ chức các cuộc bầu cử trực tiếp cho cán bộ có quyền hành nhất trong từng quận huyện, chức chủ tịch Uỷ ban Nhân dân *.

Tim McGrath là một chuyên gia về quản trị nhà nước đang tham gia Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc [UNDP] tại Hà Nội. Ông cho biết các chi tiết của kế hoạch này là không rõ ràng.

"Lúc này, Ủy ban Nhân dân được chuẩn thuận bởi Hội đồng Nhân dân," ông nói. "Và anh giải tán các Hội đồng Nhân dân ở cấp quận huyện và như vậy là không rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo."

Đề xuất của chính phủ không định rõ ai sẽ được phép ứmg cử vào vai trò chủ tịch Uỷ ban Nhân dân.

Luật sư Việt Nam Cù Huy Hà Vũ cho rằng những cải cách sẽ thất bại trừ phi chúng mở ra những cuộc bầu cử rộng rãi hơn.

Ông Vũ nói bản đề xuất này là một động thái mạnh mẽ hướng tới nền dân chủ, song bất cứ ai muốn thực hiện cũng phải được phép.

Chuyên gia về Đông nam Á Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đánh giá những cải cách này là bộ phận của những gì mà chính phủ gọi là những giải pháp "dân chủ từ cơ sở". Những giải pháp này đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước, sau khi có một làn sóng các cuộc biểu tình tại tỉnh Thái Bình.

"Đảng cầm quyền và hệ thống cai trị nghĩ rằng việc hành xử của các quan chức địa phương, nơi thực hiện tái phân phối các quỹ phát triển, đã tăng thêm tất cả các loại thuế một cách bất hợp pháp nhằm kiếm lợi cho bản thân mình, nên đã gây ra những nỗi bất bình trong dân chúng," theo ông Thayer. "Anh sẽ phải làm thế nào để tránh được những điểm nóng như vậy khỏi tái diễn và tạo nên tình trạnh bất ổn?"

Câu trả lời là cho phép việc đưa người vào trong chính quyền phải hợp lòng dân hơn.

Ông Thayer cho là Việt Nam có lẽ cũng đang bắt chước theo những cải cách của Trung Quốc.

"Trung Quốc đi trước Việt Nam trong việc bầu cử trực tiếp các cấp chính quyền ở địa phương, và Việt Nam, mặc dù sẽ luôn tuyên bố rằng họ không lệ thuộc và sẽ đi theo hướng đi riêng của mình, song lại học theo rất tỉ mỉ những chính sách của các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc," ông nhận xét.

Nhưng phó giám đốc Học viện Ngoại giao của Việt Nam, ông Ngô Quý Ngọ, nói rằng những kinh nghiệm của các quốc gia khác dạy cho người Việt Nam là phải thực hiện việc dân chủ hóa từ từ.

"Đầu tư nước ngoài [đang] vào Việt Nam rất nhiều. Vì sao vậy? Bởi vì xã hội rất ổn định. Đó là lý do vì sao chúng tôi để ý tới bên ngoài, chúng tôi để ý tới các khu vực khác. Và chúng tôi thấy rằng khi mà xã hội không được ổn định, thì không ai muốn tới làm ăn cả," ông Ngọ đánh giá. "Ví dụ như ở châu Phi, và một số quốc gia Trung Đông, thậm chí tại một vài nước Đông nam Á."

Ông Ngọ nói là Việt Nam đang đi từng bước mở đầu dân chủ. Đối với người Việt Nam, các cải cách sẽ không tiến xa bao nhiêu.

Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trịnh Duy Lâm, nói rằng cần có sự thay đổi cơ bản hơn.

Ông Luân cho là việc chuyển hướng từ một nền dân chủ đại diện tới một nền dân chủ trực tiếp đòi hỏi một sự thay đổi căn bản trong các nguyên tắc, và ông không nhận thấy có nguyên tắc nào đằng sau cải cách được đề nghị này.

Được Đảng Cộng sản chấp thuận và do Bộ Nội vụ đầy quyền lực đề xuất, song bản kế hoạch cải cách đã bị Quốc hội phủ quyết vào hôm thứ Bảy.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đánh giá việc phủ quyết này là hầu như chưa từng thấy.

Ông Quốc nói là các đại biểu quốc hội đã bỏ phiếu để hướng tới loại bỏ các Hội đồng Nhân dân được bầu tại các quận huyện thí điểm. Thế nhưng bản đề xuất bầu cử chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân đã bị đình hoãn. Ông cho biết tiếp là một số đại biểu đã tỏ ý lo ngại rằng nếu như chức chủ tịch được bầu trực tiếp, thì có thể sẽ không có cách nào để đảm bảo sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.

Tất nhiên, đó là vấn đề cần bàn về cách cai trị dân chủ: để tăng cường việc tham gia vào chính quyền của người dân, những kẻ cai trị phải từ bỏ một số quyền kiểm soát. Và điều đó sẽ xuất hiện một tưởng tượng bất an cho nhiều người trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

·        Đúng hơn là mới chỉ bầu chức danh chủ tịch xã

Voice Of America [VOA]-------------

Democracy in Vietnam Takes Step Back

By Matt Steinglass
Hanoi
17 November 2008

 

Steinglass report - Download (MP3) audio clip
Steinglass report - Listen (MP3) audio clip

Vietnamese watched the U.S. elections on November 4 with fascination and enthusiasm. But their attitudes toward introducing more democracy in Vietnam are mixed. Last month, the government proposed a pilot program to allow direct elections for some local leaders. But on Saturday the National Assembly rejected the plan. Matt Steinglass has more from Hanoi.

A party hosted by the U.S. Embassy in Hanoi to watch the results of the American presidential elections attracted dozens of curious Vietnamese.

Do Hoang Anh, who works for an American-funded aid project, said it was the first time she had seen how elections in the United States work.

"For outsiders, not really outsiders but foreigners like me, it is very interesting to watch how the political system in the United States works to have the best candidate for the system," she said.

Vietnam has its own elections every five years, but the Communist Party is the only legal political party.

Voters elect a National Assembly and local People's Councils from a list of party-approved candidates.

But the People's Councils are weak and ineffective. The real power lies with bodies called People's Committees.

This month, for the first time, the government proposed testing a new idea in dozens of districts.

The proposal was to get rid of the People's Councils and hold direct elections for the most powerful official in each district, the chairman of the People's Committee.

Tim McGrath is a governance expert with the United Nations Development Program in Hanoi. He says the plans' details were unclear.

"At the moment, the People's Committee is approved by the People's Council," he said. "And you remove the People's Councils at district level and it is really not clear what happens then."

The proposal did not specify who would be allowed to run for People's Committee chairman.

Vietnamese lawyer Cu Huy Ha Vu says the reforms will fail unless they open the elections more widely.
Vu says the proposal is a strong move toward democracy, but that anyone who wants to should be allowed to run.

Southeast Asia expert Carl Thayer, with the Australian Defense Academy, says the reforms are part of what the government calls "grassroots democracy" measures. Those measures began more than a decade ago, after a wave of protests in Thai Binh province.

"The ruling party and the regime saw that the behavior of local officials, redirecting development funds, raising all sorts of illegal taxes to feather their own nests, caused popular discontent," said Thayer. "How do you prevent such hot spots from recurring and creating instability?"

The answer is to allow more popular input into government. Thayer says Vietnam may also be imitating reforms in China.

"China is ahead of Vietnam at local levels in directly electing, and Vietnam, although they will always claim they are independent and follow their own course, very closely studies the policies of neighboring countries, including China," he said.

But the vice president of Vietnam's Diplomatic Academy, Ngo Quy Ngo, says other countries' experiences teach the Vietnamese to take democratization slowly.

"Foreign investment [is] coming to Vietnam a lot. Because why? Because society is very stable. That is why we look outside, we look to other regions. And we see that when society is not stable, nobody wants to come to do business," said Ngo. "For example in Africa, and in some countries in Middle East, even in some Southeast Asian countries."

Ngo says Vietnam is introducing democracy step by step. For some Vietnamese, the reforms do not go far enough.

The director of Vietnam's Institute for Sociology, Trinh Duy Luan, says more fundamental change is needed.

Luan says moving from a representative democracy to a direct one requires a fundamental change of principles, and he does not see what the principle behind the proposed reform is.

The Communist Party and by the powerful Ministry of Home Affairs approved the reform plan, but on Saturday, the National Assembly rejected it.

National Assembly deputy Dung Truong Quoc says the rejection is almost unprecedented.

Quoc says the deputies voted to go ahead with eliminating the elected People's Councils in the pilot districts. But the proposal to elect People's Committee chairmen was postponed. He goes on to say some deputies worried that if the chairman is directly elected, there would be no way to ensure Communist Party control.

That, of course, is the point of democratic governance: to increase popular input, rulers must give up some control. And that appears to be a troubling idea to many in Vietnam's Communist Party.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 1173 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 547
Khách: 547
Thành Viên: 0