Thứ Năm, 2025-01-23, 3:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 19 » VIỆC LÀM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ VỚI VIỆC LÀM
3:14 PM
VIỆC LÀM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ VỚI VIỆC LÀM


Thái Dương

  Như chúng ta đã biết, công việc rất cần thiết cho một người mới vào đời. Tuỳ theo năng lực mà mỗi người chọn cho mình một nghề khác nhau. Nghề lao động chân tay, nghề lao động trí óc .Là một nước vốn là nước nông nghiệp xưa đã dần dần nhường chỗ cho công nghiệp. Nhà máy mọc lên như nấm từ những nhà máy ban đầu của Nhà nước như các Hợp Tác Xã, các xí nghiệp Quốc Doanh, đến nay nhiều doanh nghiệp tư nhân và công ty nước ngoài ra đời một cách đông đảo và hùng hậu.

I/ Khái niệm bóc lột nhân công.

     Khi còn ngồi trên ghế nhà trường dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam , chúng ta đều biết đến khái niệm "bóc lột". Công nhân làm quần quật mười mấy tiếng một ngày, lại bị chủ cúp, phạt lương. Người chủ vơ vét lợi nhuận còn công nhân vắt kiệt sức mà chẳng đủ ăn.  Thế là đình công nổ ra, các công đoàn, công hội đỏ ra đời dẫn dắt công nhân đấu tranh đòi tăng lương, bớt giờ làm. Đó là những gì chúng ta đã học được dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa.

II/ Xã hội hiện nay nhất là khi nước ta đang sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ( do Đảng một thời mà thành phần là giai cấp công nhân lãnh đạo, đã tng hô hào chống bóc lột) có còn xảy ra tình trạng người bóc lột người hay không?

a/ Người lao động ở các công ty Nhà Nước

     Thời bao cấp ai ai cũng muốn làm cho các công ty nhà nước để được quyến lợi. Được mua gạo rẻ, thịt ( cho dù là bầy nhầy bạng nhạng), xà bông, bột ngọt ( tức mì chính), dầu hôi ( tức dầu lửa). Thời bao cấp ai ai cũng khó khăn, kiếm một miếng thịt, một lít dầu là rất khó, các cơ quan, doanh nghiệp, Hợp tác xã là chỗ dựa của họ.Đồng lương ít ỏi nhưng thời đó Nhà Nước độc quyền nên họ phải chịu. Cũng vì thế mà nhân viên Nhà Nước làm biếng, hách dịch với khách, đi làm trễ, về sớm. Thời kỳ này kinh tế trì trệ bởi quan niệm "toàn dân làm chủ tập thể".

    Sang thời kinh tế thị trường việc Nhà Nước bóc lột sức lao động của nhân viên và công nhân mới thực sự xảy ra. Công nhân làm nhiều nhưng lương thấp. Đến tận thời điểm 2008 này mà lương của các công nhân dưới các doanh nghiệp Nhà Nước khoảng độ sáu trăm mấy chục ngàn đồng Việt Nam. Thời này hàng hoá đắt đỏ, tha hồ lựa chỉ cần có tiền , đâu phải tem phiếu độc quyền như trước đây, đó là bóc lột thứ nhất.

    Thứ hai là công nhân viên đi làm phải đống thuế thu nhập nếu mức lương cao cở như các cán bộ chuyên gia cao cấp, các tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học ( lương cũng chỉ cở ba triệu đồng Việt Nam), rồi đóng bảo hiêm xã hội bắt buộc để khi có sự cố các cơ quan  Bảo Hiểm Nhà Nước bới lông tìm vết để xù. Như vậy Nhà Nước đã gián tiếp bóc lột người lao động bằng nhiều hình thức.

    Hậu quả : Qua khảo sát gần đây có đưa tin lên báo đài nhiều công chức đã nghỉ việc từ giám đốc, thủ trưởng cấp tỉnh thành xuống dưới cấp phường xã... đều lần lược xin nghỉ việc.

b/ Người lao động ở các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài

    Người lao động ở các công ty này lương quả thật có cao hơn ( công nhân lao động phổ thông là từ chín trăm mấy chục ngàn trở lên tuỳ địa phương) nhưng bị bóc lột sức lao động, bị bắt tăng ca. Chủ còn tìm mọi sơ hở để trừ lương vô tội vạ. Trong những dịp lễ, tết, công nhân không được thưởng lễ, tết. Thậm tệ hơn , nhiều công ty nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... liên tiếp vi phạm luật lao động, tắc trách trong an toàn lao động , nghiêm trọng hơn là xúc phạm nhân phẩm công nhân. Tôi đã từng chứng kiến các chuyên gia Trung Quốc tại Công ty Freetrend Thủ Đức đã chưởi công nhân là " Ngu" là "mặt dày". Giám đốc bộ phận may còn dám chưởi các cấp tổ trưởng là" Yue Nan Ren hen ben!"( đọc âm là "Duê Nản Rẩn Hần Pân" nghĩa là "Người Việt rất ngu"-Nguyên văn tiếng Phổ Thông Trung Quốc).

   Tuy nhiên khi để cập những vấn đề này lên các cơ quan công đoàn Việt Nam như Hepza ( Cơ quan quản lý các khu chế xuất và công nghiệp), Phòng Lao Động thương Binh và Xã Hội thì họ không thèm nghe.

   Tức nước lở bở nên những năm gần đây nhiều cuộc đình công tại Sài Gòn, Bình Dương, Đồng nai đã lần lượt đình công.

III/Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm về việc làm cho người lao động hay không?

a/ Hình thức  

Gần đây ta thấy có các nơi gọi là hội chợ việc làm để người lao động đến tìm việc. Cũng có nhửng cơ quan lao động giới thiệu cho người lao động có việc làm .Ta có thể kết luận là chính phủ đã quan tâm đến công ăn việc làm cho người dân hay không?

   Ta có một số lý do để nói là chính quyền không quan tâm gì về công ăn việc làm của công nhân lao động nhưng sở dĩ phải làm những động tác đó là vì:

-   Các doanh nghiệp là nguồn sống của Nhà Nước là nguồn để Nhà Nước thu thuế nên  muốn vậy phải để cho họ tồn tại

-   Công nhân cũng là một mối lợi về thuế và tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc

-   Động thái trên còn để cho dư luận biết là chính phủ chăm lo đời sống cho công nhân

b/ Thực chất

   Người lao động luôn bị áp bức, bóc lột ( kể cả Doanh nghiệp trong và ngoài Quốc doanh) bị cúp xù lương, quỵt lương như trường hợp của Phan Thành Nhật, phiên dịch của công ty Trách Nhiệm Hửu Hạn Sản Xuất INOX Hai Trường Thành bị Giám Đốc Phạm Xuân Thành quỵt lương, giữ bằng Đại Học Bản Chính và sổ Bảo Hiểm Xã Hội nhưng các chính quyền kể cả Toà Án Lao Động Quận Thủ Đức trả đơn không giải quyết. Ông Trần Công Khanh - Phó Phòng Lao Đông Thương Binh Xã Hội Quận Thủ Đức còn hăm doạ kiện nhiều nơi là phạm pháp.Ông Nguỵ Hữu Mại - Trưởng Phòng Lao Động Quận thì hách dịch la lối bênh vực cho công ty Hai Trường Thành như chính ông ta là chủ vậy.

   Một trường hợp khác tương tự đã được đăng trên báo Công An ở Sài Gòn một nhân viên kế toán ở một công ty nọ cũng bị gi bằng ĐẠi Học bản chính mà đến hai năm sau vẫn không trả mặc dù thời hiệu giữ bằng theo quy chế công ty đã hết.

  Đây là hai trường hợp trong số hàn triệu trường trường trường hợp ở Việt Nam.Nếu không có những cuộc đấu tranh biểu tình ở Việt nam thì có lẽ đến nay lương bổng công nhân vẫn chưa được cải thiện. 

   Nhà nước vì quyền lời riêng đã câu kết với các doanh nghiệp ( là nguồn nuôi sống cho chế độ) đã không ngần ngại dập tắt phong trào đình công của công nhân quá nghị đinh số 11 của chính phủ về việc sử phạt người lao động đình công bất hợp pháp.Như vậy rõ ràng là chính phủ vị lợi ỉch riêng đã vô trách nhiệm với người lao đông về việc làm

IV/ Lời kết

Qua những phân tích ở trên ta rút ra được bài học là: Muốn cho toàn dân no ấm thì phải đấu tranh, có đấu tranh thì mới có cải thiện. Chỉ có chúng ta mới có thể tự cải tạo cuộc sống mình , không thể dựa vào những lời hứa hẹn nào của chính phủ. Một điêu cần nhớ là chế độ ngay nay việc đấu tranh giai cấp còn mãnh liệt, dữ dội hơn tư bản chủ nghĩa.

Vũng Tàu ngày 21 tháng 10 năm 2008

THÁI DƯƠNG

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 893 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 21
Khách: 21
Thành Viên: 0