Thứ Năm, 2024-03-28, 6:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 19 » Dân tộc Việt Nam không thể tiến bộ được, đừng phí sức nữa! [V]
8:50 PM
Dân tộc Việt Nam không thể tiến bộ được, đừng phí sức nữa! [V]
Thành viên Cuoc_Cuoc www.x-cafevn.org

Nói đến một dân tộc là nói đến một tập hợp của nhiều cá nhân cùng chia sẻ những điều kiện sống và văn hóa nhất định. Tuy nhiên từng cá nhân có những cá tính, tham vọng và quyền lợi riêng không nhất thiết gắn liền với quyền lợi toàn dân tộc. Một con người hay tổ chức thường chịu nhiều động lực chi phối có khi mâu thuẫn nhau. Động lực mạnh nhất vẫn là quyền lợi cá nhân. Động lực của con người thường ích kỷ nhiều hơn cao thượng. Điều đó càng đúng đối với những dân tộc có điều kiện sống khó khăn.

Đúng là dân tộc Việt Nam chọn lựa Chủ nghĩa Cộng Sản - nhưng chỉ một lần vào thời điểm 1945. Sự thành công của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp trong khi các phong trào yêu nước khác thất bại gián tiếp nói lên sự chọn lựa của người dân Việt Nam trong thời kỳ đó. Thật sự trong thời kỳ này, trình độ dân trí của Việt Nam cực kì thấp. Tuyệt đại đa số người dân là nông dân nghèo mù chữ. Phong trào Cộng Sản, phần đông là công nhân và nông dân nghèo, với những hứa hẹn tốt đẹp đối với đại đa số như "cấp ruộng cho dân cày" "lấy của người giàu chia người nghèo." để thu hút sự ủng hộ của người dân Việt Nam. Dân Việt Nam theo CNCS là việc hiển nhiên. Họ cần thay đổi cuộc sống nghèo đói trong hiện tại. Lãnh đạo của phong trào CS có mục tiêu giành chính quyền từ Pháp, Nhật hay bất cứ đảng phái nào bằng mọi giá kể cả phải dối trá, bạo lực hay phản trắc. Khi đã nắm được chính quyền, đảng CS tiếp tục dùng mọi giá để bám lấy quyền lực.

Đảng CS phản ánh rõ nhất bản chất của những người nghèo thiếu học khi có quyền lực trong tay. Họ tham lam, thiển cận, thủ đoạn, bảo thủ, và đố kỵ. Đảng CS hôm nay không thay đổi bản chất bao nhiêu so với đãng CS của thời 1945. CS sợ thay đổi, sợ tài năng vì có thể làm mất đi ảnh hưởng của họ. Chính đặc điểm này của đảng CS đã ghìm hãm sự phát triển toàn diện của VN. Chính sách kiểm soát bóp méo thông tin, tuyên truyền nhồi nhét ca ngợi đãng làm cho dân trí không thể phát triển được.

Dân chúng đứng lên thay đổi chính quyền là chuyện vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi một số lượng tương đối lớn người dân chia sẻ một giá trị đối kháng với nhà cầm quyền. Khác với dân châu Âu, nơi ảnh hưởng của triết lý Phương Tây bắt nguồn từ Socrates đã trở thành giá trị truyền thống. Người dân châu Á như Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật không có khái niệm dân chủ trong truyền thống. Ảnh hưởng của Khổng Tử có từ hàng ngàn năm trong văn hóa truyền thống VN khó có thể thay đổi trong một thời gian ngắn. Tư tưởng trung thành với vua (chính quyền), ngoan ngoãn làm theo cấp trên (cha mẹ, thầy cô, chủ...) là rào cản lớn nhất cùa người châu Á với dân chủ. Ở các nước châu Á, dân chủ từ trên xuống, tức là dưới một sự áp đặt nào đó từ nhà cầm quyền thì dễ hơn là từ dưới lên, tức là một cuộc cách mạng dân chủ từ nhân dân. Đó là trường hợp của Nhật, Nam Hàn và Thái.

Nói đến chuyện sao chép thì không phải chỉ có dân Việt Nam mà hầu như dân nào trên thế giới cũng sao chép của nhau. Mà toàn vùng Phương Đông cũng chỉ có triết lý Khổng Tử thôi. Triết lý Khổng Tử mang tính đạo đức giả tạo, nặng về hình thức, là công cụ tốt cho giới cai trị phong kiến. Đế quốc Rome (và sau này Phương Tây) sao chép khái niệm dân chủ từ người Hy Lạp. Nhật trước thời Minh Trị cũng chịu ảnh hưởng Khổng Tử. Sau đó Nhật sao chép từ Âu Mỹ kỹ thuật. Khái niệm dân chủ được áp đặt lên Nhật sau thế chiến II. VN sao chép hệ thống cai trị, giáo dục của Trung Quốc từ thời Phong Kiến qua thời CS. Điểm khác biệt là một bên biết sao chép cái hay hơn, bên kia giữ khư khư cái dở. Trên phương diện cá nhân thì ai biết học hỏi cái hay của người khác sẽ thành công hơn những ai chỉ biết khư khư bám lấy những quan niệm sai lầm.

Xét cho cùng đó cũng là mục đích của giáo dục: cung cấp tri thức để học sinh có chọn lựa đúng hướng đi cuộc đời. Nếu người Việt Nam không biết sáng tạo, không biết học hỏi cái hay của người khác đó là do nền giáo dục thấp kém đẩy cả dân tộc đi xuống. Giáo dục lỗi thời không khuyến khích sáng tạo. Phần lớn giáo trình tập trung nhồi nhét tư tưởng phục vụ quyền lợi của đảng Cộng Sản. Rào cản học phí khiến con em nhà nghèo không thể đi học được.

Nhưng yếu tố lớn nhất khiến đất nước bị đẩy vào con đường lạc hậu, nghèo đói, văn hóa suy đồi là việc thiếu một hệ thống pháp luật minh bạch, công bằng và thiếu một nền chính trị tự do cởi mở. Pháp luật không hợp lý, không được thực thi nghiêm túc, và vô tư, không được chính quyền tôn trọng dẫn đến tham nhũng trong chính quyền, khuyến khích văn hóa đưa và nhận hối lộ. Xã hội rối loạn, khủng hoãng trên mọi phương diện đặc biệt là khía cạnh đạo đức. Người có thế lực chính quyền (giới quan chức) và người có tiền sống trên đặc quyền, đặc lợi. Dẫn đến môi trường kinh tế, xã hội, chính trị bất bình đẳng. Người nghèo tiếp tục nghèo và thiếu tri thức. Con ông cháu cha tiếp tục lên làm lãnh đạo. Nhân tài không được sử dụng trong các vị trí quan trọng của chính quyền. Tiếp tục dẫn đến những chính sách sai lầm đẩy đất nước đi lùi thêm. Các nguồn tài nguyên quốc gia và tiền thuế của dân bị đục khoét bởi nạn tham nhũng hoặc lãng phí bởi giới quản lý bất tài. Giáo dục bị đám quan chức quản lý bất tài làm cho thấp kém không đào tạo đủ người có khả năng trong mọi lĩnh vực. Hạ tầng cơ sở (đường sá, cầu cống) không được đầu tư làm cản trở phát triển kinh tế, và thiệt hại của cải vật chất của dân chúng và đất nước khi xảy ra bảo lụt. Không có luật pháp bảo vệ, những thành phần yếu đuối của xã hội như trẻ em, phụ nữ, người tàn tận...chịu mọi sự thiệt thòi trước hết. Văn hóa VN biến thành một thứ "văn hóa rừng": mạnh được, yếu thua. Nhân phẩm, lòng tự tin của con người bị chà đạp nặng nề từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành. Con người càng trở nên hèn nhát, ích kỷ, tham lam, hẹp hòi và đố kỵ.

Việt Nam chỉ là một trong vô số các nước bị biến thành thuộc địa của Phương Tây. Dân tộc Việt Nam không hèn kém hơn các dân tộc khác và cũng không giỏi giang như đảng TA tự tâng bốc lên. Có chăng dân tộc VN dưới chế độ CS không thể phát triển dân trí. Kinh tế có phát triển năm sau cao hơn năm trước vì khởi điểm quá thấp. Nhưng không có một nền tảng vững chắc cho phát triển lâu dài. Sài Gòn và Hà Nội có hàng trăm tòa nhà cao tầng mộc lên chỉ trong vài năm. Những căn nhà thấp hơn thì vô số kể. Nhưng tất cả đều được xây dựng một cách tự phát, không theo một quy hoạch vĩ mô nào cả. Kênh rạch vẫn đen ngòm vì ô nhiễm. Mùa mưa không phân biệt được đâu là kênh đâu là đường. Có thể thấy được bàn tay cần mẫn làm việc của người dân và vốn liếng tư bản nước ngoài bỏ ra để khai thác nguồn lao động cần mẫn đó. Tuyệt nhiên không thấy bàn tay của chính quyền làm cho bộ mặt đất nước đẹp lên. Có lẽ ở nơi nào đó, bàn tay này đang bịt miệng, bóp cổ những tiếng nói đối lập.

Thay đổi Việt Nam theo chiều hướng tiến bộ là việc vô cùng khó khăn. Một hệ thống pháp luật văn minh là điều kiện cần thiết nhất cho phát triển và tiến bộ. Cản trở lớn nhất vẫn là đảng CS vì họ cản trở mọi thay đổi để tiến tới một xã hội pháp trị. Tri thức có thể làm thay đổi nhận thức của con người nhưng ảnh hưởng cũng rất giới hạn vì không thể thay đổi xã hội trong một thời gian ngắn. Ngược lại xã hội là một bộ máy vô hình tạo ra tính cách con người theo những khuôn mẫu nhất định. Xã hội suy đồi không thể tạo ra những người tiến bộ. Đóng góp thiết thực nhất cho thay đổi là tạo ra một hệ thống kiến thức thực dụng trên mạng trong mọi lĩnh vực như khoa học, kinh doanh, chính trị phổ thông, nhất là tiếng Anh... và đem những kiến thức đó đến cho trẻ em Việt Nam. Những yếu tố khác mang đến thay đổi không ai làm chủ được.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 790 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0