Hè
thu và Thu đông là hai vụ mùa bế tắc ở vựa lúa xuất khẩu miền tây.
Những nông dân chậm chân đã phải bán lúa 50404 bằng mọi giá để lấy tiền
làm vụ đông xuân.
AFP PHOTO
Do cơ chế không tìm được đầu ra nên dù vất vả làm ra hạt lúa, người nông dân Việt Nam lại không bán được.
Thế nhưng nông dân tiếp
tục tự lo liệu cho vụ mùa mới mà không biết khi thu hoạch thị trường sẽ
như thế nào?
Tồn đọng cả triệu tấn
Lúa hè thu và thu đông vẫn tồn
đọng lớn trong nhà dân ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi các bộ
ngành của chính phủ tránh nói tới số lượng lúa ế trên thực tế, thì giáo sư Võ
Tòng Xuân ở Cần Thơ xác định rằng, ít nhất cũng phải còn 1 triệu 500 ngàn tấn
lúa ở trong dân. Vị chuyên gia lúa gạo nổi
tiếng quốc tế đã nói như vậy trong một bài viết của ông trên báo Ngừơi
Lao Động Online.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng
Viện Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đưa ra nhận xét của ông về sự nghịch
lý trong điều hành lúa gạo:
“Thực chất là ở Việt Nam
cũng hơi trái khoáy một chút, ông Nông Nghiệp thì sản xuất ra lúa, ra sản lượng,
ra chất lượng. Nhưng ông đi bán không phải ông Nông Nghiệp mà là ông Công
Thương.
Ông Công Thương này phải nắm cái đầu ra thế nào, buôn bán thế nào, các
hiệp hội các doanh nghiệp là thuộc về ông Công Thương chứ không phải của
ông Nông Nghiệp, thành ra có chuyện ông này làm nhưng ông kia bán.”
Thực chất là ở Việt Nam
cũng hơi trái khoáy một chút, ông Nông Nghiệp thì sản xuất ra lúa, ra sản lượng,
ra chất lượng. Nhưng ông đi bán không phải ông Nông Nghiệp mà là ông Công
Thương. Thành ra có chuyện ông này làm nhưng ông kia bán.
TS Lê Văn Bảnh
Từ năm 1991 khi giống lúa
IR50404 ngắn ngày năng suất đạt tối đa 8 tấn/ha được GS Võ Tòng Xuân du
nhập từ Viện Lúa Quốc Tế về Việt
Nam, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long rất ưa chuộng giống lúa dễ trồng
và thích nghi với dịch bệnh này. Có thể nói nông dân làm lúa này thu nhập cao
hơn nhờ lấy năng suất bù giá.
Bỗng nhiên sau vụ hè thu
2008, Hiệp Hội Lương Thực Việt
Nam nói rằng thị trường ứ đọng vì nông dân làm quá nhiều lúa 50404, hạt
gạo ngắn bạc bụng không xuất khẩu được nên doanh nghiệp không mua.
Những lý do dự báo thị
trường sai, điều hành xuất khẩu thiếu không ngoan thì không ai muốn đề cập tới,
và chỉ khi quốc hội chất vấn, ngừơi dân mới được một phần thông tin.
Dù là thực tế phũ phàng, nhiều
nông dân miền tây đã tìm cách cứu vãn đồng vốn của mình bằng cách tự thuê
nhà máy xay, vô bao và thuê xe vận tải chở về ngoại thành Sài Gòn bán với
giá rẻ nửa giá thị trường.
Một chuyên gia nói với chúng
tôi là người Việt Nam luôn tìm
cách vượt qua khó khăn khi họ thấy khó trông chờ Nhà nứơc. Cuộc sống vẫn tiếp
diễn, vậy thì vụ lúa Đông Xuân vẫn phải xúông giống đúng thời vụ.
Từ trung tuần tháng 11
hiện nay cho đến hết tháng 12 khoảng 1 triệu 600 ngàn hectare ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long sẽ được gieo sạ. Giờ đây thì không còn ai muốn dính tới giống
lúa IR50404 nữa, có vẻ nông dân nào cũng múôn tìm một loại lúa hứa hẹn bán được
giá cao và dễ tiêu thụ:
“Nôm nôm có 5 ha thì làm
hoài vậy. Em bây giờ làm giống 4900 đang xuất khẩu được, giống đó làm gạo nó
ngon tương đương như gạo Thái mình. Làm 4900 đông xuân này Nhà nứơc “ăn” mạnh
thì bình quân bỏ phí ra còn lời một công ba triệu, mình bán ra 6.800 đ-7.000 đ
một kí lô” (10 công 1 ha)
Nông dân tự lo liệu
Khi Hiệp Hội Lương Thực
chê lúa 50404, thì bên nông nghiệp không còn đủ thời gian để sản xuất đủ
giống lúa chất lượng cao cho nông dân.
Năm nay những người đã làm thì bán được giá cao, ngừơi ta
bán đến 6.500 đ một kg. Nhưng tình hình giá cả mình vẫn chưa biết được, biết
đâu tới đó lại như vụ hè thu thì…
Nông dân ĐBSCL
Theo lời TS Lê Văn Bảnh Viện
Trửơng Viện Lúa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, thì tối đa sẽ chỉ cung cấp được
30% lúa giống cho nông dân bao gồm hàng chục chủng loại được cơ cấu theo qui hoạch,
như lúa thơm gạo dẻo, gạo mềm cơm, gạo cứng cơm, gạo công nghiệp v.v…
Tuy nhiên chuyên gia nông
nghiệp này tin rằng diện tích vụ đông xuân sẽ không giảm dù thiếu lúa giống.
Người nông dân sẽ có cách của mình dù có thể kém an toàn hơn. Anh Hai, một nông
dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mô tả cách làm của mình:
“Đầu tiên mình mua của Nhà
nứơc rồi mình gầy giống nguyên chủng mình làm giống xác nhận. Mỗi
ngừơi lấy 100 kg giống thôi tại vì Nhà nứơc bán giá quá cao, 1 công (ruộng) giống
4900 khoảng 13 ngàn một kí lô rồi anh về anh nhân giống, trong khi bây giờ giá
thị trường đang khoảng 6.800 đ-7.000 đ/kg thôi. Anh phải mua 100 kg giống về mình
gầy khoảng ba, bốn công đất là mình gầy giống cho đủ vụ đông xuân rồi.
Giá phân bón giá thuốc trừ
sâu hạ dữ lắm hạ 50% rồi. Phân DAP em lấy vô 690 ngàn tới 700 ngàn một bao loại
1 đó. Còn U rê mới lấy vô khoảng 355 ngàn một bao còn Kali khoảng 670 ngàn đồng.”
Tuy vậy không phải ai cũng bắt
đầu vụ đông xuân với nhiều hy vọng như ngừơi nông dân vừa nói. Có những người
trồng lúa vẫn cảm thấy e dè về tương lai thị trường:
“Giống lúa thơm giống chất
lượng cao, nhưng giống đó năng suất không được cao gì cho mấy, hạt gạo thì ngon
xuất khẩu được giá. Năm nay những người đã làm thì bán được giá cao, ngừơi ta
bán đến 6.500 đ một kg. Nhưng tình hình giá cả mình vẫn chưa biết được, biết
đâu tới đó lại như vụ hè thu thì…”
Khi nông dân đổ xô đi tìm
giống lúa thơm như Khao đắc mali của Cămpuchia, hoặc giống Jasmine thơm
Thái, thì các chuyên gia bắt đầu quan ngại cho kết quả thu hoạch vụ đông xuân.
TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện
Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long lên tiếng trên báo chí rằng, mở rộng diện
tích lúa thơm không theo qui hoạch là điều không nên làm. Theo chuyên gia này,
lúa thơm năng suất chỉ đạt tối đa 6 tấn/ ha mỗi vụ, hơn nữa lúa thơm dễ nhiễm
sâu bệnh không kháng rầy.
TS Lê Văn Bảnh còn nhấn mạnh
rằng lúa thơm chỉ thích nghi với thổ nhưỡng vùng ven biển, vùng nứơc lợ. Những
vùng đất như Cần Thơ trồng lúa thơm sẽ cho ra hạt gạo không thơm.
Quả là khó cho ngừơi nông dân
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cần phải đặt dấu hỏi về tính hiệu quả của
công tác khuyến nông.