Thứ Năm, 2024-11-21, 7:03 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 20 » Đài Tưởng niệm nạn nhân cộng sản
1:58 PM
Đài Tưởng niệm nạn nhân cộng sản
Phan Bạch Quán

Thành phố nhỏ xíu với các khu phố cổ, đường xá chật hẹp và bị quá tải về tượng đài: tượng chiến sĩ, tượng danh nhân, bia ghi nhớ, đài biết ơn... dường như cố nhín thêm một chút đất làm chỗ đứng cho một pho tượng mới: tượng một người nữ cầm đuốc. Tượng bằng đồng, đôi mắt tượng nhìn thẳng về phía trước, dáng đứng theo thế nghỉ, hai tay giơ cao một bó đuốc. Ấn tượng ban đầu có thể có: Nhạt!

Vậy mà pho tượng đó chính là Đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản (
Victims of Communism Memorial
) đã được long trọng khánh thành ngày 12, tháng 6 năm 2007 tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ.
April 26, 2008 - Vietnamese Black April Commemoration(l) - Memorial to the victims of Communism – Prague (r)
Nguồn: victimsofcommunism.org/photo by Aliisa Altau/prague.net
Các đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản trên thế giới “ấn tượng” hơn nhiều. Như Đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản của Tiệp Khắc (Memorial to the victims of Communism – Prague ). Một dãy những người đàn ông cao nghều, ốm đói, trần truồng, thân thể bị phạt đi dần. Trông quái đản đến nỗi không biết họ là người hay là ma.

Hay như tại Viện Bảo tàng Nạn nhân Cộng sản của Lỗ Ma Ni ( Memorial Museum of the Victims of Communism – Sighet, Romania). Những pho tượng, cũng trần truồng, nam có nữ có, tay giơ ra mọi phía như ngơ ngác không biêt đi về đâu. Có pho tượng bị cụt đầu, cụt một tay, nhưng tay kia vẫn còn cố đưa ra như cố muốn nói điều gì đó.

Memorial to the victims of Communism – Romania (Sighet)
Nguồn: travelpod.com
Có lẽ chỉ có người đã sống thật sự với cộng sản mới thấu hiểu thân phận tàn phế của con người dưới chế độ ác thú này. Còn những ai chưa từng nếm mùi thì sẽ không bao giờ hiểu được. Một xứ chưa bao giờ có cộng sản và độc tài như nước Mỹ có lẽ không thích nhìn thấy một hình ảnh quá thô tháp, trần trụi, khiêu khích giữa những con phố nhỏ thanh bình của nó.

Nhưng nói như thế có lẽ không được công bằng cho lắm. Vì pho tượng ở D.C. thật ra có một lai lịch sâu xa hơn. Đó chính là mô phỏng của tượng Nữ Thần Dân Chủ ( Godness of Democracy ) đã được các sinh viên Trung Quốc dựng nên trong cuộc biểu tình năm 1989 tại Thiên An Môn. Bức tượng đã từng chứng kiến máu những người vô tội đổ xuống trước họng súng man rợ của kẻ cầm quyền. Và từ đó tượng đã được dựng nên ở nhiều nơi như một lời hiệu triệu cho dân chủ (1)

Goddess of Democracy, from the "back" of the statue. Created by Tiananmen Square protesters in 1989.
Nguồn: Wikipedia
Hai tháng sau ngày Bức Tường Bá Linh (Berlin Wall) sụp đổ (1989), trong lúc đang ngồi dùng điểm tâm với gia đình, ông Lee Edward, một sử gia hàng đầu của Phong Trào Bảo Thủ Hoa Kỳ (2),
e ngại rằng một ngày nào đó người ta sẽ không còn muốn nói đến những tội ác của chủ nghĩa Cộng Sản và thế là tội ác của chế độ tàn khốc này sẽ bị rơi vào quên lãng. Ông vội ghi xuống khăn giấy hàng chữ : “memorial - victims of communism” (tưởng nhớ - các nạn nhân cộng sản) và nhét vào túi áo. Ít lâu sau, Edwards nói chuyện với bạn là Lev Dobriansky, đại sứ trong thời tổng thống Ronald Reagan, và hai người đã tìm sự ủng hộ trong Quốc Hội. Năm 1993, tổng thống Bill Clinton đã ký sắc lệnh cho phép việc thành lập đài tưởng niệm các nạn nhân cộng sản ngay tại thủ đô nước Hoa Kỳ. (3)

Đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản ở Washington DC được dựng lên để tưởng nhớ tất cả mọi nạn nhân trên khắp thế giới đã bị hành hạ và đã chết oan khuất dưới chế độ cộng sản. Ước lượng có trên 100 triệu người đã chết trong những trại tập trung của Liên Xô, trong cuộc Cách Mạng Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông, dưới chế độ Pol Pot, trong trong trại tù cải tạo và hành trình vượt biển của người Việt Nam, và còn trong rất nhiều vụ tàn sát đẫm máu khác.

Tuy nhiên, dù đã được phê chuẩn từ chính tay tổng thống, việc xây dựng tượng đài cũng đã phải chịu rất nhiều gian nan. Từ việc xin đất ở nơi rất hiếm đất của một cố đô đến việc phải thông qua các ban ngành hữu trách với những luật lệ hế sức rắc rối, từ việc kinh phí khổng lồ gần một triệu mỹ kim phải tự túc đến việc chọn biểu tượng cho tượng đài... nên mãi 14 năm sau, đài tưởng niệm mới hoàn tất.

Về biểu tượng của đài tưởng niệm, ban quản trị đã phải đắn đo kỹ lưỡng trước nhiều sự chọn lựa. Đó có thể là bức tường ô nhục Bá Linh, hoặc là giây kẽm gai sắt máu của những trại tù Gulag Liên Xô, đó có thể là con tàu rách nát của Việt Nam, hoặc là những xương sọ trắng hếu của Campuchia... Biểu tượng nào cũng xứng đáng vì biểu tượng nào cũng... kinh khủng! Cuối cùng, tượng Nữ Thần Dân Chủ của các sinh viên Thiên An Môn đã được chọn. Vị nữ thần này sẽ nhắc nhở rằng một cuộc tàn sát đẫm máu mà cả thế giới tưởng rằng không thể xảy ra mà vẫn xảy ra, nhắc nhở rằng ở cái thế kỷ thứ 21 văn minh tiến bộ này, nước đông dân nhất thế giới vẫn còn là một nước cộng sản.

Riêng tôi, tôi cứ thấy trong chuyện “đúc đồng, tô tượng” này có một cái gì đó lạ lạ. Này nhé, sau bao năm dài “ép rệp”, bỗng một ngày, như có khí thế mới, đồ án bon bon hoàn thành cái rụp. Lại chọn đúng cái hình “cố nhân” mà nhà cầm quyền Bắc Kinh ghét nhất, thù nhất để làm biểu tượng. Ý gì đây?

Goddess of Democracy replica (Freedom Park in Arlington, Virginia)
Nguồn: wikimedia.org
Đài tưởng niệm được khánh thành vào tháng 6 năm 2007. Và ngay cuối năm đó các sản phẩm Trung Quốc bị phanh phui hàng loạt là độc hại. Ban đầu là tin 450,000 vỏ xe Trung Quốc có vấn đề (4), rồi đến 18 triệu món đồ chơi trẻ em có nhiễm chì (5). Liên tiếp sau đó người Mỹ hoảng vía vì những tin tức về hàng hóa Trung Quốc như kem đánh răng, xà phòng, thực phẩm, đồ gia dụng và cả thuốc men đều có nguy cơ là “đồ độc” cho người và súc vật (6). Người Mỹ bắt đầu nhìn hàng chữ “made-in-China” với con mắt lạ lùng như muốn hỏi: “Có… gì không đây cha nội!”

Nhưng có lẽ đối với người dân Trung Quốc, chuyện phụ gia hơi (bị) độc là chuyện chẳng có gì ầm ĩ. Thậm chí còn là điều không có (thì) không được. Trong tác phẩm “Phế Đô”, nhà văn Giả Bình Ao có đoạn viết về một người mở cửa hàng bánh bao:

“Hiệu chưng bánh ở chênh chếch với cửa hành xe ngựa. Ngày đầu tiên khai trương, họ chưng bốn tạ bột mì, bởi cho xút quá nhiều, bánh có màu vàng, lại không nở, con buôn đến không mua, dân phố ở chung quanh cũng không mua. Ngày hôm ấy lại chưng nồi thứ hai, hòa hai tạ rưỡi bột mì, bánh bao vẫn không trắng mà còn rắn cứng ném chó chó không chết.

Cũng loại bột mì ấy, lại cân đong tử tế, tại sao các cửa hàng khác người ta chưng ra bánh bao vừa trắng vừa mềm thế? Hỏi một sư phụ, mới biết trong việc chưng bánh bao phải có kiến thức sâu rộng, phải trộn một lượng bột nở, bột giặt, phân hóa học nhất định, hơn nữa phải hun cả lưu huỳnh.”

Mắt tôi có đọc đúng không đây, hay người dịch dịch láo? Sao lại có xút, bột giặt, phân hóa học và cả lưu huỳnh thế này? Tôi không rành về môn hóa học hay y học nhưng cũng biết lưu huỳnh được dùng để làm thuốc trị... ghẻ!

Gần nhất đây là sữa bột nhiễm đôc. Không còn độc chút chút mà là rất độc. 170 trẻ em Trung Quốc đã bị “Hội Chứng Đầu To” (7) – Một ngày nào đó, nếu tượng đài kỷ niệm các nạn nhân cộng sản được dựng nên tại chính Trung Quốc, có thể không phải là tượng Nữ Thần Dân Chủ hay tượng người lớn cụt tay cụt đầu mà sẽ là tượng những đứa bé nằm thoi thóp với cái đầu dị dạng, tay các bé vẫn còn cầm bình sữa.

Các nạn nhân bé nhỏ của Cộng Sản tới lúc phải ăn thịt người rồi, vì “thịt người” xét ra còn lành hơn sữa!



© DCVOnline
Category: Chính trị | Views: 781 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 89
Khách: 89
Thành Viên: 0