Hành
vi quấy rối những nơi tôn nghiêm thờ phượng, xâm phạm các biểu tượng
tôn giáo, xưa nay đều bị xem là những việc làm đáng nguyền rủa.
Trước
đây, chiến tranh miền Nam trở nên khốc liệt vào các năm 1968-1972,
trong khi học đường cũng bị lấy làm mục tiêu, như vụ ném lựu đạn làm
chết và bị thương hơn 100 học sinh và giáo chức tại sân vận động Thị xã
Qui Nhơn tối ngày 9/1/1972 hoặc vụ trường Tiểu học Cai Lậy bị pháo kích
làm chết 10 em học sinh, nhưng dường như không ai nghe tin chuyện chùa
chiền hay nhà thờ bị tấn công.
Các tài liệu dùng cho binh lính
miền Nam ngày xưa cũng đều ghi rõ, trong điều kiện giao chiến bình
thường, những nơi thờ tự cần tránh gây thiệt hại tối đa. Vì vậy, chẳng
phải ngẫu nhiên khi xảy ra vụ tấn công của cộng quân vào nội thành Huế
trong dịp Tết Mậu Thân (1968), nhiều ngàn người thường dân đã chọn nơi
ẩn náu là nhà thờ Phủ Cam thay vì khu vực cổ thành với nhiều di tích
lịch sử quí giá, cũng được xem là cần phải bảo vệ khỏi bom đạn.
Cách
nay hơn 8 năm ở Afganistan, khi phe Taliban dại dột ‘dương oai’ thách
thức thế giới văn minh bằng hành động đại bác nã đạn phá hủy bức tượng
Phật lớn nhất và cũng cổ xưa nhất thế giới, họ cũng không ngờ rằng đó
chính là hành động tự tay thắt lấy cổ mình. Vì kể từ sau thời điểm ấy,
các quốc gia Hồi giáo trong vùng Trung Đông là đồng minh và là nguồn
cung cấp tài lực chính cho họ đã ngừng ủng hộ khiến cho phe này nay
đang phải chết dần chết mòn trong rừng rậm Afganistan, mấy năm qua thế
giới không còn nghe nhắc đến Taliban nữa.
Các điều trên cho
thấy chùa chiền và nhà thờ luôn được xem là những chốn linh thiêng, xâm
phạm những nơi này sớm muộn gì cũng sẽ phải trả giá.
Trước
chuyện đập phá Đền Giêrađô của Thái Hà, bức tượng Đức Mẹ Sầu bi ở Đồng
Đinh cũng đã từng bị quân dữ là chính quyền sở tại đập gãy nát, những
việc chưa từng xảy ra trong xã hội miền Bắc cả trong thời chiến trước
đây.
Trong một bối cảnh đạo công giáo nhiều chục năm liền bị
ngầm ngược đãi, những chuyện tưởng như không thể xảy ra nay mọi người
đã tận mắt chứng kiến, nhiều người phải lo lắng và tự hỏi, điều gì đang
xảy ra cho giáo xứ Thái Hà như tên các bài viết của nhiều tác giả trên
VietCatholic gần đây, mọi người ngơ ngác hỏi nhau “chính quyền hành xử
kiểu gi?” hay “Phải hiểu thế nào về hành động của nhà cầm quyền Hà
Nội?” v.v…
Lời ‘Tuyên Chiến’ Công Khai
Trước hết
chúng ta phải thấy rõ một điều, vụ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ dưới cái nhìn
của nhà cầm quyền VN, từ ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ
Công an Nguyễn Văn Hưởng cho đến các ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, ông
Nguyễn Đức Nhanh Giám đốc Sở CATP… Đức cha Ngô Quang Kiệt được họ đánh
giá là đạo diễn chính của bộ phim ‘cầu nguyên đòi công lý’ tại TKS và
Thái Hà. Kiểm chứng lại tất cả những lời tuyên bố gần đây từ tháng 9
đến nay của tất cả các vị trên ta thấy rõ điều này, cái tên “Ngô Quang
Kiệt” được họ chăm sóc rất kỹ.
Do vậy, mặc dù ‘rắc rối’ xảy ra
với xứ Thái Hà nhưng lại không thể không liên quan đến những gì ông
Nguyễn Thế Thảo bày tỏ công khai với các vị đại sứ trong cuộc họp gần
đây, rằng họ muốn loại đức cha Kiệt khỏi giáo phận Hà Nội.
Thật
ra những lời tuyên bố như vậy với ngoại giao đoàn cũng là việc bình
thường không có gì đáng ngại nếu UBND Tp.HN vẫn cứ tiếp tục thực hiện
nó một cách công khai, đúng như cách họ tổ chức họp báo để đưa ra lời
tuyên bố. Khi ấy chúng ta sẽ có dịp kiểm chứng xem tính chất hợp ký của
luật pháp VN đến đâu, cũng như liệu Tòa thánh Vatican và Hội đồng Giám
mục VN chịu ngồi yên nhìn ông ta ‘lộng hành’ tới đâu?
Nhưng
vấn đề trở nên đáng ngại ở chỗ, động thái thăm dò dư luận qua cuộc họp
báo này đã không thành công như ông Thảo mong muốn. Mặc dù các đại diện
ngoại giao dường như không bày tỏ ý kiến công khai phản đối ngay tại
cuộc họp, nhưng ngay sau đó đã có nhiều ý kiến ngay cả từ phía bộ ngoại
giao cho rằng ông ta đã lộng quyền gây khó cho họ. Tư cách chủ tịch một
UBND tỉnh không cho phép ông ta đủ thẩm quyền để tổ chức môt cuộc nói
chuyện với các đại sứ, nhất lại là về một đề tài hết sức nhạy cảm liên
quan đến một vị lãnh đạo cao cấp của giáo hội trong hoàn cảnh chuyện
Thái Hà và TKS vừa mới lắng xuống, kinh tế còn bao khó khăn cần ưu tiên
giải quyết.
Nhưng thất bại lớn nhất đối với ông Thảo trong
chuyện này chính là việc mấy ngày sau, 22/10 các dân biểu của Nghị
viện Châu Âu đã thống nhất yêu cầu Ủy hội châu Âu đánh giá lại
chính sách hợp tác với Việt Nam "dựa trên tôn trọng các nguyên
tắc dân chủ và quyền cơ bản" cũng như có cơ chế đánh giá rõ
ràng đối với các dự án phát triển ở Việt Nam để bảo đảm
các tiêu chuẩn về nhân quyền. Nghị quyết mới ra cũng khuyến
cáo không ký hiệp định mới với Hà Nội chừng nào các vi phạm
chưa được chấm dứt.
Tưởng cũng cần phải nói thêm, buổi họp
báo của UBND Tp.Hà Nội cũng còn là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy,
chính quyền VN chỉ sợ áp lực ngoại giao, bởi nó gắn liền với những
quyền lợi kinh tế giúp họ củng cố việc cai trị. Chỉ duy nhất vì lý do
này mà trước khi ‘nặng tay’ với đức cha Kiệt, họ mới phải lo tổ chức
họp báo để thăm dò phản ứng các nước, vì biết rõ đó là những chuyện sai
trái mà không cần đếm xỉa gì đến luật pháp.
Tất nhiên thời điểm
ra đời Nghị Quyết của Quốc hội EU chỉ là sự trùng hợp. Chính xác hơn
thì chính thái độ xem thường dư luận của Hà Nội sau khi được gia nhập
WTO đã mạnh tay đàn áp phong trào dân chủ và tôn giáo, đã khiến nước
trong chiếc ly bị đầy lên tới miệng, sớm muộn gì cũng sẽ phải trào ra.
Nếu không có những lời tuyên bố của ông Thảo, chắc chắn EU cũng sẽ ban
hành nghị quyết này, vì sự độc đoán của nhà cầm quyền VN đã mỗi lúc một
thêm nghiêm trọng.
Nhưng vì nó diễn ra chẳng mấy ngày sau thời
điểm tổ chức cuộc họp với ngoại giao đoàn ở HN, vì thế, bản Nghị quyết
của Ủy Hội Châu Âu được thông qua với đa số áp đảo (479 thuận /21
chống) đã trở thành cái tát mạnh vào mặt ông Thảo và đảng của ông ta,
khi biết rằng, giao thương giữa EU và VN hiện đang chiếm tỷ trọng 20%
tổng trị giá xuất khẩu hằng năm và bị cạnh tranh quyết liệt với chính
‘đàn anh’ TQ ở mọi lĩnh vực gia công may mặc, giày dép và hàng thủ công
mỹ nghệ, thực phẩm v.v… Sự cố bất ngờ trên diễn ra trong bối cảnh kinh
tế suy thoái, đã khiến nhiều công ty lớn ở trong nước bỗng dưng bị trở
thành nạn nhân của chính nhà nước mình, việc xuất khẩu sang EU sắp tới
đây có nhiều khả năng sẽ bị thu hẹp.
Sau cuộc họp báo bị nhiều
người cho là ‘vô lối’ và gặp thất bại, ông Thảo bị xem như kẻ ‘tội đồ’
vì đã đổ thêm giọt cuối cùng khiến nước tràn khỏi ly, EU không còn đủ
sức chịu đựng thêm trước những cáo buộc về vi phạm nhân quyền ở VN bấy
lâu nay.
Cuộc họp do ông Thảo chủ xướng hôm 15/10 về việc lên
án Đức Cha Ngô Quang Kiệt, càng khiến cho tập hồ sơ nhân quyền VN bị
dày thêm lên vài trang và càng có lý do khiến những nhà đàm phán của EU
nay mai sẽ tỏ thái độ cứng rắn với chính quyền VN hơn nay mai.
Sang Lặng Lẽ Với Thủ Đoạn?
Trước
những bất lợi ngoài dự trù như trên, chúng ta không biết liệu ông Thảo
có xứng đáng bị đảng ‘nhắc nhở’ hay không, nhưng rõ ràng ‘cái gai’ Tổng
Kiệt các Cha Thái Hà như LM Chánh xứ Vũ Khởi Phụng chắc chắn không thể
một sớm một chiều mà ông ta cảm thấy hết… ‘ngứa mắt’!
Vì vậy, liệu kế hoạch ‘X’ công khai trước kia nay có bị chuyển thành những bước ‘Y’ âm thầm để tránh sự chống đối hay không?
Khi
nêu lên những vấn đề trên, chẳng phải do giàu trí tưởng tượng mà chính
những gì đã từng xảy ra cho giáo hội với những trò xâm nhập, gài bẫy,
ly gián, mưu sát hàng ngũ lãnh đạo giáo hội công giáo thời gian sau
1975 buộc mọi người phải cảnh giác với mọi thủ đoạn của nhà cầm quyền,
khi chúng ta đã từng thấy những loại văn thư ‘TỐI MẬT’ trong nội bộ họ
để chỉ đạo bên dưới thực hiện điều này việc nọ.
Những gì đang
diễn ra tại Thái Hà rất có thể đó chính là những biểu hiện của một
‘chiến dịch gây hấn’ mới với giáo xứ Thái Hà cũng như với giáo phận Hà
Nội dưới quyền của đức TGM Ngô Quang Kiệt. Bằng nhiều thủ đoạn khác
nhau, chỉ cần một sự sơ hở nào đó của các lãnh đạo giáo hội là sẽ bị
chính quyền ra tay hành động.
Hãy nhìn ngắm kỹ về điều mà nhà
cầm quyền Hà Nội đổ lỗi gọi là ‘quần chúng tự phát’ với những kẻ được
nhiều giáo dân mô tả như những người không có tư cách, lần trước là các
học viên cải tạo cai nghiện, để thấy rõ những dấu hiệu bất thường của
hành vi gây hấn vừa qua:
- Làm sao lũ ‘quần chúng tự phát’
nghiện ngập và rượu chè kia với mối quan tâm hàng đầu của chúng chỉ là
các cữ hút, những chén rượu mỗi ngày?
- Làm sao có thể ‘phát’ khi mà bản thân họ đi đứng còn chưa vững, còn là những gánh nặng cho chính gia đình họ và cả xã hội?
-
Và xa hơn, làm trong những cái đầu chỉ còn biết lo tìm những thú vui
chết người với kim chích và ống hút, với bàn rượu ‘chén tạc chén thù’
lại có đủ lý trí suy xét đến ý nghĩa của sự kiện Thái Hà-Tòa Khâm Sứ,
nói gì đến hành động phản kháng mang những ý nghĩa chính trị sâu xa?
Vì
vậy, chắc chắn phải có những bàn tay ‘lông lá’ của những kẻ có chức có
quyền tại chính địa phương này đứng sau lưng điều khiển lũ rối này.
Về
tầm vóc của vụ việc, đối với phường Quang Trung của Hà Nội hay bất cứ
phường nào trên cái lãnh thổ VN này, ông bà nào đã ‘leo’ tới chức chủ
tịch chắc chắn cũng đều biết sự kiện Thái Hà vừa qua chẳng phải là
chuyện nhỏ. Do vậy, chắc chắn chẳng vị chủ tịch phường tép riu nào mà
lại khơi khơi dám tự ý ‘đụng’ vô Thái Hà lên nếu không nhận được chỉ
thị từ cấp trên cỡ như ông chủ tịch Thảo của Tp.HN.
Và sở dĩ
những hành vi vô liêm sỉ tấn công nhà thờ như vậy diễn ra một cách công
khai, là vì “giáo xứ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, TGM Ngô Quang Kiệt v.v…” kể
sau chiến dịch bêu rếu rầm rộ diễn ra, đã bị quét lên mình mấy chữ
“phản động”, thậm chí trong nhãn quan của nhiều người, “đạo công giáo”
bây giờ còn bị kết tội một cách ngấm ngầm là nhân tố đang gây bất ổn
cho xã hội (!) bằng chứng là đảng CSVN đã ban hành những chỉ đạo ngầm
về vụ Thái Hà và TKS như những gì chúng ta mới đọc trong xấp tài liệu
mật của Quận Ủy Q3 đăng trên VietCatholic hôm nay 19/11.
Chính
vì vậy, mới có những người như ông chủ tịch phường Quang Trung quận
Đống Đa Tp.Hà Nội dám công khai xuất đầu lộ diện cùng lũ gây rối mà
không hề cảm thấy ngại ngùng. Làm điều sai trái mà vẫn bằng một cung
cách đường bệ chẳng cần lén lút, khác hẳn với cung cách ‘thậm thà thậm
thụt’ của mấy anh công an mỗi khi ăn hối lộ ngoài đường.
Nhìn
cái thái độ thản nhiên gây rối và phạm luật của họ, chúng ta còn có thể
lý giải theo cách nào cho xác đáng hơn ngoài việc tin rằng từ đáy lòng
ông chủ tịch này đã xác tín được một điều, làm sai gì và với ai thì còn
sợ nhưng với Thái Hà, với TKS, với ‘ông tổng Kiệt’, với đạo công giáo …
chắc chắn chẳng những không bao giờ bị cấp trên khiển trách mà còn được
khuyến khích. Bởi “Việc gì phải lo khi mà sếp lớn của mình là Nguyễn
Thế Thảo đang rất muốn kiếm chuyện tạo cớ để ‘tống cổ’ ông Kiệt và mấy
gã thầy tu Thái Hà ra khỏi Hà Nội?”
Chính sự tỏ ra hiểu biết
hết sức rành rẽ câu chuyện quấy rối xứ Thái Hà mà lại cứ chối tội bai
bảy của ông Lê Dũng trước báo chí, càng cho chúng ta thấy, ông ta đang
tự thú rằng ‘lạy ông con ở bụi này’.
Bởi nếu chỉ là một vụ
đánh nhau gây gổ bình thường thì mỗi ngày trên đất nước này có hàng vài
trăm vụ ẩu đả như vậy xảy ra, làm sao ông ta nắm hết để trả lời khẳng
định ‘không hề có tổ chức’ trước báo chí một cách rành rọt đến thế?
Kết luận
Bài
viết này tuy chưa dám khẳng định chắc chắn ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo
là người đang đứng sau vụ quấy rối giáo xứ Thái Hà, nhưng bằng xâu
chuổi tất cả các sự kiện có liên quan lại với nhau, chúng ta thấy khả
năng này là không thể không đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay.
Trước
những điều quá hiển nhiên không thể chối cãi mà nhà nước VN, qua miệng
ông Lê Dũng vẫn cứ chối không chút ngượng miệng, thì không ai biết nổi
liệu sẽ còn có thêm những chuyện lạ nào khác xảy ra cho giáo xứ Thái Hà
và cho Đức TGM giáo phận Hà Nội?
Mấy chục năm chung sống với
một chính quyền ‘noí một đằng làm một nẻo’ thiết nghĩ đã quá đủ để rút
ra kinh nghiệm xương máu rằng cộng sản là cha đẻ của những kiểu hành xử
ngược đời. Và trong hàng ngũ đảng của họ không bao giờ thiếu những ‘bậc
thiên tài’ nghĩ ra trăm ngàn ‘sáng kiến cải tiến bất ngờ’ gây điêu đứng
cho những ai, một khi đã bị họ liệt vào thành phần có tư tưởng phản
loạn, là nhân tố nguy hiểm cho chế độ. Những quỷ kế mà không một con
người tử tế bình thường nào có thể nghĩ với tới.
Vì thế ngày nào còn cộng sản, ngày ấy chắc chắn con số nạn nhân của họ còn tiếp tục tăng.
Sàigon, 20/11/2008
Alfonso Hoàng Gia Bảo
|