Ngày nhà giáo Việt
Nam
20.11.2008 ông Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ
giáo dục gởi ngành giáo dục có bày tỏ “lo lắng về sự giả dối
tồn tại trong ngành và xã hội; đồng thời
hy vọng đến năm 2010 môi trường trong sạch
được tái lập ở các trường học.”
Đọc thư
ông Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ
Giáo dục, Sứ tôi suy nghĩ khá lung. Sự
giả dối ở VN hiện tại bắt đầu từ
đâu, vì sao nó đang làm ông Phó TT bận tâm nói với thầy
trò trong ngày này. Giá như ông Phó TT tìm hiểu
nguyên nhân sẽ không khó. Nhưng ông Phó TT
lại kiêm cả Bộ trưởng nên có quá nhiều việc,
ta thử tìm hộ ông. Với thực tế VN hiện
tại, Sứ tôi tìm được những điều giả
dối ở đây:
A- Từ vĩ mô:
- Thần tượng: Hồ Chí Minh đã được
đảng và nhà nước đem làm thần tượng
ngay từ khi còn sống là người không vợ con, không
riêng tư để lo cho dân nước với muôn vàn
đức tính khiêm tốn, giản dị…
Một người bạn
tôi bảo “Hồ Chí Minh là con người không có thật”. Anh giải thích “một con người có những yếu tố sau đây để xác định:
Tên tuổi, quê quán, ông bà, cha mẹ, ngày chết và di chúc sau
khi chết.
Tên tuổi không thật,
ông họ Nguyễn Sinh tên là Côông. Quê quán không thật, vì đảng nói ông quê Nam Đàn,
Nghệ An, nhưng nhiều
tài liệu và cả ông giáo sư sử học Trần
Quốc Vượng nói ông là người Quỳnh
lưu. Ông bà, cha mẹ thì chỉ xác định
được cha mẹ là Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị
Loan, ông ngoại là Hoàng Đường.
Riêng ông bà nội thì
không có, nghĩa là ông Sắc từ đất chui lên. Nếu có, thì hẳn mộ ông nội Hồ
Chí Minh phải to hơn mộ ông ta nhiều. Bằng chứng nữa là nếu có tổ tiên, khi
chết hẳn ông đã đi thăm gặp ông bà tổ
tiên, nhưng ông chỉ đi thăm “cụ Các Mác – Cụ
Lênin” mà thôi.
Ngày chết cũng
không đúng, trong Điếu văn của đảng ghi
ngày 3.9.1969 nhưng sau đó đảng lại cho là ngày
2.9.1969. Di chúc đọc trong lễ
tang là di chúc giả, vài chục năm sau đảng
đưa di chúc khác ra bảo đây mới là thật,
nhưng nghe đâu di chúc đó cũng chưa hẳn thật
nốt.
Lại nghe rằng ông khiêm tốn,
nhưng cuốn sách ca ngợi ông nhiều nhất, hơn cả
các anh hùng dân tộc khác trong lịch sử… lại là cuốn
sách do chính ông viết ca ngợi mình mang tên Trần Dân Tiên. Cũng nghe rằng ông hi sinh gia đình riêng,
nhưng các nhà nghiên cứu lại cho rằng ông có vợ và
không chỉ một vợ, ông lại có không chỉ một
con.
Những yếu tố xác định
con người không đúng thì không thể có con người
thật. Vậy nên ông là người không có thật.
Với những khuất tất
trên, thần tượng của dân tộc Việt Nam do đảng
dựng nên đã chứa những điều giả
dối.
- Quốc
hiệu: Quốc hiệu CHXHCN Việt Nam không thật.
XHCN là cái gì, giờ hỏi ngay Nông Đức
Mạnh, chức to nhất trong đảng cũng phải
đến botay.com. Ông ta bảo là “CNXH dần
dần sẽ rõ nét hơn” chứ hiện nay đang trong thời
kỳ quá độ. Vậy là chưa có
XHCN, vậy là mới chỉ là ước mơ sao lại
xưng là nước XHCN được?
Nếu em Lê Văn Tám ngày trước
anh hùng dũng cảm ước mơ sau này làm tổng bí thư, thì phải gọi ngay là Tổng Bí thứ
Lê Văn Tám? May chưa gọi, nếu không lại phải
tổ chức Quốc tang cho Tổng bí thư Lê Văn Tám
sau khi em làm “đuốc sống”, châm lửa xăng vào
người chạy mấy chục mét vào các kho xăng Thị
Nghè.
Ở đó, chứa
đựng sự giả dối.
- Thể
chế: Hiến pháp ghi Quốc Hội là cơ quan quyền
lực cao nhất nước, nhưng đảng lại
đứng cao hơn Quốc Hội để điều
khiển Quốc Hội. Đảng là một
bộ phận thuộc tổ chức của Mặt trận
Tổ Quốc, nhưng MTTQ lại đứng dưới
sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
Nhân dân làm chủ, nhưng đảng lại
là ông chủ của nhân dân. Ở
đó chứa đựng những nghịch lý – những
điều giả dối.
- Pháp luật:
Văn bản quốc hội ghi rõ ràng xây dựng một
nhà nước pháp quyền. Nhưng văn kiện
của đảng khẳng định đảng lãnh
đạo tuyệt đối đất nước.
Như vậy ở VN đang là một nhà
nước “đảng quyền”.
Ở đó chứa đựng
sự giả dối.
- Đường
lối truyên truyền: Những câu “nhân dân ta tuyệt đối tin tưởng và
đi theo con đường Đảng và Bác Hồ đã
chọn” hoặc
“thể theo nguyện vọng của đồng bào, đồng
chí. Đảng ta quyết định gìn giữ lâu dài thi
hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh”... cùng với những
câu tương tự khác như “uy
tín, tín nhiệm của cá nhân Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt
đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối
với cả giáo dân đã không còn nữa” – Lời Nguyễn
Thế Thảo.
Tất cả đều
là những câu nói ba xạo. Chưa bao giờ
nhân dân được trưng cầu ý kiến hoặc hỏi
qua nửa câu. Vậy sao đảng biết dân tuyệt
đối tin tưởng, sao đảng biết nguyện
vọng của đa số dân là ướp xác Hồ Chí
Minh, sao Nguyễn Thế Thảo biết ông Ngô Quang Kiệt
không còn uy tín.
Những câu nói đó đã được thực tế
kiểm nghiệm, nhất là qua trận lụt ngập vừa
qua và cho kết quả ngược lại. Ở đó chứa đựng
sự giả dối.
B- Từ Vi mô:
-
Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước trả
lời hãng truyền hình CNN một đằng, về Việt
Nam đã cho công bố bản trả lời một nẻo,
cắt xén và thêm thắt theo đúng đường lối
của đảng. Việc này đã bị vạch
trần trước dư luận quốc tế. Đặc biệt câu của ông Triết về vụ
xử LM Nguyễn Văn Lý “Việc xét xử ông ta
được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh
Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” là hoàn toàn bịa
đặt, đã bị Hội Đồng GM Việt Nam chính thức
phản đối.
Ở đó chứa
đựng sự giả dối.
-
Ông Nguyễn Tấn Dũng, khi lên làmThủ tướng
chính phủ cam kết chống tham nhũng, lãng phí, nếu
không sẽ xin từ chức. Thế nhưng
ông càng cam kết, tham nhũng càng phình to. Sau một thời
gian, Nguyễn Việt Tiến trắng án
đĩnh đạc bước ra khỏi nhà tù. Còn nhà báo
và công an chống tham nhũng lại vào
tù thay để đổi chỗ. Đến
nay, câu nói của ông không ai được nhắc đến
nữa, trên các báo đã xoá hết câu nói này.
Cũng
TT Nguyễn Tấn Dũng nói “Tôi xin nói suy nghĩ riêng của
mình. Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực, ghét nhất,
giận nhất là sự giả dối!”. Khi gặp
TGM Ngô Quang Kiệt, ông hứa xem xét giải quyết đất
đai ở 42 Nhà Chung. Thế nhưng
ông lại xua quân làm vườn hoa ăn
cướp như đánh giặc cả đêm. Trong cuộc
gặp mặt với Hội đồng Giám mục Việt
Nam, ông Dũng lại lên án TGM Ngô Quang Kiệt có lời nói
“xúc phạm” dân tộc, đất nước mà chính ông phải
biết đó là sự dối trá của báo chí VN.
Cũng
chính ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không tăng giá
xăng dầu đến cuối năm, đùng một cái
ông tăng đến 30%. Báo chí nào đã nhỡ
đăng lời ông tuyên bố trước đây
được phen trị tội. Lại nữa khi
xăng tăng, chính phủ của ông tuyên bố giá xăng
theo giá thị trường, nhưng khi
giá dầu thế giới giảm còn 1/3, ông vẫn độc
quyền không cho giảm theo vì sợ dân sốc…
Ở đó, chứa
đựng sự giả dối.
-
Ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị (Bộ
này hình như chỉ còn tồn tại ở vài nơi trên
thế giới hiện nay), khi dân chúng ngập trong biển
nước mấy ngày vẫn họp về “tôn giáo” rồi
mắng mỏ nhân dân là ỷ lại, trông chờ vào nhà
nước mà không tự lực chống thiên tai. Rằng
TP đã có chậm trễ nhưng có lý do khách quan… Vài hôm sau
phải xin lỗi và nói ngược lại rằng TP
đã chủ động và “bãi bỏ các cuộc họp”
để chống thiên tai.
Những lời nói và hành động bất nhất
của ông chứa đựng
sự giả dối.
-
Ông Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng Nguyễn
Thiện Nhân đã tuyên bố phong trào “hai không” rồi “bốn
không” trong ngành giáo dục. Nhưng càng nhiều
“không” thì lại càng nhiều “có”. Đến
nay chắc chỉ còn một “không” là “không thể làm gì nữa”.
Nhân dân đã chỉ rõ với ông là chỉ cần
một không thôi là đủ - không độc quyền,
độc tôn. Nhưng ông đâu có nghe.
Cũng ông Nguyễn Thiện Nhân đã
tuyên bố quan điểm “Học phí chắc chắn sẽ
phải tăng. Có thể phải chấp nhận cả việc số
người đi học sẽ giảm vì tăng học
phí”. Câu này được phóng viên ghi âm hẳn
hoi. Nhưng khi báo chí đăng lên, thì ông phản ứng
rằng: “tôi, Nguyễn Thiện Nhân, không thể là người
thiếu lý trí và lương tâm tới mức đã phát
biểu như báo đã trích dẫn”. Thậm chí ông còn
đòi “xử lý người có trách nhiệm liên quan theo luật báo chí”. Câu nói của ông
được đưa lên mạng, ông im thin thít không một
lời xin lỗi độc giả và nhân dân.
Ở đó, chứa
đựng sự giả dối.
- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc
Triệu đưa ra một câu nói nổi tiếng, rằng:
“Tình trạng một giường cho hai, ba người bệnh
sẽ được khắc phục trong vòng từ hai
đến ba năm tới”. Đến
tròn một năm, tình hình không những không biến chuyển
mà còn xấu hơn, khi người ta nhắc lại ông cho
báo chí bào chữa là không có nói ý đó.
Lời hứa của ông Bộ trưởng này và nhiều
bộ trưởng khác trước Quốc hội cũng
chỉ là chuyện qua đường mà nói theo
ngôn ngữ dân gian là “miệng quan, trôn trẻ”.
Nhưng chưa nghiêm túc, trang trọng bằng lời
thề của đảng viên khi vào đảng cộng sản
“Hi sinh suốt đời vì lý tưởng cộng sản,
vì hạnh phúc của nhân dân”… Nhưng khi
đã vào đảng, thì lời thề như cá trê chui ống.
Đến khi không thể chứa chấp nổi
vì dân đã biết, đã “tha hoá, biến chất” thành xấu
xa, hoặc nội bộ đánh nhau sứt đầu, mẻ
trán lại vứt ra quần chúng – đống rác của
đảng.
Những lời hứa,
lời thề đó chứa đựng sự giả dối.
Tất cả những ví dụ trên
đây được sưu tầm, để truy tìm nguồn
gốc của “sự giả dối tồn tại
trong ngành và xã hội” hộ
ông Nguyễn Thiện Nhân.
Nếu ông thực sự có lòng lo lắng,
xin ông hãy tìm cách chữa cơn bệnh này từ gốc của
nó. Cũng xin đừng phát động, lo lắng như
phong trào “hai không” rồi “bốn không” của ngành giáo dục
những năm qua. Kiểu đánh bùn sang ao như
phong trào “hai không” những năm qua, học sinh thi trượt
lần 1 cho thi lại lần 2 để đảm bảo
tỷ lệ đỗ bằng và cao hơn mọi năm…
Cách đó ắt hẳn chỉ để
làm trò cười cho thiên hạ. Những
trò cười đắt giá mà ngân sách phải trả và
đất nước chịu hậu hoạ.
Thưa ông Nhân
Ông “hy vọng đến năm 2010 môi
trường trong sạch được tái lập…”. Nếu được
thế thì thật là Đại Phúc cho đất nước.
Nhưng xin nhắc lại rằng: muốn chữa được
bệnh, cần phải chữa tận gốc.
Tôi
cũng mong lắm, mong lắm thay.
Nhưng,
tôi lại nghi ngờ đây là phong trào “một không”cuối
cùng của ông chăng.
Ngày
Nhà Giáo Việt Nam 2008.
Thái Sứ
|