Các buổi chất vấn bộ trưởng và Thủ Tướng chính phủ tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa 12 vừa qua để lại nhiều điểm đáng chú ý.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Việt
Nam đang phải đối diện với nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong
thời gian qua. Hình: một phụ nữ bán hoa quả trên đường phố ngập lụt ở
Hà Nội.
Mặc Lâm có loạt bài viết về sự kiện này nhằm chia sẻ
các ý kiến của nhiều người trong đó bao gồm các vị đại biểu Quốc Hội có mặt tại
cuộc họp, các chuyên gia tư vấn hay những giáo sư có quan tâm trực tiếp đến vấn
đề.
Bài đầu tiên ghi nhận ý kiến phản hồi qua các chất
vấn đối với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Y Tế, Bộ Tài Nguyên Môi
Trường và Bộ Tài Chánh mời quý vị theo dõi.
Thiện chí,
nghiêm túc
Dư
luận cho rằng các cuộc chất vấn lần này đã hơn hẳn những lần trước bởi tính chất
thời sự cũng như sự nghiêm túc. Các bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn đa số
đã tỏ ra có thiện chí và không tránh né vấn đề mà đại biểu đưa ra.
Trong
các buối trả lời chất vấn vừa qua, nổi bật nhất là Bộ trưởng Nông nghiệp Phát
triển Nông thôn Cao Đức Phát khi ông này mạnh dạn nhận lỗi của mình trong vụ việc
cho ngưng xuất khẩu gạo vừa qua.
Ông
bộ trưởng không nhận lỗi một cách chung chung như thường thấy ở những lãnh đạo
cao cấp khác mà ông đã mạnh dạn chấp nhận kỷ luật nếu Quốc Hội xét thấy cần thiết.
Đây
là lần đầu tiên một bộ trưởng can đảm nhận trách nhiệm của mình trước Quốc Hội
và điều này được dư luận đón nhận với nhiều thiện cảm.
Các
bộ trưởng, thủ tướng nhận khuyết điểm này nọ nhưng không có ai chỉ ra làm cách
nào để giải quyết vấn đề của người nông dân hết.
GS Võ Tòng Xuân
Phản ứng của dư
luận
Mặc
dù dư luận đều cho là hành động nhận lỗi của Bộ trưởng Cao Đức Phát là đáng biểu
dương nhưng Giáo sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng trường đại học An Giang, người từng
lên tiếng nhiều lần về việc ngăn xuất khẩu là một quyết định sai lầm cho biết ý
kiến của ông trước sự việc này:
“Các
bộ trưởng, thủ tướng nhận khuyết điểm này nọ nhưng không có ai chỉ ra làm cách
nào để giải quyết vấn đề của người nông dân hết.”
Tiến
sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long
thuộc bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng ý với Giáo sư Võ Tòng Xuân về
đối tượng chịu thiệt nhất trong quyết định cho tạm ngưng xuất khẩu gạo mà cơ
quan chức năng Việt Nam đưa ra:
“Nói
chung người mất trong vụ này là nông dân chủ yếu là nông dân đồng bằng sông Cửu
Long. Nếu chúng ta xuất khẩu được gào vào lúc giá cao thì cái giá chung trong
nước nó sẽ nâng lên”.
Trong
phiên chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên, thì câu trả lời
gây ấn tượng nhất là câu 'khi nào thì người dân được sống trong môi trường
trong lành là câu hỏi khó trả lời ngay'.
Các
đại biểu đặt vấn đề Vedan như một dấu hỏi lớn mà trách nhiệm của bộ Tài Nguyên
Môi Trường đã không được làm rõ mặc dù sự việc đã được phanh phui trước công luận.
Giáo
sư Tiến sĩ khoa học Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
cho biết nhận xét của ông:
Với
tư cách của một chuyên gia về môi trường tôi cho rằng tình trạng thả nổi hiện
nay là sai lầm mà cần phải tính toán lại từng chi tiết.
Cựu Thứ trưởng Đặng Hùng Võ
“Với
tư cách của một chuyên gia về môi trường tôi cho rằng tình trạng thả nổi hiện
nay là sai lầm mà cần phải tính toán lại từng chi tiết.”
Lòng
vòng, nặng thành tích
Trả
lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế được xã hội chú ý đến nhiều bởi tầm ảnh hưởng
đại chúng của nó.
Bộ
Trưởng Nguyễn Quốc Triệu có lẽ là người bị tra vấn gay gắt nhất khi câu trả lời
của ông bị đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai thuộc đơn vị Tây Ninh cho là lòng vòng
không đi thẳng vào các vấn đề mà dân chúng quan tâm nhất là vệ sinh an toàn thực
phẩm. Cuối cùng thì bộ trưởng Y Tế phải hứa trả lời bằng văn bản.
Thống
Đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu bị báo chí cho là báo cáo thành tích nhiều
nhất trong những người đăng đàn trả lời Quốc Hội.
Ông
Giàu thừa nhận rằng Ngân hàng Nhà nước đã rót rất nhiều tiền vào bất động sản
và chứng khoán.
Ông
Giàu không trả lời thỏa đáng các câu hỏi của đại biểu về những vấn đề nóng bức
hiện nay như vốn, lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay cũng như các biện
pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra sẽ là gì không được ông Thống đốc nói tới.
Khi
chúng tôi đặt câu hỏi với ông Bùi Kiến Thành chuyên gia tư vấn kinh tế hiện làm
việc tại Hà Nội rằng, nếu được đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề kinh tế tài
chánh thì ông sẽ nói gì. ông Bùi Kiến Thành cho biết:
“Tôi
sẽ hỏi Quốc Hội rằng quý vị đã có phương án nào để tránh một cuộc khủng hoảng sắp
tới hay chưa? Trong khi Trung Quốc và nhiều nước đã thấy rõ mối quan trọng thì
quý vị có ý kiến gì?”
Dù
có một số điểm mới như việc nhận trách nhiệm; tuy nhiều câu hỏi mà đại biểu nêu
ra tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XII vẫn còn bị bỏ ngõ. --------------------- (Quý
vị vừa nghe bài đầu tiên trong loạt bài Quốc Hội Việt Nam chất vấn các Bộ trưởng
và Thủ Tướng. Kỳ tới chúng tôi sẽ gửi đến quý vị bài viết tập trung vào Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo và chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng cũng do Mặc Lâm trình bày
mời quý vị đón nghe.)