Chính
phủ Việt Nam đặt kế hoạch tạo thêm 1 triệu 700 ngàn việc làm mới cho
năm 2009. Chỉ tiêu này có hiện thực hay không trong tình hình kinh tế
khó khăn hiện nay.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Lạm
phát tăng cao, tăng trưởng giảm cùng với ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính thế giới, đang gây nhiều khó khăn cho thành phần lao động nhập cư.
Trong thời kỳ Việt Nam tăng
trưởng kinh tế đều đặn trên dưới 8% mỗi năm, lực lượng lao động cũng tăng nhanh
để phục vụ nền kinh tế.
Từ kỳ vọng
Theo số liệu của Tổng Cục Thống
Kê và các tài liệu khác, trong 7 năm đầu của thế kỷ 21 tổng số công việc
làm mới khoảng gần 3.200.000.
Khối doanh nghiệp tư nhân kể
cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là các khu vực kinh tế tạo ra hầu hết công việc
làm mới. Trong khi đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước không những không tăng mà
còn giảm nhân công, số giảm từ tinh giản biên chế, giải thể doanh nghiệp và những
nguyên do khác lên tới gần 190 ngàn người.
Các biện pháp mạnh mẽ của
chính phủ để chống lạm phát trong 8 tháng đầu năm, đặc biệt là thắt chặt tiền tệ
tín dụng đã làm cho khoảng 70 ngàn doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động hoặc
thu hẹp sản xuất, dựa theo các phát biểu của giới chức Hiệp Hội Doanh Nghiệp nhỏ
và vừa của Việt Nam.
Hiện nay khu vực tư nhân tạo ra 92% công ăn việc làm mới. Nếu
muốn tránh những tác động về mặt xã hội, thì chúng ta phải đặc biệt lưu ý trợ
giúp để những doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động
duy trì thị phần và tiếp tục công ăn việc làm cho người lao động.
TS Lê Đăng Doanh
Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội năm 2009 của chính phủ Việt Nam kỳ vọng tạo ra 1 triệu 700 ngàn công việc
mới là hoàn toàn trông cậy vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực
này đã và đang gặp quá nhiều khó khăn như nhận định của TS Lê Đăng Doanh
chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội:
“Hiện nay các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thuộc khu vực tư nhân tạo ra 92% công ăn việc làm mới. Nếu
muốn tránh những tác động về mặt xã hội, thì chúng ta phải đặc biệt lưu ý trợ
giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để những doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động
duy trì thị phần và tiếp tục công ăn việc làm cho người lao động. Theo tôi đó
là mặt xã hội rất là quan trọng.”
Đến thực tế
Trong tình hình chỉ số giá
tiêu dùng CPI tăng ít và giảm trong tháng 9 và tháng 10 vừa qua, nhiều
chuyên gia đã lo lắng về dấu hiệu thị trường trầm lắng sức mua giảm, có thể là
những biểu hiện sớm của tình hình giảm phát trong tương lai.
Một thí dụ về nhóm doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong lãnh vực chăn nuôi gia cầm phải ngừng hoạt động vì lỗ lã và
thiếu vốn, được doanh nhân Phạm Văn Minh giám đốc công ty Phú An Sinh ở Saigon
nhìn nhận:
“Tình hình hiện nay khoảng
20 tới 30% đang ‘treo chuồng’ không có khả năng tiếp tục chăn nuôi nữa. Chỉ có
các công ty lớn là còn đủ lực tiếp tục duy trì chờ thời điểm tăng giá lên trở lại.”
Giữa tháng 10 tới đầu tháng
11 vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước hai lần giảm lãi suất cơ bản mỗi lần 1 điểm. Lãi
suất cơ bản tiền đồng từ mức 14% đã giảm còn 12% và được dự đóan là còn
giảm hơn nữa.
Những chỉ dấu được thể hiện
qua sự kiện Ngân Hàng Ngoại Thương Vietcombank ấn định mức lãi suất cho vay ưu
đãi chỉ còn 13, 5%. Theo tính toán của giới chuyên môn lãi suất thấp nhất của
Vietcombank tương ứng với lãi suất cơ bản tiền đồng 9%. Rõ ràng là những
dự báo lãi suất cơ bản sẽ giảm nhiều hơn nữa là hoàn toàn có cơ sở.
TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng
viện nghiên cứu phát triển ở Hà Nội nhận xét là chính phủ
đang kích cầu đẩy mạnh kích thích sản xuất, kích thích nền
kinh tế. Tuy nhiên ông Nguyễn Quang A còn dè dặt về mục tiêu kích cầu
của chính phủ:
Nếu Nhà nước lại
tăng cường chi tiêu công, rồi chi cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước thì tôi
nghĩ sẽ là một sự sai lầm rất trầm trọng. Nếu kích thích bằng tạo cách tiếp cận của các doanh nghiệp tư nhân đến nguồn vốn, tức là khu
vực hoạt động hiệu quả đang cần đến vốn thì sẽ là một điều hay hơn nhiều.
TS Nguyễn Quang A
“Chỉ có một điều là kích
thích nhưng nếu Nhà nướclại
tăng cường chi tiêu công, rồi chi cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước thì tôi
nghĩ sẽ là một sự sai lầm rất trầm trọng.
Nếu kích thích bằng tạo cách tiếp cận của các doanh nghiệp tư nhân đến nguồn vốn, tức là khu
vực hoạt động hiệu quả đang cần đến vốn thì sẽ là một điều hay hơn nhiều.”
Sang năm 2009, nhiều triệu
sinh viên học sinh tốt nghiệp, thanh niên mới vào đời cần việc làm, tương tự
một lực lượng không nhỏ lao động nông thôn cũng dồn về thành thị trong quá
trình đô thị hoá.
1 triệu 700 ngàn công việc mới
như kế hoạch đề ra cho năm 2009, được các chuyên gia ước đoán là
không hiện thực. Không những thế một lượng lớn người lao động còn bị mất việc
làm do sự cơ cấu lại ở khu vực doanh nghiệp tư nhân.