Thứ Ba, 2024-11-05, 8:47 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 22 » PCI, Lời nhắc nhở về các công ước chống tham nhũng
7:37 AM
PCI, Lời nhắc nhở về các công ước chống tham nhũng
2008-11-21

Vụ nhân viên PCI hối lộ quan chức Việt Nam có thể xem là đã ngã ngũ, với 4 nhân vật Nhật Bản nhận tội trước toà, và một nhân vật Việt Nam bị “tạm đình chỉ công tác.” Dư luận cho rằng, vụ PCI là sự nhắc nhở một vấn đề lớn hơn, được xem là quốc nạn đối với Việt Nam. Đó là nạn tham nhũng.

Photo courtesy Vietnamnet

Lễ ký kết hợp đồng xây dựng đại lộ Đông-Tây giữa đại diện Việt Nam và Nhật Bản hôm 11-1-2005. Dự án này từng được báo chí VN ca ngợi là "chắp thêm đôi cách phát triển cho TP.HCM".Vietnamnet

Biên tập viên Thiện Giao tìm hiểu về các công ước chống tham nhũng mang tầm vóc quốc tế mà Việt Nam đã ký tham gia trước đây, và có bài trình bày như sau.

Giữa tháng 11, tại buổi luận tội đầu tiên ở Toà Án Quận Tokyo, các nghi can trong vụ công ty PCI của Nhật Bản hối lộ quan chức chính quyền thành phố Sài Gòn đã thừa nhận vi phạm Luật Chống Cạnh Tranh Bất Bình Đẳng của Nhật Bản.

Cùng khoảng thời gian ấy, trong một buổi điều trần trước Quốc Hội Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, ông “đã yêu cầu cơ quan điều tra tiếp nhận, làm rõ tới đâu, xử lý tới đó.”

Nhận hối lộ 2 triệu 430 ngàn Mỹ kim:  chỉ tạm đình chỉ công tác?

Vài ngày sau, nhân vật Việt Nam bị khai đã nhận hối lộ, là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, chịu hình thức kỷ luật đầu tiên, ở mức “tạm đình chỉ công tác.”

Dư luận cho rằng, hành xử của chính quyền Việt Nam trong vụ này là “khá chậm” và “mang tính đối phó.”

Vụ PCI, một mặt có thể xem là tạm chấm dứt với hình thức kỷ luật dành cho người bị cáo buộc nhận hối lộ, một mặt khác đặt lại câu hỏi về khả năng và ý chí chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam.

Bản tin của báo điện tử VietNamNam viết, rằng ngày 18 tháng 11, phía Việt Nam tổ chức họp báo với nội dung xoay quanh vụ PCI và về tình hình tham nhũng cùng các biện pháp chống tham nhũng hiện nay. Tại buổi họp báo, Tổng Thanh Tra Chính Phủ, Trần Văn Truyền, nói rằng “tham nhũng vẫn phổ biến, nghiêm trọng làm giảm sút lòng tin của nhân dân.”

Trong buổi họp ấy, vẫn theo bản tin, chính phủ thống nhất dự thảo Chiến Lược Quốc Gia Phòng Chống Tham Nhũng đến năm 2020.

Nội dung tổng quát của dự thảo có nhiều điểm tương đồng với các công ước chống tham nhũng mang tầm vóc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trước đây. Chương trình thứ nhất là Công Ước Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam tham gia năm 2003. Chương trình thứ hai, do Tổ chức Hợp tác Phát Triển Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á khởi xướng, có tên Công Ước Chống Tham Nhũng OECD. Việt Nam tham gia chương trình này vào năm 2004.

Công ước quốc tế chống tham nhũng chưa được Quốc Hội thông qua

Mặt dầu đã được phía hành pháp ký kết từ lâu, cả hai công ước đều chưa được Quốc Hội thông qua; do đó, về mặt hiệu lực thi hành, Việt Nam vẫn chưa chính thức bị ràng buộc bởi các công ước này.

Sử gia, đại biểu Quốc Hội, Dương Trung Quốc, trong lần trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi hồi trung tuần tháng Tám liên quan đến các công ước chống tham nhũng, đã nói rằng “công ước quốc tế cần phải được Quốc Hội thông qua mới có hiệu lực thi hành.”

“Tôi cho rằng, về nguyên tắc, một công ước mà chưa thông qua Quốc Hội thì chưa có hiệu lực thi hành. Mọi cam kết quốc tế đều phải có Quốc Hội phê chuẩn mới có hiệu lực. Chẳng hạn, việc vào WTO, ký cuối năm trước nhưng sau đó Quốc Hội thông qua.”

Bản tin của VietNamNet cho biết, dự thảo Chiến Lược Quốc Gia Phòng Chống Tham Nhũng đề cập đến 5 nhóm giải pháp chủ yếu. Trong đó có nội dung tăng cường tính công khai trong hoạt động công quyền; kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, công chức; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch; và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử tham nhũng.

Cũng liên quan đến đề tài công ước chống tham nhũng, hồi trung tuần tháng Tám, tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã nói với đài chúng tôi, rằng “công ước quốc tế giúp Việt Nam hoàn thiện khung luật pháp,” đồng thời đưa ra suy nghĩ cá nhân về việc Quốc Hội, đến thời điểm này, vẫn chưa phê chuẩn công ước:

“Tôi không được biết về chi tiết, nhưng tôi nghĩ có thể có sự dè dặt từ một phía của một số người nào đó về mức độ cam kết. Nhưng tôi nghĩ, về nguyên tắc, Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tích cực tham gia vào Liên Hiệp Quốc thì việc phê chuẩn các công ước ấy sớm muộn gì cũng phải diễn ra.”

Như đã được trình bày trước đây, cả hai Công Ước quốc tế mà phía hành pháp Việt Nam ký kết hồi năm 2003 và 2004 có nội dung liên quan đến việc truy tìm tham nhũng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp, và minh bạch hoá dịch vụ công. Nội dung các Công Ước này đã được báo chí Việt Nam chuyển sang Việt ngữ và cho phổ biến công khai.

Chẳng hạn, Công Ước chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc có đoạn xác định mục đích là “truy tìm quan chức tham nhũng, thu hồi lại những khoản tiền đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp, xoá bỏ tất cả những tài khoản ngân hàng bí mật và nạn rửa tiền - hai trở ngại chính cho quá trình phát triển của mỗi nước.” Những hành động biển thủ, hối lộ, rửa tiền… được Công Ước này yêu cầu các quốc gia tham gia kết án hình sự.

Công Ước OECD thì có điều khoản bảo đảm các biện pháp chế tài để ngăn chặn hành động hối lộ và nhận hối lộ của quan chức cũng như điều tra và truy tố có hiệu quả các hành vi này.

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 942 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 541
Khách: 541
Thành Viên: 0