Thứ Ba, 2024-11-05, 8:41 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 22 » Cứu trợ vùng dân cư vẫn cô lập với bên ngoài sau 21 ngày ngập lụt ở Hà Nội
12:10 PM
Cứu trợ vùng dân cư vẫn cô lập với bên ngoài sau 21 ngày ngập lụt ở Hà Nội

DCCT và Giáo xứ Thái Hà: Cứu trợ vùng dân cư vẫn cô lập với bên ngoài sau 21 ngày ngập lụt ở Hà Nội

Chúng tôi được thông tin về một vùng dân cư thuộc Hà Nội đến nay vẫn cô lập với bên ngoài dù đã là ngày thứ 21 kể từ trận lụt vừa qua. Sáng 20/11/2008 cùng với các linh mục Dòng Chúa Cứu thế và giáo dân Giáo xứ Thái Hà chúng tôi lên đường cứu trợ vùng này.

Cách trung tâm Hà Nội chừng hơn 50 km, chúng tôi đến vùng Quèn Gianh, thuộc xã An Phú – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội. Đây là vùng dân cư gần như sống cô lập trong một hẻm núi đá vôi với 23 gia đình và hơn 100 nhân khẩu.

Khi đoàn xe chở người và hàng cứu trợ đến dừng trên đường đi, nhìn mãi tôi vẫn không tưởng tượng ra được rằng trong hẻm núi kia có một vùng dân cư sinh sống. Một vùng nước trắng vẫn mênh mông, dù theo ngấn nước để lại trên bờ đê, thì mực nước đã rút đi hơn 1,5 mét.

Dấu hiệu duy nhất chứng tỏ có những hoạt động của cư dân sinh sống phía trong, là đường dây điện chạy qua khu vực cánh đồng giờ đang là biển nước, cây cầu và một con đường đang ngập trong nước đi vào hướng chân núi đá vôi.

Qua tìm hiểu, thì vùng đất này đã được các tu sỹ và linh mục Dòng Chúa Cứu thế biết đến và giúp đỡ từ lâu. Trong đợt ngập lụt này, Dòng Chúa Cứu thế và giáo dân Thái Hà đã đến đây cứu trợ lần thứ 2. Để liên lạc với họ, hàng người cứu trợ thi nhau đứng trên bờ đê và hú gọi, sau một lúc, những chiếc thuyền mủng được các cháu nhỏ bơi ra.

Vùng đất cằn cõi này cứ đến khoảng tháng 8 là mùa ngập lụt, cả thôn bám vào chân vách núi dựng nhà sinh sống bằng nghề làm ruộng và mò cua bắt ốc.

Thôn được hình thành cách đây hơn 20 năm. Khi các tu sỹ và linh mục đến vùng này, cả thôn này mới có bảy gia đình, không có một người nào biết chữ. Nhà cửa không, điện đóm không, đường sá không, họ như một bộ tộc riêng biệt sống trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Họ ở gần ranh giới giữa Hà Tây và Hoà Bình.

Để giúp họ ổn định cuộc sống, các tu sỹ và linh mục Dòng Chúa Cứu thế đã vận động xây dựng cho họ những điều kiện thiết yếu cơ bản. Đầu tiên là mở lớp dạy chữ cho cả người già và trẻ con. Cả gia đình, cả thôn đi học từ cách đánh vần những chữ cái đầu tiên. Các linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong và Nguyễn Văn Thật, hồi đó còn là tu sĩ hàng tuần vượt qua mấy chục cây số đến để giúp họ đều đặn.

Sau đó, là các công trình đường sá, cầu cống đi vào khu vực. Cây cầu bằng bê tông đi qua sông vào thôn do chính linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong (khi đó còn là tu sỹ) tự thiết kế và thi công để nối con đường huyết mạch vào khu dân cư này. Nhờ vậy mùa khô, xe công nông và xe máy có thể vào tận nơi dân cư chở vật liệu và nông sản, cho người dân đi lại, cho trẻ đến trường.

Đường vào thôn đang ngập

Thấy điều kiện khó khăn của họ, Hồng Y Phạm Đình Tụng đã thương mà vận động cho một số tiền để kéo đường điện vào thôn cho họ có mà sinh hoạt, các linh mục, tu sĩ vận động cho mỗi hộ gia đình mấy triệu đồng hồi đó để mỗi nhà có thẻ xây nhà riêng mà sinh sống.

Những mối quan tâm và chia sẻ của các tu sỹ và linh mục Dòng Chúa Cứu thế đã giúp họ vượt qua nhiều chặng đường gian nan. Nhìn những ánh mắt, tiếng gọi trìu mến của các cháu thiếu nhi, của người dân với các linh mục Dòng CCT tôi thấy rõ điều đó. Dù đã lâu lắm không có điều kiện

Đến nay, thôn này đã có hơn hai chục gia đình với hơn 100 nhân khẩu. Khi chúng tôi đến thăm, hầu như cả thôn chỉ thấy toàn ông bà già, phụ nữ và trẻ con là chính, cả thôn chỉ còn dăm bảy thanh niên. Những người khoẻ mạnh đã phải đi làm ăn nơi xa và thậm chí cả năm không trở về thôn.

Thu nhập chính của họ là mấy sào ruộng chỉ làm một mùa, không đủ lương thực cho cả năm, nghề phụ chẳng có để thu nhập thêm, đời sống biệt lập cách xa các trung tâm và ánh sáng văn minh khác. Cứ thế, trẻ con lại ra đời hàng loạt.

Trẻ con nơi đây thật đông đúc nhưng học hành thì quá ít. Cả thôn hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5, bốn học sinh lớp 3 và lớp 1, lớp 1 mỗi lớp chỉ có một học sinh. Trả lời chúng tôi vì sao con cháu họ ít được học, các bà mẹ trả lời vì đường đi học quá xa và khó khăn đời sống. Những cháu nhỏ muốn đến trường lại phải học nhờ xã bạn bên Hoà Bình với học sinh dân tộc thiểu số. Cũng vì các cháu đa phần đi học không đúng tuổi vì đã lớn, nên bị bạn bè trêu chọc lại ngại và bỏ học luôn. Quả là vấn đề học hành ở đây thật nan giải.

Cha Nam Phong đùa với trẻ con

Chia kẹo

Chia quần áo

Lấy danh sách các cháu

Học cao nhất làng, lớp 6

Cuộc sống của thôn này, hiện hết sức mong manh, nghe đâu Nhà nước đang định thu hồi đất ở đây để làm nhà máy Xi măng. Chưa rõ tương lai của họ sẽ được ổn định chỗ nào.

Đến thăm họ, khi ra về, vẫn trong chúng tôi một câu hỏi: Tương lai của những đứa bé sẽ về đâu.

Hà Nội, ngày 20/11/2008
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Một vài hình ảnh cứu trợ của Dòng Chúa Cứu thế - Giáo xứ Thái Hà tại Quèn Gianh ngày 20/11/2008.

Gạo cứu trợ

Khoan nước

Bốc hàng cứu trợ

Thuyền chìm tại bến

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 818 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 459
Khách: 459
Thành Viên: 0