Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?
Phạm Viết Đào
Vụ
hối lộ Trưởng Ban Dự án Đại lộ Đông Tây cuối cũng rồi cũng lôi được ra
ánh sáng; kẻ rồi đây sẽ ra vành móng ngựa chắc chắc sẽ là ông Huỳnh
Ngọc Sĩ, người đã nhận lót tay riêng vụ này 2,6 triệu USD, bằng 10 %
trên tổng giá trị công trình…Đây là khoản tiền hối lộ được phía cơ quan
chức năng Nhật Bản đưa ra; phải nói là nhờ sự công minh của bộ máy tư
pháp của Nhật Bản mới nhanh chóng và minh bạch được như vậy. Vụ này nếu
do các cơ quan tư pháp Việt Nam thụ lý thì chắc còn lâu lắm; dư luận
vẫn còn phải dài cổ chờ vụ PMU 18, vụ Dự án 112, vụ tượng đài Điện Biên
Phủ và nhiều vụ tiêu cực đã thành án nhưng đang “ xếp kho”…Sẽ đến bao
giờ xử về tội tham nhũng, hối lộ của Bùi Tiến Dũng và những kẻ có liên
quan, liên đới…; ( Vụ này mới xử tội đánh bạc của Bùi Tiến Dũng)…
Theo
các phương tiện thông tin đại chúng thì: Dự án Đại lộ Đông Tây là dự án
được Nhà nước Nhật Bản cấp vốn theo dạng ODA ( vay ưu dãi, tất nhiên
vay thì phải trả); như vậy sự thất thoát trong các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản đang làm nhức nhối dư luận bấy lâu nay là điều có thật;
nhưng thất thoát bao nhiêu và thất thoát như thế nào thì đó là một bài
toán rất hiếm có lời giải. Vụ án hối lộ này là một bằng chứng nhãn tiến
sau vụ PMU 18 cho thấy: một khoản tiến không nhỏ từ các dự án đầu tư
nước ngoài, những khoản tiền này phần lớn của Nhà nước Việt Nam đi vay,
hiện đã lên tới hàng trăm tỷ đang bị thất thoát, đang bị xà xẻo bởi
những người tham gia quản lý nó.
Những
nhà đầu tư Nhật bản xưa nay vẫn nổi tiếng về sự minh bạch, sòng phẳng,
ngay thẳng trong quan hệ làm ăn tại quốc gia họ và trong các quan hệ
hợp tác làm ăn với thế giới. Có như thế nền kinh tế Nhật mói vươn lên
hàng thứ 2, thứ 3 thế giới, người Nhật mới giữ chữ tín cho quốc gia
mình. Qua vụ các quan chức PCI hối lộ Trưởng Ban dự án Đại lộ Đông Tây,
một dự án chỉ khoảng trên 20 km, với số tiền gần 30 triệu USD thế mà đã
lót tay cho bên A là 2,6 triệu USD và sự cố sập cầu Cần Thơ trước đây
chắc chắn đã làm chấn động dư luận nước Nhật, chấn động các cơ quan có
trách nhiệm của đất nước mặt trời mọc và họ buộc phải ra tay. Khi người
Nhật đã ra tay thì sẽ phân minh, sự nghiêm minh được xác lập. Có điều
các cơ quan tư pháp Nhật chỉ chỉ ra kẻ đầu têu từ phía Việt Nam là ông
Huỳnh Ngọc Sĩ; để nuốt trôi 2,6 triệu USD này chắc chắn một em học sinh
lớp 1 của chúng ta cũng hiểu rằng: Một mình ông Huỳnh Ngọc Sĩ làm sao
nuốt trôi? Vậy thì sắp tới các cơ quan tư pháp Việt Nam sẽ phải làm
tiếp, phải giải phẫu cái “khối u” tham nhũng này mà phía Nhật
Bản không thể làm thay, không thể làm giúp. Nếu các cơ quan tư pháp
Việt Nam bó tay, hoặc do nghiệp vụ hoặc do gì đó không lôi ra ánh sang
các ngóc ngách mà những đồng tiền bẩn này đã chui vào, đã len vào chắc
chắn trong các bộ máy công quyền Việt Nam thì chúng ta trước hết sẽ làm
mất thể diện quốc tế của quốc gia mình. Bởi vì, bây giờ không còn con
đường chối: cán bộ của chúng ta tốt lắm, chí công vô tư lắm và nếu như
không tìm được kẻ đồng phạm với ông Huỳnh Ngọc Sĩ trong vụ này thì cũng
khó lòng thuyết phục được các em nhỏ đang hàng ngày ngồi trên ghê học
câu: Cấn, kiệm, liêm, chính…
Đây
là một dự án đấu thấu quốc tế; chắc chắn ngoài các nhà thầu Nhật Bản
còn có các nhà thầu khác tham gia; vậy người ta đã phù phép như thế nào
để PCI giành được gói thấu này qua mặt các nhà thầu khác mà không bị
khởi kiện. Bởi vì, Việt Nam có Luật Đấu thầu, Nhật Bản có Luật cạnh
tranh lành mạnh; dự án này chắc chắn chịu sự kiểm soát, điều chỉnh bới
hai bộ luật này! Chính các quan chức PCI của Nhật Bản đã thừa nhận với
Tòa án Nhật là họ đem tiền hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ để làm sai lạc
kết quả đấu thầu, nhắm tạo cho PCI giành được gói thấu này? Vậy thì để
tìm ra những kẻ đồng phạm với ông Huỳnh Ngọc Sĩ, các cơ quan chức năng
Việt Nam trước hết hãy phúc tra lại loại toàn bộ việc tổ chức đấu thầu
này, rà lại toàn bộ bài thầu, các thủ tục, trình tự tổ chức đấu thầu Dự
án Đại lộ Đông Tây…
Ông
Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ là người ký hợp thức và trực tiếp nhận tiền; còn để
đẩy trôi đươc bài toán ngụy trá này phải có một bộ máy đấu thấu gian
tiếp tay cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ! Họ là những ai, nếu các cơ qua chức
năng cần nhưng chuyên gia ngoài ngành khách quan giúp sức phanh phui ra
vụ đấu thầu gian này, với kiến thức học mót của mình, người viết bài
này sẵn sàng xin tham gia như một thứ “tình nguyện quân” để phúc tra
lại bài thầu củ Dự án Đại lộ Đông Tây; tiền thù lao cho việc tham gia
phúc tra này, tôi Phạm Viết Đào xin sẵn sàng biếu cho các địa chỉ từ
thiện.
Việc
tìm ra đươc bằng chứng của một cuộc đấu thấu gian là điều rất khó nhưng
không thể không tìm ra. Tuần vừa qua chúng tôi có may mắn được tham gia
một cuộc tập huấn về các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh trong các
hoạt động đấu thấu do Cục cạnh tranh Bộ Công thương tổ chức tại Hải
Phòng. Cuộc này do các chuyên gia của Cục cạnh tranh Hà Lan giảng bài
cho thấy: Tìm ra được bằng chứng để kết tội các cuộc đấu thầu gian ngay
đối với các chuyên gia Hà Lan cũng là một bài toán hóc hiểm. Với kinh
nghiệm bản thân, tôi nói vui với các chuyên gia Hà Lan: Có khi chúng
tôi phải truyền ngược lại kinh nghiệm cho các ông? Sự trí trá trong
lĩnh vực đấu thầu, các nhà đầu tư Việt Nam vào loại “có sững có mỏ” của thế giới. Tại cuộc hội thảo này, tôi có đưa ra một vài ý kiến để tham vấn các chuyên gia Hà Lan về vụ án PCI…
Dư
luận đang chờ đợi vụ án các quan chức PCI hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ
không chỉ dừng lại các hình phạt đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ; nếu so sánh
với các vụ án đã xử, nhận khoản tiền trên ông Sĩ xứng đáng bị khép vào
hình phạt cao nhất. Dư luận đang theo dõi và mong rằng: vụ án không bị
đấy sang chiều hướng xấu: ông Sĩ được nhào nặn thành một “con tốt” để đem ra thí? Hoặc vụ án bị khoanh lại để tránh tình trạng: Ném chuột sợ vỡ đồ quý!
Để làm tốt việc điều tra vụ án này, các cơ quan chức năng cần làm tốt việc bảo vệ: nhân chứng và vật chứng của vụ án!
Phạm Viết Đào
|