Thứ Ba, 2025-01-21, 9:27 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 23 » Người Việt kêu cứu tại Đài Loan
8:46 PM
Người Việt kêu cứu tại Đài Loan
 
 
Phố xá Đài Loan
Công nhân đang hoang mang vì hãng xưởng đóng cửa, không tìm được việc làm
Một số công nhân người Việt tại Đài Loan hiện đang hoang mang vì hãng xưởng đóng cửa, kinh tế đình đốn, không tìm được việc làm.

Họ là những người đang tá túc tại Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu người Việt tại Đào Nguyên, cơ sở thiện nguyện công giáo do linh mục Nguyễn Văn Hùng điều hành.

Một số người sang Đài Loan hơn cả năm qua nhưng chỉ làm việc thời vụ, cho đến nay vẫn không ổn định, trở thành người thất nghiệp thường xuyên một hai tuần nay.

Nhóm mới nhất gồm ba thanh niên từ Việt Nam qua được một tuần, bị thất nghiệp ngay ngày đầu tiên vì bị chủ chê là “không có kỹ năng”.

Ở Việt Nam lúc đóng tiền cho công ty môi giới lao động, họ được thông báo là sẽ làm việc ở hãng cơ khí hay ở nhà hàng.

 Chủ phá sản, nhiều công nhân phải đi kiếm việc làm nơi khác, làm được vài tháng công ty cũng phá sản nốt
 
Chị Nguyễn Thị Đào

“Sang đến nơi họ chở em lại công ty, cho thử việc năm mười phút thôi, sau đó nói với người phiên dịch rằng họ cần tuyển người tay nghề cao chứ không phải tay nghề thấp,” công nhân xuất khẩu Lê Công Trực, người mới đến Đài Loan được một tuần cho BBC biết.

Bơ vơ

Lê Công Trực là một thanh niên 18 tuổi từ Kiên Giang. Anh kể lại sau khi trả 119 triệu đồng – USD 7.500 cho một công ty môi giới tại Hà Nội, và một số hứa hẹn, anh được đưa sang Đài Loan. Hiện giờ anh trở thành người bơ vơ.

Trực nói với nước mắt chan hòa: “Em muốn đòi lại tiền môi giới để về nước đi tìm việc khác.”

Trực nói thêm làm sao một thanh niên 18 tuổi vừa rời trung học trong nước lại có kỹ năng, hay trình độ cao. Anh cảm thấy như bị lừa.

Ngay cả người có tay nghề như thanh niên Lương Kim Giàu người từ Đồng Tháp, cũng đang ở trông cảnh khốn đốn vì không có việc làm thường xuyên.

Trong 18 tháng tại Đài Loan anh phải ba lần đi xin việc, mỗi công việc chỉ kéo dài trong bốn tháng.

“Em làm công ty thứ hai chỉ trong bốn tháng công ty đó ít việc, lại trả lương thấp, ông chủ nói ý đi nơi khác tìm việc, vậy em chuyển công ty luôn.”

Từ thợ tiện, thợ bảo trì máy, cho đến người thay bóng đèn, lau chùi máy móc, việc nào anh cũng trải gia. Nhưng vẫn không may mắn. Hiện anh đang thất nghiệp và lo lắng tới tương lai.

Trụ sở của BQL lao động
Chưa thấy ban quản lý lao động người Việt tại Đài Bắc lên tiếng

Những thanh niên như Trực và Giàu đã tìm đến Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu người Việt tại Đào Nguyên.

“Trong một ngày có mười cuộc điện thoại thì tới bảy tám cuộc nói đến công ty phá sản phải đưa người lao động đi đổi chủ, mà đi đổi chủ qua công ty khác làm được vài tháng thì công ty cũng phá sản nữa,” người giúp việc tại Trung tâm, cô Nguyễn Thị Đào kể lại.

Cô Đào nói thêm công nhân người Việt thất nghiệp, hoặc bị chủ đuổi, đến ăn đậu ở nhờ ngày càng nhiều. Một số người đã tính đến chuyện về nước, nhưng họ không có tiền. Còn chuyện đòi lại tiền công ty môi giới, Đào nói, xem ra hãy còn xa:

“Ví dụ như bây giờ đòi môi giới Việt Nam bồi thường thì nó bồi thường rất là ít. Khi đi có người bỏ ra tới USD$7.500 để được sang Đài Loan. Khi đì về môi giới chỉ trả cho $3.000 đô, cái tình trạng đó bây giờ ở đây rất nhiều.”

Trợ giúp

Những thanh niên như Trực và Giàu đã tìm đến Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu người Việt tại Đào Nguyên..Đây là phái bộ công giáo thiện nguyện do cha Nguyễn Văn Hùng đỡ đầu.

Linh mục Nguyễn Văn Hùng tại Đài Loan
Linh mục Nguyễn Văn Hùng GĐ Trung tâm giúp lao động và cô dâu VN tại Đài Loan

Bên cạnh việc cưu mang các cô dâu người Việt bị ngược đãi, rồi công nhân bị tai nạn lao động, Trung tâm hiện giờ đang là nơi tá túc cho hơn một chục công nhân xuất khẩu người Việt thất nghiệp.

Trong đó có ba người mới đến Đài loan tuần trước, và bị chủ từ chối vì không có tay nghề.

Tình hình kinh tế Đài Loan, theo linh mục Nguyễn Văn Hùng giám đốc Văn phòng, mấy tháng gần đây không được sáng sủa. Bảy hoạc tám trăm công ty đóng cửa, nhiều ngàn công nhân, trong đó có cả bản xứ, lẫn người nhập cư, bị đuổi việc.

Cha Hùng nói vì công nhân Việt Nam phải trả phí môi giới lao động cao gấp đôi công nhân nước khác, nhiều người muốn bồi thường, mới chịu về nước.

Còn đa số chấp nhận sống ngoài vòng pháp luật, tìm việc làm qua ngày để thu lại tiền vốn bỏ ra.

 
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 798 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 31
Khách: 31
Thành Viên: 0