Thứ Ba, 2024-11-05, 8:54 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 24 » Người Tây Tạng tìm phương thức đấu tranh mới
12:58 PM
Người Tây Tạng tìm phương thức đấu tranh mới
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2008-11-22

Các đại biểu Tây Tạng từ khắp nơi tựu họp về Dharamsala, thủ đô của chánh phủ lưu vong, tham gia hội nghị kéo dài từ hôm đầu tuần đến giờ, để thảo luận một phương cách đấu tranh mới cho tương lai xứ sở họ.

Photo: AFP

Người Tây Tạng biểu tình trước toà đại sứ Trung Quốc tại Madrid hôm 18-3-2008.

Trong phiên họp thứ 5 diễn ra hôm qua, đa số đại biểu dường như vẫn nghiêng về lập trường Trung Đạo, có tính cách ôn hòa, mà Đức Đạt Lai Lạt Ma hằng theo đuổi kiên trì từ nhiều thập niên qua.

Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu tống hợp tin tức liên quan đến hội nghị này.

Đặc phái viên Kelsang Gyaltsen của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố với báo chí bên lề phiên họp rằng, người dân Tây Tạng đang chờ đợi những dấu hiệu từ phía Bắc Kinh, xem họ có sự thay đổi nào đó trong chính sách đối với Tây Tạng hay không?

Trước khúc quanh của lịch sử hiện nay, nhân dân Tây Tạng phải đặt trọn vẹn tin tưởng vào truyền thống văn hóa, tôn giáo, cội nguồn của mình, và nhất quyết bảo vệ đất nước kiên cường, dân tộc anh dũng, với sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới, nhân danh công lý, lẽ phải , lý tưởng tự do, toàn dân Tây Tạng nhất quyết phục hồi nền độc lập cho xứ sở mình.

Ông Dhondup Lhadar

Từ căn bản đó, nhân dân Tây Tạng sẽ thống nhất lập trường đấu tranh của mình trong giai đoạn tới.

Phản ứng của Trung Quốc

Trong 8 lần đối thoại trực tiếp kéo dài nhiều năm qua giữa đặc phái viên của  ức Đạt Lai Lạt Ma với đại diện cao cấp của Trung Quốc, để thảo luận về tương lai của Tây Tạng, hai bên đã không tiến tới một giải pháp khả thi nào, hầu trao cho Tây Tạng quyền tự trị , thay thế chánh quyền hiện hữu, hoàn toàn do Bắc Kinh định đoạt, quản lý và kiểm soát.

Mới đây, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc lại cho đăng những lời lẽ đả kích Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho rằng Ngài tiếp tục vận động ngầm trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tây Tạng, đồng thời gây hiềm khích giữa các sắc tộc.

Cáo giác này cũng đã được người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc là ông Tần Cương nhắc lại trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, và nói thêm là quan điểm của Trung Quốc đối với Tây Tạng rất minh bạch và kiên quyết. Mọi chiêu bài muốn tách rời Tây Tạng khỏi Hoa Lục, dưới bất cứ trạng thái nào, đều không được chấp nhận, và nhất định sẽ thất bại, vì lẻ chánh phủ Tây Tạng lưu vong không được một ai công nhận.

Cùng lập lại quan điểm đó, tờ Tibet Daily, do đảng bộ Tây Tạng, trực thuộc trung ương đảng cộng sản Trung Hoa kiểm soát, đưa ra tín hiệu để cảnh báo cộng đồng Tây Tạng hải ngoại đang họp tại Dharamsala rằng, Bắc Kinh không bao giờ chấp nhận hay nhượng bộ trước một đường lối đấu tranh cứng rắn nào.

Khi trình bày chi tiết về những lần đàm phán giữa đặc sứ Tây Tạng với các đại diện của Bắc Kinh, giáo sư Samdhong Rinpoche, thủ tướng chánh phủ Tây Tạng lưu vong cho biết, là Trung Quốc yêu cầu Tây Tạng đệ nạp những nguyện vọng mà toàn dân mong muốn đối với tương lai của xứ sở , cũng như của chính mình, nhưng một khi nắm được các văn bản đó trong tay rồi , họ lại tức khắc bác bỏ và phủ quyết những điều khoản đòi hỏi quyền tự trị chân chính cho Tây Tạng.

Tiến sĩ Samdhong Rinpoche, nhấn mạnh, chính vì lẽ đó, hội nghị được triệu tập trong tuần này tại Dharamsala để thu thập ý kiến và lập trường thống nhất, trong cuộc đấu tranh tương lai.

Trong khi đó, lên tiếng với phóng viên RFA từ Dharamsala, ông Dhondup Lhadar, tổng thư ký phong trào đấu tranh của giới trẻ Tây Tạng hải ngoại tuyên bố rằng:

“Cuộc đấu tranh dai dẳng mà Đức Đạt Lai Lạt cũng như người dân Tây Tạng theo đuổi bấy lâu nay, bị xem như đã thất bại, trước sự thống trị của Bắc Kinh. Trước khúc quanh của lịch sử hiện nay, nhân dân Tây Tạng phải đặt trọn vẹn tin tưởng vào truyền thống văn hóa, tôn giáo, cội nguồn của mình, và nhất quyết bảo vệ đất nước kiên cường, dân tộc anh dũng, với sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới, nhân danh công lý, lẽ phải , lý tưởng tự do, toàn dân Tây Tạng nhất quyết phục hồi nền độc lập cho xứ sở mình”.

Ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma

Một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện ngay bên trong lãnh thổ Tây Tạng, đang đặt dưới sự cai trị khắt khe của Trung Quốc, dù phải đối phó với bao nhiêu tay mắt của công an mật vụ rình rập.

Kết quả cuộc thăm dò này được ông Karma Chopel, chủ tịch quốc hội Tây Tạng lưu vong loan báo với công luận, mới đây.

Trong số 17 ngàn ý kiến được ghi nhận , có 8000 ngàn người nói họ vẫn nghe theo lập trường đấu tranh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, 2000 người tiếp tục ủng hộ, đường lối “Trung Đạo” của Ngài. Hơn 5000 ngàn dân Tây Tạng, trong nước, muốn xứ sở độc lập với Trung Quốc.”

Qua kết quả sơ khởi này, phần lớn dân chúng Tây Tạng vẫn ủng hộ quan điểm đấu tranh ôn hòa mà Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trương.

Đồng bào của ông sẽ tiếp tục đấu kiên trì cho lý tưởng độc lập, tự do và nguyện vọng đó nhất định thành tựu, vì lẽ sớm muộn gì nền dân chủ cũng sẽ được tái lập trên toàn cõi Hoa Lục, với chừng 30 cuộc nổi dậy khắp nơi, do sự bất mãn cao độ của dân chúng đã quá mõi mệt, vì đời sống kinh tế khó khăn , dẫn đến bất ổn xã hội, hay một sự đổi đời, mà mọi người đang trông đợi.

Ông Khedroob Thongup

Điều này được chứng tỏ rõ nét hơn qua hội nghị kéo dài suốt từ đầu tuần đến nay.

Hy vọng cho một Tây Tạng dân chủ

Ông Moelam Tharchin, một đại biểu trẻ thuộc quốc hội Tây Tạng lưu vong nói lên lập trường của ông với RFA là:

“Bất cứ hình thức vận động nào, dù đó là giải pháp Tây Tạng hoàn toàn độc lập với Hoa Lục, bán độc lập hay tự trị, thì hãy chờ hội nghị kỳ này quyết định dứt khoát về phương thức ứng phó với Trung Quốc, trong tương lai.”

Ông khẳng định, tương lai đất nước Tây Tạng ra sao, mọi người đang trông chờ nơi hội nghị và chắc chắn toàn dân sẽ chọn giải pháp đấu tranh được 586 đại biểu thông qua, cuối tuần này.

Nhìn về tương lai của xứ sở Tây Tạng, ông Khedroob Thongup, một người cháu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hiện sinh sống ở Đài Loan tin rằng, đồng bào của ông sẽ tiếp tục đấu kiên trì cho lý tưởng độc lập, tự do và nguyện vọng đó nhất định thành tựu, vì lẽ sớm muộn gì nền dân chủ cũng sẽ được tái lập trên toàn cõi Hoa Lục, với chừng 30 cuộc nổi dậy khắp nơi, do sự bất mãn cao độ của dân chúng đã quá mõi mệt, vì đời sống kinh tế khó khăn , dẫn đến bất ổn xã hội, hay một sự đổi đời, mà mọi người đang trông đợi.

Ông cho là, khi ấy, Trung Quốc cũng như Tây Tạng sẽ được hưởng một thể chế dân chủ thật sự.

Category: Quốc Tế | Views: 939 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 549
Khách: 549
Thành Viên: 0