Thứ Năm, 2025-01-23, 3:25 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 25 » PCI và cú “húc” của chiếc sừng tê giác
9:31 AM
PCI và cú “húc” của chiếc sừng tê giác
25/11/2008 08:21 (GMT + 7)
Vụ PCI bên Nhật Bản và sừng tê giác Nam Phi không liên quan đến nhau. Nhưng nghi án 2,6 triệu USD với vết “nứt” trên Đại lộ Đông Tây và cú “húc” của sừng tê giác làm “rạn vỡ” hình ảnh Sứ quán ta tại Nam Phi có hiệu ứng giống nhau. Đến lúc cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc để xây dựng thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

>> Triệu hồi cán bộ ngoại giao nghi mua bán sừng tê giác
>> Tạm đình chỉ công tác ông Huỳnh Ngọc Sĩ

Vụ PCI và nghi án 2,6 triệu USD

Cuối cùng, sau 5 tháng chờ đợi, đã có chỉ đạo về xử lý vụ các quan chức công ty PCI của Nhật hối lộ 2,6 triệu USD cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban quản lý Dự án đại lộ Đông Tây. Ngày 19/11/2008, ông Sĩ đã bị đình chỉ chức vụ để cơ quan điều tra làm việc.

Vụ hối lộ của PCI do báo chí Nhật Bản khui ra từ nửa năm trước. Ngày 11/11, các cựu lãnh đạo của công ty tư vấn Nhật Bản PCI thừa nhận trước Tòa án Tokyo đã hối lộ 820.000 USD cho một quan chức Việt Nam. Theo tờ Yomiuri Shimbun, các công tố viên Nhật Bản khẳng định PCI đã cam kết đưa cho ông Sĩ tổng cộng 2,6 triệu USD, tương đương 10% giá trị hợp đồng để PCI được nhận các hợp đồng tư vấn liên quan đến các dự án trên.

Vụ hối lộ của PCI do báo chí Nhật Bản khui ra từ nửa năm trước. Ảnh: tuoitre.com.vn

Nhà báo Huy Đức đã viết trên SGTT: “Vấn đề là tại sao các cơ quan chống tham nhũng đã phải chờ “chỉ đạo của trên” trong khi hoàn toàn có thể tiến hành tố tụng theo pháp luật”.

Nếu vị quan chức có hành vi nhận hối lộ với số tiền khổng lồ như thế mà vẫn đàng hoàng đương chức, đương quyền, thì hỏi rằng, với thời gian 5 tháng, ông ta có đủ thời gian để hô “biến” 2,6 triệu USD kia không?

 Thủ tướng trả lời chất vấn của ĐBQH về PCI

Khi báo chí Nhật Bản loan tin việc đưa và nhận hối lộ có liên quan đến một cán bộ của Việt Nam, CP đã yêu cầu Bộ Ngoại giao liên hệ với bạn, chủ động yêu cầu chuyển hồ sơ cho chúng ta quản lý, xử lý, không thể để công dân Việt Nam do cơ quan tư pháp nước khác xử lý. Bạn một thời gian dài mới gửi "gọi là" hồ sơ, nhưng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý. CP đã yêu cầu cơ quan điều tra tiếp nhận xử lý, làm rõ, làm rõ tới đâu sẽ xử lý tới đó theo pháp luật Việt Nam. Chúng ta cùng với Nhật Bản cũng lập UB phối hợp đấu tranh ngăn chặn và xử lý tham nhũng liên quan đối với dự án ODA.

Tuy nhiên, chúng ta cũng mong cơ quan điều tra sẽ làm cho ra nhẽ vụ này và công khai cho cả nước biết về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ. Thủ tướng đã hứa “làm rõ tới đâu, xử lý tới đó”. Nhân dân đặt hy vọng vào tái khẳng định quyết tâm chống tham nhũng gần đây của Chính phủ.

Vài tháng trước, Bộ Ngoại giao ta đã phản ứng với phía Nhật bằng lời phủ nhận của chính Ban Quản lý dự án “không có hành vi tiêu cực như báo chí đã đưa”. Phía Việt Nam còn nói “chúng ta đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra chưa có kết luận cuối cùng, các cơ quan truyền thông của Nhật Bản cũng như của Việt Nam đều không nên đưa tin”.

Vấn đề này đúng sai xin nhường cho các nhà bình luận chính trị hay chuyên nghiệp về báo chí bàn thêm.

Và chiếc sừng tê giác Nam Phi

Nỗi lo PCI chưa xong thì một vụ khác lại xôn xao dư luận liên quan đến chiếc sừng tê giác vài chục nghìn đô la. Số tiền không quá lớn, nhưng sức mạnh cú “húc” của chiếc sừng tê giác Nam Phi vào nền ngoại giao Việt Nam khó mà tính được mức độ thiệt hại.

Bản tin tóm tắt của chương trình mang tên 50/50, kênh truyền hình Nam Phi SABC đã cho phát sóng đoạn băng video ghi lại được cảnh nhân viên sứ quán Việt Nam tại thủ đô Pretoria đang giao dịch sừng tê giác với một tay buôn lậu ngay trước cửa tòa sứ quán.

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Trần Duy Thi xác nhận người của sứ quán xuất hiện trong đoạn băng chính là bà Bí thư thứ nhất Vũ Mộc Anh. Ông cho biết nữ cán bộ này đã thừa nhận mình là người trong đoạn băng, nhưng kiên quyết khẳng định không tham gia buôn sừng tê giác.

Chương trình 50/50 cho biết thêm, tháng 7/2007, hai công dân Việt Nam từng bị bắt tại sân bay Nam Phi do mang theo 4 chiếc sừng tê giác. Hồi đầu năm nay, 18 kg sừng tê giác cũng bị thu giữ khi được vận chuyển từ Nam Phi về Hà Nội.

Ông Đại sứ Thi nói, việc làm trên đã làm mất uy tín Việt Nam vì xảy ra ngay trước cửa cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam. Đoạn phim còn chiếu lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới và những lời bình khó lọt tai về tệ nạn buôn sừng tê giác của người Việt.

Theo đồn đại, sừng tê giác có nhiều khả năng, trong đó có thể giúp các bậc nam nhi không mệt mỏi trong chuyện chăn gối, chữa được nhiều bệnh nan y. Có lẽ vì thế mà tại thị trường Việt Nam, một mẩu sừng tê giác bé tý có giá tới 150 triệu đồng mà chưa biết thật hay giả.

Điều này lý giải tại sao, có người bất chấp luật pháp quốc tế, lấy cả sự nghiệp chính trị và danh tiếng đất nước để đổi lấy cái sừng tê giác.

Trên công trường đúc đốt hầm dìm Thủ Thiêm (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Ảnh: Vietnamnet

Thời cơ để cải thiện hình ảnh đất nước

Kêu gọi đầu tư, nhưng nếu nhà thầu phải lại quả 10% giá trị hợp đồng như PCI, khó làm yên lòng nhân dân hay các nhà tài trợ quốc tế.

Dư luận đã nhắc nhở, trong vụ PCI, nếu các nhà tư vấn Nhật vu oan cho cán bộ Việt Nam ăn tiền hối lộ, chúng ta cũng phải làm cho ra nhẽ. Không thể để báo chí, tòa án nước ngoài tùy tiện phán xét làm ảnh hưởng đến uy tín cán bộ Việt Nam. Trong quan hệ ngoại giao, đó là điều không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, nếu Ban Giám đốc của Dự án đại lộ Đông Tây có “vấn đề” với 2,6 triệu USD thì cũng là cơ hội Việt Nam thể hiện quyết tâm chống tham nhũng như đã hứa.

Cả thế giới đang nhìn vào, 85 triệu nhân dân đang quan sát động thái của cơ quan pháp luật Việt Nam thực thi nhiệm vụ đến đâu và độ “cao” đến mức nào.

Vụ chiếc sừng tê giác Nam Phi gần như đã rõ ràng trước những chứng cứ khó có thể chối cãi do truyền thông nước ngoài cung cấp. Có cần đợi chỉ đạo tiếp để cơ quan điều tra vào cuộc?

Các bài viết về ngoại giao văn hóa


 Cuộc trình diễn vẻ đẹp tâm hồn quốc gia

Nâng hàm lượng văn hoá trong ngoại giao

Ngoại giao văn hoá và hình ảnh người Việt xấu xí

"Mảnh đất ngoại giao văn hoá mới chỉ được xới lên"

Tổ quốc mất bao nhiêu xương máu, mồ hôi để xây dựng hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Những vị đi sứ mang theo ngọn cờ đỏ sao vàng để đại diện cho đất nước. Vì thế, buôn lậu và các hành vi làm tổn hại đến uy tín quốc gia là điều tối kỵ của cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp.

Một nhà báo đã viết, nghi án PCI và Dự án Đại lộ Đông tây hé mở tại sao có nhiều vết nứt các đốt hầm dìm Thủ Thiêm. Có thể những vết nứt này chỉ là vết rạn chân chim trên bề mặt bêtông và không đáng sợ. Nhưng việc ai đó nhận 2,6 triệu USD của PCI một cách bất hợp pháp, nếu có thật, thì vết “nứt” này mới đáng thật sự lo ngại.

Vụ PCI và sừng tê giác không liên quan đến nhau. Nhưng nghi án PCI với vết “nứt” trên Đại lộ Đông Tây và cú “húc” của tê giác Nam Phi làm “rạn” hình ảnh đất nước lại có hiệu ứng giống nhau. Đến lúc cần nhìn nhận lại một cách căn bản những gì chúng ta đã, đang và sẽ hành động để xây dựng hình ảnh đất nước.

Chúng ta có thể tự giấu mình, trốn tránh sự thật, nhưng trong sân chơi hội nhập, thế giới buộc ta phải nhìn thẳng vào những sự thật ấy. Báo chí trong nước có thể giữ im lặng vì lí do này khác, nhưng với báo chí nước ngoài, không có gì có thể ngăn hđi đến tận cùng của sự thật. Những lời bình khá tàn nhẫn của họ sẽ phát đi khắp thế giới.

Chờ đợi người cầm bút bên Nhật tìm dấu vết hàng triệu USD trong vụ PCI hay camera của truyền hình Nam Phi soi ra chiếc sừng tê giác trong va li ngoại giao, đôi khi thời gian không ủng hộ chúng ta....

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 946 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 3
Khách: 3
Thành Viên: 0