Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 25 » SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẠC LIÊU: CHỐNG CHỦ TRƯƠNG CHÍNH PHỦ HAY THÙ HẰN QUÁ KHỨ?
12:35 PM
SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẠC LIÊU: CHỐNG CHỦ TRƯƠNG CHÍNH PHỦ HAY THÙ HẰN QUÁ KHỨ?

SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẠC LIÊU: CHỐNG CHỦ TRƯƠNG CHÍNH PHỦ HAY THÙ HẰN QUÁ KHỨ? magnify
Mẫu đơn xin cấp Lý Lịch Tư Pháp của Sở TP tỉnh Bạc Liêu

.

November 24, 2008

.

Vừa rồi, tôi có nhờ đứa em đến Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu mua dùm bộ hồ sơ xin cấp Phiếu Lý Lịch Tư Pháp. Khi ghi vào các mục của tờ Đơn xin cấp Phiếu Lý Lịch Tư Pháp thì tôi ngớ người ra vì thấy tờ đơn in sẳn của Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu có phần khai báo thật hết sức kỳ cục.

Đó là phần khai về tiền án của đương sự thì mẫu in chừa có 1 dòng ngắn ngủn, nếu đương sự có tiền án thì sẽ không đủ chổ để ghi. Ngược lại, phần dưới họ tên cha mẹ thì có dòng “Nghề nghiệp (cấp bậc, chức vụ) trước và sau ngày 30/4/1975 ở đâu, làm gì?” (Xem ảnh trên) thì chừa trống đến 3 dòng.

Tại Điều 1 Thông tư Liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/2/1999 của Bộ Tư pháp- Bộ Công an về “Quy định cấp Phiếu lý lịch tư pháp” ghi rõ:

“Phiếu lý lịch tư pháp là loại phiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm 5 mục I của Thông tư liên tịch này, cấp cho người có yêu cầu nhằm xác nhận người đó có hoặc không có tiền án”. “Một người chỉ bị coi là có tiền án khi có bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên người đó phạm tội và chưa được xóa án tích theo quy định của pháp luật” (Điều 2).

Như vậy, Lý Lịch Tư Pháp của công dân đâu có liên quan gì đến việc cha mẹ người đó trong quá khứ đã làm việc gì.

Đơn xin cấp Lý Lịch Tư Pháp ban hành kèm theo Thông tư 07/1999/TTLT-BTP-BCA (Mẫu số 02/TP-LLTP) không hề yêu cầu khai hoạt động quá khứ của cha mẹ công dân. Tôi cũng đối chiếu với Mẫu số 02/TP-LLTP của các tỉnh, thành khác công bố trên website của mình như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hậu Giang, Vĩnh Phúc… cũng không hề thấy có yêu cầu này, duy chỉ có tỉnh Bạc Liêu tự “đẻ” thêm cái khoản soi mói quá khứ cha mẹ công dân.

Nếu đương sự 18 tuổi có hộ khẩu thường trú tỉnh Bạc Liêu mà xin cấp Lý Lịch Tư Pháp, cha mẹ đương sự cao nhất cũng 40 tuổi là cùng, tức sinh khoảng năm 1968, vậy thì đương sự sẽ ghi thế nào ở câu hỏi “Nghề nghiệp (cấp bậc, chức vụ) trước và sau ngày 30/4/1975 ở đâu, làm gì?” của Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu? Chẳng lẽ ghi “Trước 30/4/1975 ngụ ấp… xã… huyện… tỉnh Bạc Liêu, nghề nghiệp ở truồng tắm mưa. Sau 30/4/1975 cũng ngụ ấp… xã… huyện… tỉnh Bạc Liêu, nghề nghiệp ở truồng tắm mưa”???.

Tôi chả hiểu Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu cần biết cha mẹ người xin cấp Lý Lịch Tư Pháp “trước và sau 30/4/1975 làm gì, ở đâu” nhằm mục đích gì? Để “ghi “sổ bìa đen” đây là thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” rồi gây khó dễ, hoạnh họe đủ điều để không cấp giấy tờ hay phân công người theo dõi, rình mò chăng?

Rõ ràng, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu tự “đẻ” ra cái sự soi mói quá khứ do điều kiện chiến tranh để lại trong thời buổi ngày nay vừa trái luật, vừa trái chủ trương xóa bỏ hận thù xây dựng xã hội mới của Nhà nước, vừa thể hiện tư tưởng lạc hậu, nếu không muốn nói là tư tưởng hằn học với quá khứ của công dân một cách vô lý.

Ở góc độ khác, sự việc này còn cho thấy một bộ phận quan chức tỉnh Bạc Liêu có tư tưởng công thần, vênh vang tự đắc cho rằng mình “lý lịch đỏ” khi cố tình gán ghép sự kiện chính trị vào một quan hệ quản lý hành chính (cấp Lý Lịch Tư Pháp)-không dính dáng gì đến hoạt động chính trị, đối với công dân.

Chính những quan chức đại diện cho Nhà nước mà còn có thái độ hằn học quá khứ như thế, thì việc Chính phủ Việt Nam kêu gọi “xóa bỏ hận thù”, “hòa hợp hòa giải dân tộc” liệu người dân có thể tin được hay không khi mà “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thế này?

.

Tạ Phong Tần

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 822 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 541
Khách: 541
Thành Viên: 0