Ông Nguyễn Quốc Triệu dạo này đang đọc sách Thiền hay sao thế? Phát biểu ở Quốc hội chứ cứ đang trả bài trước sư phụ trong chùa. Sư phụ: "Thiện là gì? Ác là gì? Thiện với ác lấy gì tường minh? tranh đấu với nhau thế nào? Con lấy ví dụ ta nghe?"
Nguyễn Quốc Triệu: "Câu
chuyện về an toàn thực phẩm là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chưa
biết hồi kết đến bao giờ. Ông Thích Ca 2.552 năm đã kêu gọi từ bi. Chúa
Jesus cũng thế thôi, đến chủ nghĩa Mác - Lênin cũng kêu gọi đấu tranh
giữa thiện và ác, bây giờ vẫn phải tiếp tục. Tức là anh làm tiêu cực,
là hình ảnh xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe, đó là cái ác, cái thiện là
chúng ta phải bảo vệ nhân dân." An toàn thực phẩm: Bộ Y tế chỉ gác mâm cơm | Chủ tịch UBND Tp Ha Noi, Nguyễn Quốc Triệu (Ảnh: Lê Anh Dzũng) |
Nhìn lại ảnh ông thấy cũng có phần giống chú Tễu. Thảo nào thích kể chuyện tếu. Nói thêm về chuyện an toàn thực phẩm, ở Mỹ có Cơ quan thực phẩm và thuốc Mỹ (U.S. Food and Drug Administration-
FDA) trực thuộc Bộ Y tế, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vấn đề liên
quan tới an toàn thực phẩm, thuốc men, mỹ phẩm, thiết bị y tế... Ở
Việt Nam thì các bộ chồng chéo nhau, riêng quản lý an toàn thực phẩm mà
có đến ba bộ Nông, Công, Y cùng quản, dẫn đến chẳng bộ nào chịu trách
nhiệm. Và ông Bộ trưởng Y tế chỉ nhận việc gác mâm cơm. Dẫn tới việc
chỉ một câu hỏi đơn giản của đại biểu Quốc hội về vấn đề an toàn thực
phẩm mà ba vị Bộ trưởng cùng đăng đàn giải trình nhưng theo Vnexpress,
vẫn "không làm sáng tỏ được câu hỏi của bà Mai". Ngay cả việc ai là
người chịu trách nhiệm chính, họ vẫn không biết là ai và Bộ trưởng Y tế
phải xin khất là sẽ trả lời bằng văn bản. Không rõ cái văn bản đó có
cần tới chữ ký của ba ông Bộ trưởng nữa hay không? Một
nền hành chính cồng kềnh, quá nhiều cơ quan chồng chéo quản lý một vấn
đề và khi có sự cố xảy ra thì những cơ quan này sẽ đổ lỗi cho nhau,
không có ai chịu nhận trách nhiệm cả (vì quả thực, mỗi cơ quan đều có
một phần trách nhiệm trong đó). Đó cũng là lý do khi đăng đàn, chỉ mới
thấy ông Bộ trưởng Nông nghiệp nhận trách nhiệm chính trong việc dự báo
sai dẫn tới ngừng xuất khẩu gạo về mình trong khi các ông Bộ khác, nếu
nhiều nhặn thì sẽ cũng chỉ xin nhận trách nhiệm "một phần" (lời ông Bộ
trưởng Công thương). Cái gì cũng một phần, miếng ăn các vị cũng phải sẻ
cho nhau mỗi người một ít, nên trách nhiệm, nếu có nhận thì cũng chỉ
một phần thôi. Và sẽ còn phải cãi nhau chán, công văn này đi qua, văn
bản kia đi lại, để xem ai nhận phần to, ai nhận phần nhỏ trong cái mớ
bòng bong có tên là "trách nhiệm". Cho dù cái "trách nhiệm" ấy chỉ là
một thứ trách nhiệm tinh thần và rất ít khả năng dẫn tới các trách
nhiệm hành chính của các vị. PS1:
Kể ra ông Triệu tấu hài ở Quốc hội có mua vui được vài tiếng cười trong
các đại biểu QH nhưng chứng tỏ trình độ cao cấp chính trị của ông có
vấn đề. Không ai nói chủ nghĩa Marx-Lenin là đấu tranh giữa thiện với
ác cả, ông Triệu đã hoàn toàn quên rằng tính giai cấp, chứ không phải
đạo đức, là nền tảng của chủ nghĩa này. Không những thế, ông còn so
sánh chủ nghĩa Marx-Lenin với tôn giáo, trong khi đó Marx từng nói "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". PS2: Bộ trưởng Y tế nói rằng an toàn thực phẩm là câu chuyện thiện ác "chưa biết hồi kết đến bao giờ". Ông
còn xin Quốc hội giúp đỡ Bộ Y tế (và hai bộ nữa, và các UBND địa phương
nữa) trong cuộc chiến đấu gay go quyết liệt giữa Thiện và Ác, Ánh Sáng
và Bóng Tối, Harry Potter và You-Know-Who này. Thế
nên nhân dân cứ việc tiếp tục phải ăn uống thực phẩm không an toàn dài
dài vì "chưa biết hồi kết đến bao giờ". Tất nhiên nếu gặp phải một số
rủi ro trong cuộc chiến thực phẩm thì nhân dân có thể biết đến hồi kết
sớm hơn dự kiến. Biết làm thế nào được. In Mr. Trieu, we trust.
Quốc hội Bài trả lời
phỏng vấn thẳng thắn của ông Cư Hòa Vần, Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt
Nam. Các câu hỏi của phóng viên Pháp luật TPHCM (không nêu tên) cũng
hay.Thực
chất hoạt động chất vấn ở QH cũng chỉ là cho vui, tạo ra một không khí
dân chủ nửa vời, các bộ trưởng lên bục đăng đàn, giả bộ nhận khuyết
điểm hay xin rút kinh nghiệm để vui lòng đại biểu Quốc hội. Các đại
biểu Quốc hội thì giả bộ gay gắt, chất vấn nhiệt tình các Bộ trưởng để
vui lòng cử tri. Các bộ trưởng, ông nào trả lời hay, tỏ ra nhận trách
nhiệm và có khiếu ăn nói tốt thì được khen. Ông nào ăn nói vụng hay
"ngoan cố" không chịu nhận trách nhiệm lại còn bướng thì bị chê. Nhưng
rút cục vẫn thế thôi.Gọi
nó là nhạt như báo Pháp luật TP HCM và ông Vần thì cũng đúng là nhạt,
nhưng chính xác hơn thì đó là sự qua quýt, dân chủ giả hiệu, mỗi năm
bắt các bộ trưởng đăng đàn trả lời vài bận như một thứ nghĩa vụ cho
xong, để chứng tỏ rằng nền dân chủ vẫn hoạt động và hơn 400 đại biểu
Quốc hội vẫn đang làm việc, giám sát chính quyền. Cái
chức năng chính của Quốc hội là soạn luật thì chẳng thấy đâu. Quốc hội
cũng chả có quyền gì đối với thành viên Chính phủ, ngoài quyền "hỏi". Ở
Mỹ, hoạt động giám sát chính quyền của Quốc hội chủ yếu thông qua các
Ủy ban chuyên trách. Có chừng 200 Ủy ban hay Tiểu ban về đủ mọi thứ vấn
đề trong Quốc hội Mỹ. Các ủy ban này có quyền gọi các quan chức chính
quyền ra điều trần trước Quốc hội về một vấn đề gì trong nước hay quốc
tế. Không chỉ quan chức mà họ có thề mời các công dân, hay thậm chí là
người nước ngoài ra giải trình. Hoạt động chính của Quốc hội là làm
luật và thông qua ngân sách, chính sách. Các Ủy ban còn có trách nhiệm
nghiên cứu, đề ra giải pháp, soạn thảo luật, giám sát hoạt động cơ quan
công quyền, điều tra các sai phạm của các cơ quan công quyền...Quốc hội
Mỹ từng luận tội Tổng thống Mỹ. Ở Việt Nam, quyền của Quốc hội nhiều
lắm là quyền "phê bình" và cũng chỉ dừng lại ở mức độ phê bình Bộ
trưởng thôi. Cấp cao hơn thì phê bình nếu có sẽ do TW Đảng và Bộ Chính
trị.Xem
ra họp Quốc hội xem ra không khác mấy show trên truyền hình, thi xem ai
trả lời câu hỏi ứng xử hay nhất, khéo nhất. Chất vấn xong thì các đại
biểu lên xe hay máy bay trở về địa phương. Hết chuyện. Đó là chưa kể
những công việc đình trệ ở nhiều địa phương do các đại biểu quốc hội
kiêm nhiệm là những quan chức chính quyền địa phương bận ra Hà Nội vài
tuần để họp Quốc hội.Nhưng
dù sao như thế cũng tốt, báo chí còn có cái mà đăng. Nhân dân cũng được
dịp một năm đôi bận thấy các Bộ trưởng uy nghi tai to mặt lớn bị "hỏi
bài".Dù cũng chẳng ích gì."
Thưa ông, hoạt động chất vấn ở QH đã tiến hành qua nhiều kỳ họp nhưng
có dư luận cho rằng hoạt động này ngày càng nhạt dần, ông nghĩ sao?+
Tôi cho dư luận này là đúng. Khi Chính phủ trả lời chất vấn, lúc đầu
thì ai cũng hào hứng vì các vấn đề được đặt ra đều nóng bỏng, bức xúc.
Thế nhưng qua nhiều kỳ họp, người ta thấy rằng các nội dung cứ lặp đi
lặp lại. Các bộ trưởng cứ trả lời, cứ hứa nhưng QH cũng không kiểm tra
sát sao xem hứa thế thì làm được đến đâu. Bộ trưởng khi trả lời cũng ít
khi nói rõ trách nhiệm cá nhân, đưa ra giải pháp và thời hạn giải quyết
vấn đề nên có nhiều việc cử tri thấy nản lòng. Theo ông, hoạt động chất vấn chưa thực sự làm cử tri hài lòng thì trách nhiệm thuộc về Quốc hội hay Chính phủ? ...Cử
tri mong những gì bộ trưởng làm chưa hết trách nhiệm hoặc làm sai thì
phải nhận trách nhiệm và thực tế là các bộ trưởng cũng rất hay nói “Tôi
xin nhận trách nhiệm”. Nhưng cử tri vẫn không hài lòng, theo ông thì
tại sao?+
Bởi vì ông cứ nói rằng “Tôi chịu trách nhiệm” nhưng cử tri không biết
rằng ông chịu trách nhiệm cái gì, thế nào và đến mức nào. Các bộ trưởng
cứ nói chịu trách nhiệm chung chung như thế thì nói xong là thôi, nói
là để vỗ về cho cử tri yên lòng thôi.Tôi
cho rằng bộ trưởng muốn làm dân hài lòng thì phải thực hiện lời hứa cho
nghiêm túc chứ không phải cứ trả lời chất vấn, nhận trách nhiệm cho
xong chuyện. Cạnh đó thì các cơ quan của QH phải giám sát đến nơi đến
chốn. Thủ tướng phải tỏ thái độ "Linh |
|