Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-11-25
Vào ngày 22 tháng 11 năm 2008, trên trang nhà của Vietcatholic.net có đưa một thông báo, với đề tựa:
Ngày xét xử các nạn nhân vì Công Lý và Sự Thật ở giáo Xứ Thái Hà.
Photo Vietnamnet
Miếng đất đã trở thành công viên, sự việc đã an bài?
Trong thông báo cho biết 8
giáo dân của giáo xứ Thái Hà là: Bà Ngô Thị Dung, Bà Nguyễn Thị Nhi, ông
Thái Thanh Hải, ông Nguyễn Đắc Hùng, Bà Lê Thị Hợi, Ông Lê Quang Kiện, Ông
Giuse Phạm Trí Năng, Bà Nguyễn Thị Việt, sẽ ra tòa vào ngày mùng 5 tháng 12 tại
Hà Nội.
Không xử ở tòa mà ở trụ sở
UBND
HiềnVy đã tiếp chuyện với luật
sư Lê Trần Luật, người sẽ bào chữa cho họ và đã được LS Luật xác định:
“Họ không xét xử tại trụ sở của
toà án Hà Nội mà họ xét xử ở tầng bốn của một tòa nhà mà họ bảo rằng đó là trụ
sở của Ủy ban Nhân Dân phường Ô Chỗ Dừa, là một phường thuộc quận Đống Đa, Hà Nội,
chứ không xử ở toà”
Luật
sư Lê Trần Luật
“Tôi đã chính thức nhận được
quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án quận Đống đa về những người Thái Hà
vào ngày 5 tháng 12 năm 2008. Theo thông tin của các Cha thì ngày mùng 5 sẽ là
ngày phong chức cho 1 linh mục ở một tỉnh phía Bắc.
Thông thường thì khi phong
chức cho một linh mục nào đó thì tất cả các Cha của giáo phận Thái Hà sẽ phải
có mặt để làm lễ tấn phong cho Cha đó.
Có thể là một chọn lựa ngẫu nhiên, mà
cũng có thể họ có một chủ đích. Nếu có chủ đích thì rõ ràng là họ muốn chọn
ngày đó, vì các linh mục sẽ không có mặt ở Hà Nội để tham dự phiên tòa ngày hôm
đó”
Vụ
án của giáo dân Thái Hà sẽ không được xét xử tại tòa án như những vụ án khác
“Họ không xét xử tại trụ sở của
toà án Hà Nội mà họ xét xử ở tầng bốn của một tòa nhà mà họ bảo rằng đó là trụ
sở của Ủy ban Nhân Dân phường Ô Chỗ Dừa, là một phường thuộc quận Đống Đa, Hà Nội,
chứ không xử ở toà”
Xử công khai nhưng tham dự phải làm đơn
Và
không phải ai cũng có thể tham dự được:
“Theo luật Việt Nam, thì tòa
án phải xét xử công khai. Mọi người trên 16 tuổi đều có thể tham dự
được. Một trong những nguyên tắc của phiên tòa là phải được xét xử công khai,
trừ những trường hợp mà có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phảm của người bị hại
thì được xét xử kín, nhưng những vụ án khác thì bắt buộc phải xử công khai. Đặc
biệt trong phiên tòa này thì tòa án nhân dân Hà Nội bảo rằng là, trừ luật sư và
bị can ra, người nào muốn tham dự phiên tòa thì phải xin phép. Họ yêu cầu phải
xin phép tòa mới được tham dự phiên tòa là trái với tắc xét xử công khai. Điều
đó phản ánh là chính quyền Hà Nội muốn hạn chế số lượng người tham gia.”
Tuy
nhiên những điều này lại không được viết trên một văn bản nào cả:
Đặc
biệt trong phiên tòa này thì tòa án nhân dân Hà Nội bảo rằng là, trừ luật sư và
bị can ra, người nào muốn tham dự phiên tòa thì phải xin phép.
Luật
sư Lê Trần Luật
“Họ triệu tập bị can lên, và
bảo rằng nếu người thân hay những người nào đó, mà bị can hay luật sư biện hộ,
muốn họ có mặt thì những người phải làm đơn xin phép tòa”
Phá rối trật tự công cộng
và hủy hoại tài sản quốc gia
Theo
luật sư lê Trần Luật, những giáo dân Thái Hà bị truy tố hai tội là phá rối trật
tự công cộng và hủy hoại tài sản quốc gia
“Lúc đầu họ khởi tố tội hủy
hoại tài sản, nhưng sau đó họ thấy không ổn, vì tội này rất khó mà chứng minh
là người giáo dân hủy hoại tài sản, nên họ lại chuyển qua một cái tội danh
khác. Đó là tội gây rối trật tự công cộng.
Nên khi họ hoàn tất hồ sơ để
truy tố những giáo dân này tội gây rối trật tự công cộng, thì đến khi
chuẩn bị xét xử, tòa án lại yêu cầu họ khởi tố thêm một tội danh nữa là tội hủy
hoại tài sản. Như vậy thì cho đến ngày 5 tháng 12 năm 2008 này, tất cả các giáo
dân đó bị truy tố và xét xử 2 tội là tội gây rối trật tự công cộng và tội hủy
hoại tài sản.”
Nhưng
luật sư Lê Trần Luật tin rằng khi cầu nguyện thì giáo dân không thể gây rối loạn
cho xã hội được
“Theo quan điểm của tôi thì tất
cả những giáo dân trong trạng thái cầu nguyện là một trạng thái thể hiện cái ước
muốn, mong muốn bề trên ban ân phước hoặc là cầu nguyện cho một cái gì đó. Cầu
nguyện trong tấm lòng họ im lặng thì không thể khởi tố họ vào tội gọi là gây rối
trật tự công cộng như là Tòa Án Nhân dân thành phố Hà Nội truy tố họ.”
Bà
Ngô thị Dung, một bị cáo, cũng đã khẳng định điều này:
“Theo quan điểm của tôi thì tất
cả những giáo dân trong trạng thái cầu nguyện là một trạng thái thể hiện cái ước
muốn, mong muốn bề trên ban ân phước hoặc là cầu nguyện cho một cái gì đó. Cầu
nguyện trong tấm lòng họ im lặng thì không thể khởi tố họ vào tội gọi là gây rối
trật tự công cộng như là Tòa Án Nhân dân thành phố Hà Nội truy tố họ.”
Luật
sư Lê Trần Luật
“Chúng tôi chỉ có một mục
đích là vào để cầu nguyện. Khi cha Uy làm lễ thì chúng tôi chỉ có làm dễ đường
vào để cầu nguyện. Mọi người ở bên ngoài còn tôi đang ở bên trong. Những mảnh
tường rơi xuống thì tôi lấy cái cuốc sang những gạch vỡ.
Chúng tôi không có một
hành vi gì để gây phá hoại tài sản của xã hội. Họ cho là tôi phá hại tài sản
nhưng mà tôi nghĩ đó là không phải. Tôi không có tội. tôi nghĩ đơn giản là tôi
không có tội. Sự việc của tôi làm đúng chứ tôi không có làm
sai”
Luật
sư Lê Trần Luật rất mong được sự hỗ trợ của giới truyền thông để việc xét
xử các giáo dân Thái Hà được công minh:
“Mặc dầu chính quyền muốn hạn
chế dư luận trong nước và dư luận quốc tế bằng cách di chuyển trụ sở đến một
nơi không phải là tòa án để xét xử, rồi lại bảo là những người muốn tham dự
phiên tòa phải có đơn xin phép thì mới tham dự được. Như vậy thì họ đã cố tình
hạn chế số lượng người tham dự phiên tòa để tránh đi những dư luận xấu.
Nên tôi
rất mong muốn dư luận trong nước và quốc tế hãy hỗ trợ cho tôi và cho những
giáo dân Thái Hà bằng cách lên tiếng để thấy rõ bản chất của nhà nước ViệtNam,
là dù họ muốn vụ này, mặc dù gọi là xét xử công khai, nhưng bản chất kế hoạch của
họ là một vụ xử kín để tránh dư luận, nên xin hãy hỗ trợ chúng tôi”
|