Thứ Hai, 2024-12-30, 11:15 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 26 » Việt Nam đang đi dây
4:07 PM
Việt Nam đang đi dây
AFPGiang chuyển ngữ

HÀ NỘI – Việt Nam, giống như nhiều nước khác trên thế giới, đang tìm cách kích thích nền kinh tế của mình giữa cuộc suy thoái toàn cầu, nhưng lại lâm vào một tình trạng khó xử bởi vì phải giữ cho nạn gia tăng giá cả phi mã không bùng phát trở lại, các chuyên viên nói.

Với một hệ thống ngân hàng tương đối nhỏ và cô lập, Việt Nam không trực tiếp đối diện với cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, cuộc khủng hoảng này đã kích hỏa sự tan chảy của phố Wall và tiếp theo đó là sự khan hiếm tín dụng toàn cầu rồi đến sự rối loạn của thị trường tài chính thế giới.

Nhưng những ảnh hưởng kinh tế lan rộng của điều được coi là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tệ hại nhất kể từ thời Đại Khủng Hoảng, đang được cảm nhận trong nền kinh tế đang phát triển này. Nhất là trong khu vực xuất khẩu quan yếu.

Giữa sự suy giảm của nhu cầu từ hải ngoại, xuất khẩu hàng tháng của Việt Nam sụt giảm đều đặn từ $6.5 tỷ đô la trong tháng Bảy, $6 tỷ đô la trong tháng Tám, $5.3 tỷ đô la trong tháng Chín, rồi $5.1 tỷ đô la trong tháng Mười.

Dù vẫn còn quá sớm để cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang rút ra khỏi thị trường tài chánh, trong tháng vừa qua họ chỉ bán ra cổ phiếu và chứng khoán.

Sự gia tăng giá cả ở mức độ 2 con số suốt năm và đứng ở mức 26.7 phần trăm trong tháng Mười, hơi giảm nhẹ sau khi có sự giảm giá năng lượng toàn cầu và giá nguyên liệu.

Nhằm giảm bớt khối lượng tiền mặt để chống lạm phát, nhà cầm quyền đã tăng lãi xuất và tiền dự trữ trong ngân hàng nhiều lần trong năm.

Nhưng điều này lại gây ra khan hiếm tín dụng cho các khoản đầu tư và vốn hoạt động của các nhà kinh doanh, buộc ngân hàng trung ương phải đảo ngược lại chính sách tiền tệ trong lúc những yếu tố địa phương và quốc tế đã làm chậm đà phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Kể từ cuối tháng Mười, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã hai lần giảm lãi xuất chuẩn. Hiện nay mức lãi xuất này là 12 phần trăm và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuần trước đã nói rằng sẽ còn nhiều đợt cắt giảm lãi xuất để giải tỏa tín dụng trong năm tới.

Ông Phạm Đỗ Chí, giám đốc kinh tế ở quỹ đầu tư VinaCapital Group, đồng ý rằng “nhà nước có thể giảm lãi xuất hơn nữa để thúc đẩy nền kinh tế qua những thành phần kinh tế tư nhân trong nước và thành phần kinh tế do nước ngoài đầu tư.”

“Họ có thể giảm lãi xuất cơ bản nhiều hơn nữa, khoảng 2 phần trăm trong vòng ba tháng tới. Nền kinh tế có thể chịu đựng được sự cắt giảm này bởi vì chúng ta đã thấy rằng sự gia tăng giá cả đang giảm dần, và nền kinh tế đang nguội bớt.”

Sự gia tăng giá cả của các mặt hàng tiêu dùng đã bắt đầu ngừng lại và giảm nhẹ so với cùng kỳ tháng trước khoảng 0.2 phần trăm, các số liệu của nhà cầm quyền cho thấy.

Chỉ tiêu của nhà cầm quyền Cộng Sản là mang mức độ gia tăng vật giá từ 23-24 phần trăm trong năm 2008 xuống dưới 15 phần trăm trong năm 2009, nhằm ngăn chặn sự nổi giận của nhân dân và một đợt sóng bất ổn về lao động.

Các lãnh đạo cũng cắt giảm chỉ tiêu tăng trưởng từ 8.5 phần trăm của năm ngoái xuống khoảng 6.5 phần trăm cho năm nay và sang năm- mặc dầu nhiều kinh tế gia tiên đoán rằng mức gia tăng của tổng sản lượng sẽ dưới 6 phần trăm trong năm tới.

Nhà cầm quyền còn tiên đoán rằng xuất khẩu sẽ giảm xuống từ 33 phần trăm xuống còn 13 phần trăm trong năm 2009.

“Khi tình thế đã hoàn toàn thay đổi trong vòng từ ba đến bốn tháng, giảm lãi xuất là một quyết định đúng hướng.” Ông Sebastien , kinh tế gia của nhóm Calyon of Crédit Agricole French đặt trụ sở ở Hồng Kông, nói.

"Mức độ gia tăng vật giá ở Việt Nam là khổng lồ nhưng dần dần sẽ không còn là mối quan tâm bởi vì các động lực làm giảm thiểu sự tăng giá đang tác động khắp nơi và các động lực nầy vô cùng, vô cùng mạnh.”

Dẫu vậy, khoảng hở cho Việt Nam xoay xở rất hạn chế bởi vì mối nguy vật giá gia tăng chưa biến mất. Chẳng hạn, một số chuyên viên cảnh cáo rằng sự tăng lương trong khu vực dịch vụ quốc doanh trong năm tới sẽ đóng góp vào việc thực đẩy vật giá gia tăng trở lại.

“Sự thách đố chính là bằng cách nào anh điều hành một tình huống kinh tế vĩ mô, sao cho anh có thể đối phó với sự trì trệ kinh tế toàn cầu mà không làm sống lại áp lực lạm phát trong quá khứ.” Ông Chi nói.

Ông Võ Trí Thành, giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương của bộ Quy Hoạch và Đầu Tư, nói rằng “đã đến lúc chúng ta có thể nới tay một cách thận trọng trong các chính sách kinh tế vĩ mô.”

Một sự nới lỏng trong các chính sách kinh tế là một điều cần thiết ”nhất là khi các vấn đề xã hội bắt đầu xuất hiện,” ông nói, trong lúc chỉ ra những dấu hiệu về sự gia tăng của các cuộc đình công và mức độ thất nghiệp.


© DCVOnline
Category: Kinh tế | Views: 781 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 14
Khách: 14
Thành Viên: 0