Một
nhà báo Việt Nam nói rằng, quy trình xem xét tổ chức đấu thầu, chọn
thầu, phê duyệt trúng thầu tại Việt Nam là hết sức phức tạp. Và trong
một quy trình phức tạp như vậy, ông Huỳnh Ngọc Sĩ không thể là người có
quyền quyết định một mình. Biên tập viên Thiện Giao tìm hiểu thêm sau
đây.
Photo courtesy Vietnamnet
Một đoạn của xa lộ Đông Tây ở TPHCM
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ: cái đầu mối cực kỳ quan trọng
Từ ngày 21 tháng 11 trở đi,
ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã trở thành đầu mối cực kỳ quan trọng trong việc làm rõ những
bê bối liên quan đến vụ công ty PCI hối lộ trong các dự án xây dựng tại Sài
Gòn. Một nhà báo Việt Nam, yêu cầu không nêu tên, nói với chúng tôi như vậy khi
đưa ra phân tích liên quan đến những thông tin được công khai trên báo chí
trong và ngoài nước cho đến thời điểm hiện nay.
ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã trở thành đầu mối cực kỳ quan trọng trong việc làm rõ những
bê bối liên quan đến vụ công ty PCI hối lộ trong các dự án xây dựng tại Sài
Gòn
Nhà báo này nói rằng, rõ
ràng, có một sự chênh lệch đáng kể giữa số tiền ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị cáo buộc
nhận hối lộ so với số tiền mà những người hối lộ bị kết tội hình sự. Thêm vào
đó, bên cạnh những công trình mà PCI phải đấu thầu để được tham gia, đã có một
công trình mà PCI được chỉ định đảm nhiệm mà không qua đấu thầu; công trình đó
liên quan trực tiếp đến dự án Đại Lộ Đông Tây.
Trong một bản tin do báo Nông
Thôn Ngày Nay đưa ra cách đây ít hôm, thì ông Huỳnh Ngọc Sĩ phải nhập viện vì
“tai biến tim mạch.” Luật sư Nguyễn Vân Nam, hiện đang sống tại Sài Gòn, nói rằng
điều này sẽ khiến cuộc điều tra chậm lại, để người liên đới “có thời gian bình
tĩnh trở lại.”
“Trong trường hợp nhân chứng
hay đối tượng bị truy cứu trách nhiệm nằm trong trường hợp sức khoẻ không thể
phản ứng lại được một cách bình thường và minh mẫn, thì công pháp quốc tế, luật
pháp quốc tế, đều phải để cho họ có thời gian bình tĩnh trở lại, phục vụ cuộc
điều tra.”
Bản tin của nhật báo Yomiuri
của Nhật Bản số ra ngày 12 tháng 11 viết rằng, những nghi can người Nhật, vốn
là các cựu viên chức cao cấp của công ty PCI, đã nhận tội ngay trong buổi luận
tội đầu tiên tại toà án Quận Hạt Tokyo. Bản tin nói rằng, tiền hối lộ quan chức
thành phố Hồ Chí Minh lên đến 2 triệu 430 ngàn Mỹ kim. Tuy nhiên, phía công tố
chỉ thiết lập tội hình sự liên quan đến số tiền 820 ngàn Mỹ kim được đưa cho
ông Sĩ 2 lần, vào năm 2003 và 2006.
Bản tin nói rằng, tiền hối lộ quan chức
thành phố Hồ Chí Minh lên đến 2 triệu 430 ngàn Mỹ kim. Tuy nhiên, phía công tố
chỉ thiết lập tội hình sự liên quan đến số tiền 820 ngàn Mỹ kim
Ra trước toà án Nhật, một quyết định khôn
ngoan?
Gần đây, khi vụ việc ngày
càng khai mở hơn, với cả Thủ Tướng Chính Phủ và Chủ Tịch Nước đều công khai nói
về vụ này, dư luận đặt câu hỏi, là liệu ông Huỳnh Ngọc Sĩ có thể, hoặc có nên,
xuất hiện trước toà án Tokyo hay không. Về khả năng này, luật sư Nguyễn Vân Nam
nhận định, rằng “chấp nhận ra trước toà án của Nhật sẽ là một quyết định khôn
ngoan.” Tuy nhiên:
Vụ hối lộ được cho là diễn ra ở trong phòng quan chức. Courtesy Vietnamnet- photo Kyodo
“Theo thông lệ quốc tế, toà
án Nhật Bản có quyền ra quyết định triệu tập ông Sĩ ra trước toà án Nhật như một
nhân chứng quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề còn lại phụ thuộc vào công pháp quốc tế.
Nếu ông Sĩ không muốn đi, thì đó là quyền của ông Sĩ.
Còn nếu ông Sĩ phải đi,
thì đây là vấn đề công pháp quốc tế đối với nhà nước. Chính phủ Việt Nam có thể
không đồng ý để ông Sĩ không ra khỏi biên giới, với lập luận chủ quyền quốc
gia. Tức là phía Việt Nam có thể nói họ sẽ điều tra để đáp ứng yêu cầu của toà
án Nhật mà không cần thiết tạo điều kiện cho ông Sĩ ra khỏi nước.”
Nhà báo ẩn danh nhấn mạnh
thêm điều thứ hai, là công ty PCI đã từng được thủ tướng Chính Phủ chỉ định thầu
một công trình mà không phải qua đấu thầu.Tờ Tiền Phong số ra ngày 22 tháng 11
viết rằng, liên danh PCI trúng tất cả ba gói thầu, trong đó có gói thầu tư vấn
1, mang tên “Tư vấn thiết kế chi tiết Đại lộ Đông Tây và giám sát xây dựng cơ sở
hạ tầng sáu khu tái định cư” và gói thầu tư vấn thiết kế dự án Cải thiện môi
trường nước thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty PCI đã từng được thủ tướng Chính Phủ chỉ định thầu
một công trình mà không phải qua đấu thầu.
Hai gói thầu tư vấn này đều được đấu thầu
công khai. Tuy nhiên, vẫn theo Tiền Phong, gói thầu tư vấn 2, tức là “Tư vấn
giám sát xây dựng Đại lộ Đông Tây,” thì được chỉ định thầu.
Cả ba gói thầu trên
đều đã được Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh và Chính phủ phê duyệt nhưng
nơi đóng vai trò chính xét thầu và đề xuất trúng thầu là Ban Quản Lý Dự Án Đại
Lộ Đông Tây, do ông Sỹ làm giám đốc.
Nhà báo không nêu tên nói rằng,
tại Việt Nam, những dự án lớn liên quan đến hạ tầng cơ sở mà được chỉ định thầu
thì phải trải qua một trình tự phức tạp. Anh mô tả: “Các công trình hạ tầng có
giá trị lớn được nhiều cơ quan có liên quan xem xét và đi theo trình tự từ dưới
lên trên.
Những ngành có liên quan trong việc xem xét các dự án cầu đường gồm:
Giao Thông Vận Tải, Kế Hoạch Đầu Tư, và Tài Chính. Với dự án như đại lộ Đông
Tây, thì có các sở tương ứng, rồi Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố, xem xét và chuyển
ra Hà Nội để các Bộ chuyên ngành thẩm tra, cho ý kiến, rồi trình thủ tướng phê
duyệt.”
Câu hỏi đặt ra là, nếu quy
trình xem xét tổ chức đấu thầu, chọn thầu, phê duyệt trúng thầu phức tạp như thế,
thì liệu ông Huỳnh Ngọc Sĩ có thể là người duy nhất quyết định mọi chuyện hay
không? Xin dành câu hỏi này cho một phân tích khác, trong nay mai.