|
|
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng là đại biểu Quốc hội |
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói đề xuất tổ chức tranh cử Chủ tịch UBND 'mới là ý tưởng ban
đầu' trong khi có ý kiến cho rằng thời điểm đề đạt "chưa đúng lúc".
Hôm thứ Tư 26/11, ông Nguyễn Bá Thanh nói với BBC rằng ý tưởng tổ chức tranh cử là suy nghĩ của riêng ông, đã
trình bày tại một tổ thảo luận của Quốc hội.
Ông Thanh cũng là đại biểu Quốc hội của TP Đà Nẵng.
Ông cho biết: "Sau đó, tại một cuộc tiếp xúc báo chí, tôi có nhắc lại ý tưởng này, chứ đây hoàn toàn chưa
phải là chủ trương".
"Theo trình tự, phải xin ý kiến cấp trên, được đồng ý thì phía dưới mới tính toán đệ trình ra đề án được."
Báo Việt Nam hồi đầu tuần nói Đà Nẵng sẽ xin phép Trung ương thí điểm tổ chức tranh cử chức Chủ tịch UBND
thành phố "qua sự giới thiệu và hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc".
Các báo cũng nêu chi tiết đề xuất là các ứng viên sẽ được đòi hỏi phải có chương trình hành động, phải
biết tổ chức vận động tranh cử và công khai tranh luận với nhau trước người dân.
Nếu được chấp thuận, Đà Nẵng sẽ là địa phương đầu tiên trong nước thực hiện mô hình tranh cử trực tiếp.
'Chưa đúng lúc'
Thông tin đưa ra đã nhận được đánh giá trái chiều.
Nhiều
người nhìn nhận đây là động thái mạnh bạo, đi trước trong cải
cách hành chính. Thế nhưng cũng có người, như cựu Bộ trưởng
Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cho rằng thời điểm đề cập chủ đề
này "chưa đúng lúc".
Ông Lộc nói với BBC:" Nếu làm được việc như vậy thì cũng tốt, nhưng hiện chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện".
"Để
làm được, cần phải sửa đổi một cách cơ bản Hiến pháp Việt
Nam 1992. Đây là điều mà nhiều đại biểu Quốc hội đã tỏ ra
phân vân khi thảo luận về việc cho bầu cử trực tiếp chủ tịch
Phường, Xã, tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi."
|
Nếu làm được việc như vậy thì cũng tốt, nhưng hiện chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện vì phải sửa đổi
bản Hiến pháp 92.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc
|
Theo ông cựu bộ trưởng, chính sự thiếu cơ sở pháp lý đó đã dẫn tới việc Quốc hội không thông qua đề xuất
bầu chủ tịch Xã và bỏ Hội đồng Nhân dân cấp Xã, Phường.
Ông Lộc cũng cho rằng, ở đây còn có một vấn đề cần vượt qua là vấn đề tâm lý.
Ở Việt Nam, việc tranh cử, bầu cử trực tiếp còn là khái niệm quá mới, phần lớn gắn với các nền dân chủ
nước ngoài.
Cho
tới nay, chức Chủ tịch UBND là do Hội đồng Nhân dân (HĐND) địa
phương bầu ra, cùng với các chức vụ khác như Chủ tịch, Phó Chủ
tịch, Ủy viên thường trực HĐND; Phó Chủ tịch và các thành viên khác của
UBND; trưởng Ban và các thành viên khác của các Ban của HĐND, Hội thẩm
nhân dân của Tòa án Nhân dân cùng cấp.
Tom Tom, SG Một
tư tưởng đổi mới rất đáng trân trọng nhưng lại đưa ra không đúng thời
điểm. Tôi không biết ông Thanh nghĩ sao khi đưa ra ý tưởng này khi chỉ
vài tuần trước QH đã bác việc bầu trực tiếp Chủ tịch phường, xã. Không
lẽ Ông muốn có 1 phút lóe sáng rồi vụt tắt? Xử 1 Đảng viên tham nhũng
còn không xử được thì làm sao trông mong cải tổ cả hệ thống chính tri?
Xin Ông Thanh cố gắng có thêm những đóng góp thiết thực vào việc phát
triển Đất nước hơn là đưa ra những ý tưởng viển vông.
Dat, HN Tôi
hoàn toàn ủng hộ ý tưởng này, vấn đề không phải là giống phương Tây hay
không mà qua hình thức này người dân mới được hưởng những quyền mà lẽ
ra họ đáng được hưởng từ lâu. Và khi đó người lãnh đạo mới thấy được
trách nhiệm của mình trước nhân dân chứ không phải trước lãnh đạo đảng
cơ sở hay CP. Nhưng e rằng ý tưởng của ông Thanh chưa được Đảng và CP
ủng hộ, họ chưa muốn chia sẻ quyền lực họ chưa muốn lợi ích của mình bị
nhân dân định đoạt. Như vậy có nghĩa người dân vẫn sống trong cảnh bị
bịt tai bịt mắt.
Ngo Dinh, TP HCM 85
triệu dân Việt đâu có phải là công cụ quá ư ngu dốt để ĐCSVN làm vật
thí nghiệm một nền dân chủ. Chẳng qua chỉ vì các ngài sợ mất quyền lợi,
đang tìm cách cũng cố địa vị và món lợi tham nhũng kếch sù mà thôi. Ông
chủ tich Nguyễn Bá Thanh, người dân Đà Nẵng quý mến ông vì những việc
làm phục vụ quần chúng và biết lắng nghe nguyện vọng quần chúng rất
thiết thực. Đề xuất này của ông phát xuất từ mong muốn phục vụ tốt hơn
mà thôi.
Sang Tôi
đã theo dõi truyền hình trực tiếp cuộc họp quốc hội vừa rồi, những ý
kiến mà ông Thanh phát biểu tại quốc hội giản dị và rất thực tế, nếu
chính quyền đem ý tưởng bầu cử dân chủ ra trưng cầu dân ý, tôi dám
khẳng định có ít nhất 70% dân VN đồng tình với ý tưởng của ông Thanh.
Và cũng xin những vị nào đang còn quan ngại ý tưởng của ông Thanh, hãy
xem lại phát biểu của ông Thanh trước Quốc hội vừa rồi thì sẽ hiểu về
tầm nhìn và suy nghĩ của ông ấy.
Le Nguyen, California Có
một điều tôi thật sự không hiểu là mội khi nói đến chuyện dân chủ hay
bầu cử một cách công bằng thì các quan chức chính quyền đều nói là
"chưa đến lúc" hay "chúng ta chưa sẵn sàng" hay "quan niệm của chúng ta
khác". Những người này lấy quyền gì để nói thay cho gần 85 triệu dân?
Tại sao chính quyền VN không tổ chức cuộc bầu cử thăm dò dư luận xem
người dân VN đã sẵn sàng chưa?
Tôi thật sự
không nghĩ người dân VN "thiếu hiểu biết" và "không sẵn sàng" để có
quyền công dân thật sự như các quan chức cộng sản thường nói. Nếu nói
Hiến Pháp chưa sãn sàng thì tại sao không sửa Hiến Pháp, phải chăng
chính quyền cộng sản đang lo lắng rằng nếu có bầu cử công bằng thì họ
sẽ mất quyền lực. Chính vì vậy, họ tìm mọi cách để ngăn cản.
CVM, Hà Nội Đối với cơ chế quyền lực như của ĐCSVN, không bao giờ là "đúng lúc" để cải cách, mà sư vận hành của nó chỉ có thể dẫn tới
một cuộc cách mạng xã hội.
Linh Hoa "Chưa
đúng lúc"! Một nhận xét nói theo kiểu Marx là hết sức "biện chứng" vì
chứa đựng một giới hạn thời gian và cả không gian rộng lớn! để tư duy
(XHCN) có điều kiện thăng hoa phát triển. Ngoài ra, 'chưa đúng lúc" còn
rất hay ở chỗ nó chất chứa tất cả hy vọng và chờ đợi của cả một dân
tộc anh hùng! Nó như rất gần và cũng thật là xa...vì chưa biết đến bao
giờ!
Binh, Thanh Hoa Tôi
đã được nghe nhiều người thần tượng ông Thanh. Ông Thanh cũng từng giao
lưu trực tiếp với người dân Đà Nẵng qua truyền hình. Tôi nghĩ đáng ra
phải để ông này ứng cử chức Thủ tường. Dù sao thì bằng cách này ông
Thanh cũng đã là người dám nhen nhóm cho tư tưởng dân chủ ở Việt Nam.
Điều này rõ ràng là phục vụ lợi ích của người dân Việt Nam thay vì bảo
vệ quyền lợi của một số quan lại hiện nay. Hoan hô ông Thanh!
Nguyen Hong Phong Ông
Thanh thừa biết nếu bỏ điều 4 của Hiến pháp Đảng cộng sản Việt Nam sẽ
mất vai trò lãnh đạo. Đảng còn tồn tại đến bây giờ là do trình độ dân
trí Việt Nam còn thấp dễ chấp nhận làm nô lệ. Chưa đảng phái nào hoặc
cá nhân nào tạo được sức mạnh để vượt qua được guồng máy lạc hậu và vô
nhân tính này.
Chắc ông
Thanh sắp sửa về hưu muốn được lưu danh sử sách đây. Tôi thấy ông ấy
khôn ngoan hơn Ông Trần Xuân Bách và Ông Hoàng Minh Chính vì ông ấy nói
đây chỉ là ý kiến riêng của ông ấy chưa phải là chủ trương của Đảng.
Ông biết rằng điều đó không bao gi! có sự thật nhưng vẫn muốn tạo sự
khác biệt chăng? Tôi mong ông còn sống lâu để nhìn ngày đó.
Change VN Đã
gọi là ứng cử tự do thì sao phải qua sự giới thiệu của MTTQ? Trong khi
MTTQ là công cụ của đảng, do đảng lập ra, chả lẽ lại dám đứng ra "bảo
lãnh chính trị" cho một tay "lập lờ" nào đó đứng ngoài hàng ngũ đảng
viên phe ta ứng cử? Như vậy thì vẫn là "chuyện xưa tích cũ", không có
gì gọi là "cách tân, cách điệu" cả. Điều 4 Hiến Pháp VN quy định đảng
CS nắm quyền lãnh đạo đất nước, vậy làm sao lãnh đạo được các CT UBND
TP là người ngoài đảng nếu "chẳng may" họ đắc cử?
Theo tôi đề
xuất gọi là "mới mẻ" của ông Thanh không dễ gì thực hiện được. Gương
Liên Xô trước đây vẫn còn đó, cũng vì "Perestroika" của TBT "đổi mới"
Gorbachev mà "thành trì phe XHCN" đã bị tan rả, tiêu tan, không còn là
lực lượng đối trọng của phe TBCN. Ông BT Nguyễn bá Thanh (tiếc rằng
không phải Tổng BT!) muốn làm một Gorbachev VN chăng?
PPT, VN Ông
Nguyễn Đình Lộc là cựu Bộ trưởng Tư pháp và am hiểu nội
tình luật pháp VN. Khi ông trả lời "chưa đúng lúc" và "nếu
làm được vậy cũng tốt" thì có nghĩa là đã đến lúc xem xét
một hiến pháp mới cho VN thoát li sự cai trị độc tôn của đảng
Cộng Sản. Vấn đề ở đây không phải là "sửa đổi một cách cơ
bản hiến pháp VN 1992" vì bản chất của bản hiến pháp này là
sự độc tài tuyệt đối thông qua các thủ thuật chính trị như
"giới thiệu và hiệp thương", mà là thay đổi một bản hiến
pháp khác phù hợp với "tình hình mới".
Tuy có
người nói này nói khác, nhưng ông Nguyễn Bá Thanh luôn có tư
tưởng táo bạo, dám nói, dám làm. Và tuy ông đã là ủy viên
Bộ chính trị nhưng thế lực bảo thủ và thân Trung Quốc trong
Đảng đã hòng triệt hạ ông trong dịp bầu cử Quốc hội, dẫn
đến ông phải nằm lại Đà Nẵng thay vì điều hành công việc ở
Trung ương. Ông Thanh được giới trí thức và nhóm cải cách ủng
hộ nên đã không bị loại ra khỏi bộ Chính trị như trường hợp
ông Trần Xuân Bách trước đây.
Ẩn danh Một
cánh én không thể làm nên nổi mùa xuân. Các vị trong TW Đảng chẳng bỏ
lỡ cơ hội này để phát hiện và loại bỏ những thành phần có tư tưởng đối
lập, cải cách còn sót lại trong Đảng đâu. Đầu tiên các vị ấy sẽ khuyến
khích việc lấy ý kiến rộng rãi trong lãnh đạo các cấp về đường lối đổi
mới này, sau khi mọi người hăm hở đóng góp ý kiến xong thì Ban chấp
hành TW đã có trong tay danh sách những người mang tư tưởng đối lập,
cải cách, không chịu đi lề bên phải... Những người này sẽ được thu xếp
để về hưu dưỡng già, thuyên chuyền công tác. Một mẻ lưới tóm gọn.
TTT, Miền Đông Ý tưởng nầy có gì là cao siêu đâu. Người ta đã làm và đất nước họ phát triển mạnh. Nhưng ông Thanh làm được thì với chúng
ta đó là kỳ tích. Nhưng thực tế, đợi đến "đúng lúc" là thật khó trong cơ chế "Dân chủ Cộng sản".
Tora, Saigon Ai
nói bầu cử tranh cử trực tiếp là quá mới cho VN thì nên học lại tiểu
học. Hiến pháp đặt ra bởi con người và con người sẽ thay đổi nó. Nhanh
hay chậm tuỳ theo sự tiến hoá của xã hội. Chúng ta có thể làm gì để
giúp cho ý tưởng của ông Thanh trở thành hiện thực một cách nhanh
chóng?
Hà Nội Ông Thanh mà làm được việc này thì dân Việt Nam mình mừng lắm lắm. Tôi sợ rằng ông chưa kịp làm thì người ta đã loại ông rồi.
Ẩn danh Nói gì thì nói ông Thanh là người dũng cảm trong giai đoạn hiện nay, người như ông là hiếm, cần cổ vũ cho ông biến ý tưởng
thành hiện thực. Thực chất của vấn đề là dân chủ ở VN đã đi vào chiều sâu, không nói nữa mà phải làm thôi.
Vinh, Đà Nẵng Với những ai chưa biết về ông Thanh, có thể nghĩ rằng ông ta là một nhà cách tân, nhưng có thể thấy rằng đây chỉ là một
"động tác giả" của một nhân vật sừng sỏ về mọi mặt, "nói dzậy mà hoàn toàn không phải dzậy".
Monac Đã gọi là tranh cử thì tại sao phải có sự giới thiệu, có sự hiệp thương của MTTQ? Nếu không có sự tranh cử tự do thì thôi
đi, cứ vũ như cẩn cho xong.
Hung, HN Dân Việt Nam lẫn mấy ông nhà báo tưởng bở thật. Có thế mà đã lao xao hết cả lên. Yên tâm tập trung vào các vấn đề khác đi
nhé.
Vũ Minh, HT Việc
cho phép tranh cử trực tiếp khác gì cho phép bỏ điều 4 hiến pháp mà ông
CT Nguyễn Minh Triết gọi là một sự " tự sát" của Đảng. Nói như ông Lộc
thì biết đến khi nào mới có thời cơ đây. Thời thế tạo anh hùng. ông
Thanh sẽ trở thành anh hùng dân tộc nếu dám làm việc này
Trần Minh, Sài Gòn Rất
hoan nghênh đề nghị của ông Thanh. Hầu hết người dân đều đồng tình với
ý nghĩ này. Chủ tịch tỉnh phải do dân trực tiếp bầu. Phải có vận động
tranh cử mới tìm ra người tài đức. Ông Thanh đã làm được nhiều điều cho
Đà Nẵng. Từ cơ sở hạ tầng, đường phố sạch đẹp, hỗ trợ người dân lao
động. Tôi đã từng chứng kiến nhiều em học sinh tiểu học ĐN tự tay nhặt
và bỏ rác vào thùng rác công cộng, hơn hẳn việc hô hào suông ở Sài
Gòn, Hà Nội.
HN Đảng
mới chỉ thăm dò thế thôi mà quý vị đã tưởng thật. Sống ở Việt Nam mà
quý vị ngây thơ thế? Hiện nay Câu Liêm chẳng mấy ai dùng nữa chỉ có dân
tộc vùng sâu vùng xa mới dùng. Nhưng tôi thấy ở HN này Câu Liêm vẫn cố
dùng không biết đến bao giờ?
|