|
|
VN có thể tham gia Công ước chống Tra tấn trong tương lai gần |
Việt Nam đang cân nhắc gia nhập Công ước về chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc, hiện đã có 145 nước ký kết.
Đại diện của Bộ Công an nói tại Hội thảo tổ chức hôm thứ Ba với sự tham gia của các bộ ngành liên quan nói
"gia nhập Công ước chống tra tấn là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển, tiến bộ của thời đại".
Công ước chống tra tấn và đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo đã được thông qua từ ngày 1/12/1984 và có hiệu lực
từ ngày 26/6/1987.
Việc giới chức Việt Nam tổ chức hội thảo nghiên cứu về vấn đề này cho thấy việc gia nhập Công ước có thể
xảy ra trong một tương lai gần.
Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng cần nghiên cứu nội dung công ước một cách toàn diện trước khi có thể đưa vào
thực hiện.
Giới chuyên gia luật pháp thì nói cơ sở văn bản pháp luật cũng sẽ phải điều chỉnh bổ sung một khi Việt Nam
ký vào Công ước này.
Lợi hại
Được biết khi gia nhập Công ước Quốc tế về chống Tra tấn, nước thành viên sẽ phải chấp thuận các định nghĩa
quốc tế về tra tấn; có trách nhiệm ban hành và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn hành vi tra tấn.
Quốc
gia thành viên cũng phải bảo đảm khung luật pháp của mình quy
định hành vi tra tấn là vi phạm pháp luật hình sự và phải bị trừng
phạt; đồng thời phải có cơ chế thực hiện khiếu nại, tố cáo và bồi
thường thiệt hại cho nạn nhân của việc tra tấn.
Tuy thừa nhận việc tham gia Công ước như một yêu cầu không thể bỏ qua trong thời đại hội nhập toàn cầu, VN còn
có một số quan ngại.
|
Dưới
góc độ chính trị, Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức là những
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch luôn có dã tâm lợi dụng các
vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong
đó có Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Báo
|
Wesbite Thư viện Pháp luật trích lời tiến sỹ Nguyễn Thị Báo từ Viện Nghiên cứu quyền con người (Học viện Chính trị
- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) nói "dưới góc độ chính trị, Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức".
Theo bà Báo, đó là "những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch luôn có dã tâm lợi dụng các vấn đề nhân quyền để can
thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong đó có Việt Nam".
Bà tiến sỹ cũng cảnh báo VN còn thiếu nguồn lực để thực hiện cam kết quốc tế khi tham gia Công ước.
Cáo buộc tra tấn xảy ra ở không ít quốc gia. Những cường quốc phương Tây như Hoa Kỳ, Anh quốc, đều đã bị tố
cáo vi phạm.
Liên quan tới Việt Nam, một trong các cáo buộc tra tấn gây chú ý nhất có lẽ là do cựu ứng viên chức Tổng
thống Hoa Kỳ John McCain đưa ra.
Ông McCain, một cựu phi công, nói ông đã bị đánh đập nặng nề gây thương tích trong nhà tù của Bắc Việt khi
bị bắt giam những năm 1960.
Việt Nam luôn luôn bác bỏ cáo buộc này.
|