Thứ Bảy, 2024-12-21, 10:02 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 27 » Tâm tư của một thẩm phán già
4:22 PM
Tâm tư của một thẩm phán già


Sau khi hai nhà báo bị bắt, nghe thiên hạ bàn tán ầm ĩ ngước xuôi chẳng biết đâu mà lần. Người bảo bắt như vậy là sai, kẻ cho là đúng, có người còn phẫn uất cho như vậy là quá dã man. Tò mò kẻ viết bài này đã đến hỏi chuyện một vị thẩm phán già đã về hưu được gần chục năm. Cầm trên tay tờ báo và chăm chú đọc tin tức trên, sau khi đọc xong ông ta tỏ vẻ ngạc nhiên thốt ra câu "Thật là kỳ lạ".

Tôi tò mò hỏi: "Sao lại kỳ hả bác?"

Ông trả lời: “Kỳ quá đi chứ! Họ có tham gia vào vụ án đâu! Họ chỉ là người đưa tin, phản ánh sự kiện đã xảy ra! Cơ quan điều tra phải điều tra độc lập, chỉ căn cứ vào những tình tiết liên quan đến vụ án như lời khai nhân chứng, chứng cứ và bằng chứng để điều tra. Nhà báo họ biết cóc khô gì về PMU18 mà lạị bắt họ? Họ có được ăn chia đánh bạc đâu."

Không hiểu! tôi cãi lại: "Nhưng họ đưa tin sai sự thật".

Ông giảng giải: "Cho dù họ có đưa tin sai sự thật thì cũng không ảnh hưởng gì đến quá trình điều tra cũng như tính chất vụ án. Vì công an có phải dựa vào việc đăng tin của báo chí để điều tra đâu?"

Bức xúc ông nói tiếp: "Cho dù họ có tội thì cũng không phải tội như vậy! Họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân. Có nghĩa tội của họ là "lợi dụng chức vụ quyền hạn xâm phạm lợi ích cá nhân" thì phải định rõ người bị hại là ai? Ai là người bị xâm hại quyền lợi do những bài báo đăng tin sai sự thật? Vì vậy người bị hại ở đây là Bùi Tiến Dũng hay Nguyễn Việt Tiến bị bôi nhọ uy tín ảnh hưởng đến quyền lợi, thì họ có quyền kiện báo chí ra toà đòi bồi thường danh dự hay vật chất theo hướng dân sự, chứ tuyệt nhiên không thể hình sự hoá được."

Tôi thắc mắc: "Có thể họ gây hậu quả nghiêm trong trong quá trình điều tra, làm lạc hướng điều tra của công an, anh hưởng lớn đến dư luận thì sao?"

Ông hơi gắt: "Quái cậu này! Tôi nói thế mà cậu không hiểu. Quá trình điều tra của công an phải hoàn toàn độc lập, chỉ dựa vào những chứng cứ có liên quan trước và sau khi vụ án diễn ra. Công an không thể và không được dựa vào những lời nói của người không có liên quan. Chẳng lẽ tôi với cậu đang nói chuyện và bình phẩm vụ án ở đây, tự nhiên có ông công an nào đi qua nghe thấy bèn vào lấy lời khai và dựa vào câu chuyện của tôi với cậu để điều tra hay sao???

Báo chí cũng vậy thôi! Họ lấy tin và đăng tin tức đó lên, nếu gây hại đến lợi ích của ai, họ phải chịu trách nhiệm với người đó, với tổ chức đó! Làm sao công an lại dựa vào tin tức đó để điều tra được! cậu thấy có vô lý không?" Thấy ông nói có lý tôi im lặng

Ông nói tiếp: "Hơn nữa trong luật tố tụng cũng qui định các bên tham gia tố tụng, thì phải xác định vai trò chủ thể là bên bị, bên nguyên, chỉ trừ những vụ an liên quan đến an ninh quốc gia! Vậy ở đây "bên bị" là nhà báo còn "bên nguyên" là ai? Là công an hay viện kiểm sát? Vậy ông vừa điều tra, ông lại vừa là "bên nguyên" sao??? Ông vừa đá bóng ông vừa thổi còi thật là hết chỗ nói... Còn gây hậu quả nghiêm trọng thì anh phải xác định rõ thế nào là gây hậu quả nghiệm trọng."

Tôi vẫn chưa yên tâm: "Nhưng chẳng lẽ công an bộ mà họ làm sai! Trình độ họ siêu lắm cơ mà!"

"Càng "siêu" càng sai! Đôi khi ở dưới lại còn làm siêu hơn trên, vì họ còn sợ trên, chứ trên thì làm sai có ai xử họ, lên họ cóc sợ! Hơn nữa đã thành luật rồi, bắt dễ thả khó, khi đã thả ông Tiến ra rồi thì có nghĩa là ông bị oan, vậy đã bắt oan thì có người phải làm sai, bởi vậy tạo ra cái cớ để bắt có gì là khó!"

"Vậy họ thích bắt ai cũng được sao? Thế còn pháp luật thì sao, phải đúng chứ!" Tôi ngây ngô hỏi.

Ông cười chua chát, rồi nói: "Cậu thấy cái vụ Hoàng Hải nó còn vô lý hơn nhiều! Pháp luật trong tay họ làm gì chẳng được. Cái tội cho thuê nhà rồi "trốn thuế" này có mà hàng chục nghìn ông trốn thuế trong cả nước, chứ đâu phải mình ông Điếu cày! Chủ yếu mấy ông quan chức to, có nhiều nhà cửa cho thuê, có thấy ma nào đóng thuế, hoặc giả có đóng chỉ là tượng trưng cho phải phép, chứ đã có qui định nào cho việc thuê nhà phải đóng bao nhiêu, hay đóng mức như thế nào đâu! ông cho thuê 10 ông chỉ đóng 1 ai biết đấy là đâu!"

"Vậy bác cũng biết vụ đó sao!" Tôi ngạc nhiên.

Ông giơ tay chỉ sang nhà bên: "Đây! đây! Ông cục trưởng cục thuế thành phố hàng xóm nhà tôi đây! Ông hạ giọng nói khẽ:

"Ông ta cũng bức xúc lắm, sau hôm báo đăng, nhân ngồi chơi uống nước bên tôi ổng kêu "Mấy cha nội làm bậy quá, bển thuế chưa có ý kiến gì đã đè cổ người ta ra bắt, rồi cứ thế sang ép bên thuế làm công văn đề nghị khởi tố. Đâu có được! Nó kiện cho thấy bà, chứ đâu có dễ, phải làm tuần tự như thông báo rồi truy thu, rồi phạt, nếu nó hổng chịu thì mới truy tố tội hình sự chứ đâu phải đùa, thời buổi này bắt người dễ quá ta!"

Rôi ông tự bình luận: "Ông ta nói đúng! Việc này của bên cơ quan thuế chứ đâu phải bên công an.

Nếu anh ta có trốn thuế thật, sau khi dùng nhiều biện pháp hành chính mà vẫn còn ngoan cố, thì bên thuế phải có công văn sang bên công an đề nghị điều tra truy tố và bên cơ quan thuế sẽ là bên nguyên, đại diện cho nhà nước, bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm theo luật thuế. Vì vậy, cái lý do anh ta bị bắt chung qui cũng chỉ tại vì "cái mồm" dám cả gan chọc vào chuyện chính trị chính em cho rách việc!!!"

Ra thế! Cứ bảo người dân không biết gì, họ là những nhà quan sát rất tinh vi và nhạy bén. Họ không thơ ơ với thời cuộc như ta tưởng.....

Trác Tuân

Trích lại từ blog Trần Dương
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 939 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 19
Khách: 19
Thành Viên: 0