Quốc Phương www.bbcvietnamese.com
|
|
|
|
Chuyên gia cho rằng bầu cử dân chủ thực sự ở Việt Nam còn là điều xa xỉ |
Đà nẵng vừa hướng sự chú ý của dư luận trong nước và giới làm luật vào một đề án có tính cải cách thể chế trên cấp cơ sở khi
dự kiến tổ chức tranh cử công khai chức vụ chủ tịch UBND thành phố trong thời gian tới đây.
Theo
đề xuất này, các ứng viên vào chức chủ tịch TP. Đà Nẵng sẽ công khai
tranh luận về chương trình hành động trước toàn thể cử tri và nhân dân.
Chủ tịch thành phố, khi đắc cử, được quyền chọn các phó chủ tịch giúp
việc. Cách làm tương tự được đề nghị áp dụng cho các cấp quận, huyện và
phường xã.
Nếu được chấp thuận, đề án sẽ đặt ra một tiền lệ về mô hình tranh cử trực tiếp với việc ứng cử viên có chương trình hành động
và vận động tranh cử công khai trước người dân.
Tiến
sĩ Hoàng Ngọc Giao, chuyên gia pháp luật thuộc Viện Chính sách Pháp
luật và Phát triển tại Hà Nội, đã dành cho BBC Việt ngữ một cuộc phỏng
vấn về đề xuất mới này của Đà Nẵng, nhưng trước hết ông nhận xét về đề
án cải cách bầu cử cấp xã mà quốc hội mới hoãn thông qua gần đây:
|
Theo tôi cái này đối với Việt Nam vẫn còn là xa xỉ lắm, khó thực hiện, nhưng nếu được thì là điều rất tốt.
TS. Hoàng Ngọc Giao
|
'Nguyên tắc chung là tốt'
TS. Hoàng Ngọc Giao:
Về nguyên tắc chung, đề cử người, bầu cử trực tiếp, là việc tốt. Ví dụ
vừa rồi có đề án bầu cử trực tiếp chức chủ tịch xã mà Chính phủ đã đưa
ra, theo tôi là điều rất tốt, tạo điều kiện để nhân dân tự trực tiếp
lựa chọn người mà họ tín nhiệm ở cấp xã.
BBC: Thế thì tại sao quốc hội Việt Nam vừa rồi lại hoãn thông qua đề án thử nghiệm ở cấp xã này, theo ông?
TS. Hoàng Ngọc Giao:
Vừa rồi quốc hội có đem ra thảo luận nhưng sau đó quyết định không thử
nghiệm bầu cử trực tiếp cán bộ xã, theo tôi là do hệ thống chính trị
chưa sẵn sàng và chắc còn những lo ngại về việc có thể có những ảnh
hưởng của vấn đề dòng tộc, họ tộc trong làng trong thôn mà có thể có
những cái không lành mạnh. Cũng như có quan ngại về việc người ta lôi
kéo số đông để đưa ra những người mà chính quyền coi là không phù hợp.
Tức là có e
ngại từ phía chính quyền. Nhưng về nguyên tắc, nếu làm được là rất tốt,
bởi vì lúc đó, chủ tịch xã phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Và
phải thực sự vì nhân dân, vì lá phiếu, làm việc mới tốt. Do đó hiện nay
vẫn làm theo cách cũ, dự kiến ai đó, gọi là bầu.
BBC: Trong khi việc thí điểm cải cách dân chủ cấp cơ sở này chưa được thông qua, thì liệu việc đặt vấn đề của Chính quyền Đà Nẵng
đề nghị cho tranh cử chức chủ tịch UBND thành phố có cấp tiến quá không?
|
|
Có quan niệm trong nước cho rằng dân chủ 'chưa phù hợp' với dân trí |
TS. Hoàng Ngọc Giao:
Theo tôi cái này đối với Việt Nam vẫn còn là xa xỉ lắm, khó thực hiện,
nhưng nếu được thì là điều rất tốt. Cái tốt của nó là tính chịu trách
nhiệm của chính quyền trước dân, trước cử tri sẽ lớn hơn và thứ hai là
lựa chọn được những người thực sự có đức có tài. Người ta có cương
lĩnh, có phương án trình bày chương trình hành động trước dân.
Và có sự
cạnh tranh là sẽ tìm được người có năng lực, chứ không phải như hiện
nay tức là chính quyền chủ yếu vẫn theo quy hoạch. Tức là dự kiến ai
đấy trong một nhóm nào rồi đưa ra hiệp thương. Dân không được có ý kiến
vào những người trong danh sách bầu cử.
'Quan niệm chưa đúng'
BBC: Thưa ông, một chính sách ưu việt và có nhiều điểm tốt như vậy, tại sao từ trước tới nay người ta không thực hiện?
TS. Hoàng Ngọc Giao:
Theo tôi, điều quan trọng nhất là người ta vẫn quan niệm chưa đúng về
chuyện Đảng lãnh đạo thì phải cứ đặt ra những con người cụ thể để đưa
vào các chức vụ lãnh đạo. Nếu như quan niệm về sự lãnh đạo của Đảng
khác đi một chút, tức là người lãnh đạo đó nhất thiết không phải do
Đảng sắp xếp, mà cần là cần những người giỏi, những người có tâm huyết
để phát triển, lúc đó, Đảng không nên can thiệp vào câu chuyện này quá
nhiều.
|
Những cải cách này hay khác, đều đưa ra ý tưởng này khác nhưng không có tính hệ thống, không mang tính chiến lược, chiến thuật
và không có lộ trình
TS. Hoàng Ngọc Giao
|
Có
thể ở cấp nào đó thì thôi. Anh lãnh đạo thì anh dành quyền lãnh đạo ở
một cấp nào đó. Nhưng ở những cấp như cấp xã, huyện, tỉnh, đặc biệt ở
bên hành pháp, nên để cho nhân dân lựa chọn, bộ máy hành pháp hoạt động
sẽ rất tốt và tính chịu trách nhiệm của chính quyền sẽ cao lên. Và cái
đó chỉ tốt cho cái chung, mà tốt cho cái chung thì tốt cho cả đảng.
BBC:
Nhiều văn kiện của đảng và nhà nước ở Việt Nam bàn nhiều về vấn đề dân
chủ cơ sở, thậm chí có những đề án ở cấp cao hơn. Nhưng theo ông, Việt
Nam có đi theo một lộ trình hay một mô hình nào hay không, hay là theo
một mô hình do Việt Nam tự sáng tạo ra?
TS. Hoàng Ngọc Giao:
Cái đó chúng tôi trong cuộc cũng không rõ, không biết có lộ trình nào
không. Chúng tôi thấy những cải cách này hay khác, đều đưa ra ý tưởng
này khác nhưng không có tính hệ thống, không mang tính chiến lược,
chiến thuật và không có lộ trình.
Ngay ở Việt
Nam tôi nghiên cứu quan sát, tôi cũng chưa thấy gì gọi là bài bản cả.
Lúc chỗ này cần sửa một chút, lúc chỗ kia một chút. Mà ngay những cải
cách đó cũng không đến nơi đến chốn, cũng không đồng bộ. Những cái gì
là kiến thức, giá trị nhân loại, tôi muốn nói ở các quốc gia mà đã thể
hiện qua thực tiễn rồi và được coi trở thành nguyên lý rồi, nhưng ở
Việt Nam mình, người ta không tiếp thu một cách đầy đủ. Mà nhặt chỗ
này, chỗ kia một tí, thế nhưng cả lúc nhặt chỗ này kia, thì cũng không
làm cho đến nơi, đến chốn.
Tiến sĩ
Hoàng Ngọc Giao là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Khoa học của Viện Chính
sách Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam (VUSTA), đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Noname, Cần Thơ Hoan
hô Đà Nẵng, điều này thật tốt, cho dù có nhiều ý kién cho rằng vấn đề
này sẽ không thành công, nhưng tôi thấy đó là cơ hội để người tài có cơ
hội để khẳng định mình, để đưa đất nước đi lên, thay vì tình trạng lãnh
đạo kém tài như hiện nay đi lên là do được lòng sếp và quen biết...
Thậm chí, điều này sẽ giảm tình trạng mua quan bán tước như hiện nay,
Cà Mau là một điển hình.
TY, Bình Định Chắc
ai học Lịch sử Đảng cũng biết rằng Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ
nhưng có lẽ Việt Nam cũng chỉ dùng có từ quá độ thôi. Nếu nói tiến lên
CNXH thì thành ra tự 'đập' vào mặt mình sao? Có lẽ lâu lâu cũng có một
sự kiện để bàn luận cho vui thôi chứ có bầu cử tự do thì chả nhẽ Đảng
mất chỗ đứng sao?
Sĩ Phú, TPHCM Ở
Việt Nam, bất kỳ quyết định nào được ban hành như xe máy phải mang kiến
chiếu hậu, mủ bảo hiểm, cấm xe 3 gác xe thô sơ...dù hay dù dở đều vấp
phải sự phản kháng từ người dân...bởi trong thâm tâm họ họ chẵng được
liên quanh gì đến việc đưa ra các quyết định ấy..nhưng lại là người
đứng ra "thử nghiệm" sự đúng hay sai của nó. Tôi nghỉ nếu đóng góp vào
các quyết định đó, người dân sẽ có trách nhiệm hơn với nó. Ví dụ như
tôi, tôi chẳng biết ai đại diện-dù một phần nhỏ cho các ý kiến của mình
trong quốc hội. Tôi có bầu hay không cũng chẳng thay đổi gì. Nếu làm
được vậy sẽ loại bỏ được một số quan chức chỉ biết làm vừa lòng cấp
trên thay vì nhân dân.
Bin, Sài Gòn Quá
hoang tưởng rồi ông Thanh ơi! Bầu cử công khai Chủ tịch xã còn xa
xỉ nói gì đến chủ tịch Tỉnh, thành phố! Đã bầu công khai thì
phải có cạnh tranh của đối thủ của mình, nghĩa là ứng cử
viên của đảng khác thì mới gọi là dân chủ... Mà nếu được như
vậy thì chẳng khác nào lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản Quang Vinh rồi...Dẫu sao ông cũng nghĩ tới vận mệnh
đất nước sau bao năm tiến lên "Chủ Nghĩa Xã Hội" !!
PPT, Việt Nam Hảy
cứ để cho Đà Nẵng thử đi, biết đâu là một lối thoát tốt cho
xã hội Việt Nam nơi mà quá nhiều con người vô trách nhiệm và
mất phản ứng thẹn đang cầm quyền. Đáng ra việc này phải bắt
đầu bằng lành mạnh hóa bầu cử Quốc Hội sau nhiều chục năm
thống nhất và tiến tới bầu Thủ Tướng. Biết
rằng các nước đã đưa việc bầu cử tự do thành tiêu chí dân
chủ thể hiện nhân quyền cao nhất, nếu thực sự là một quốc
hội của Toàn Dân thì không có cớ gì mà phải quan ngại "hệ
thống chính trị chưa sẵn sàng", có chăng là gián tiếp nói
rằng đảng Cộng Sản nay đã quá mất lòng dân không giành được
thắng lợi.
Để bảo vệ
đặc quyền đặc lợi và tránh bị lịch sử xét lại, đảng CS vẫn
luôn cho việc ứng cử bầu cử tự do là một thứ xa xỉ. Nhưng xin
thưa rằng, đó là ý nguyện của toàn dân, của những người đang
mang trên mình vết thương chiến tranh và của hàng triệu con
người đã nằm xuống để có một đất nước tự do, chứ không phải
để một chế độ phong kiến mới, và dứt khoát không phải để cho
các đảng viên đặc lợi bòn rút tiền của dân nghèo.
Sapa, TPHCM Hoan hô Đà Nẵng, ý tưởng này của Đà nẵng sớm muộn gì cũng thành sự thật vì mọi người dân đều muốn vậy. Xin mọi người góp một
tiếng nói, một việc làm để Đà Nẵng sẽ thực hiện được đầu tiên trong cả nước.
Sang Tiến
sĩ Hoàng Ngọc Giao, chuyên gia pháp luật thuộc Viện Chính sách Pháp
luật và Phát triển tại Hà Nội,đã khẳng định ý tưởng bầu cử dân chủ của
giới chức TP Đà Nẵng là tốt.Tại sao giới lãnh đạo cấp trung ương không
biết hoặc có biết vẫn làm ngơ,chứng tỏa rằng cấp lãnh đạo từ TƯ đến địa
phương (trừ TP Đà Nẵng) chỉ tư thủ cho cá nhân, coi quyền lợi cá nhân
trên cả dân tộc, thử hỏi những tư duy bình thường như thế thì làm sao
lèo lái con tàu đất nước đi tới vinh quan?
Thật xót xa
và đau buồn thay cho Đất Nước hôm nay có cấp lãnh đạo thiếu tài, đức và
cả tâm. Cám ơn giới chức Đà Nẵng, tuy là không tưởng và xa xỉ với hoàn
cảnh hiện nay, nhưng dám nói lên nguyện vọng của cả dân tộc dưới chế độ
độc tài Đảng trị, đó mới là lãnh đạo mà Đất nước và nhân dân hiện nay
đang cần. Vui mừng thay vẫn còn có cấp lãnh đạo cấp tiến nghĩ cho
dân,cho nước.
Không nêu danh Đảng
vẫn nắm quyền lãnh đạo đất nước thì làm sao có chuyện bất cứ ai, không
nhất thiết phải là đảng viên, cũng có quyền ứng cử vào các chức vụ
trong nhà nước, miễn là có tài năng? Bạn thử đặt trường hợp một người
ngoài đảng mà đắc cử chủ tịch xã, huyện hay tỉnh thì có thể nào "làm
sếp" đối với những đảng viên hay không? Và người ngoài đảng "nói chẳng
ai sợ, bảo không ai nghe" thì làm việc thế nào được?
Còn ứng cử,
tranh cử với những điều kiện khắt khe, cơ bản phải là đảng viên, thì
"cũng như không", cũng vẫn như cũ, chẳng có gì gọi là "cải tiến, thay
đổi" cả! Chuyện bầu cử, ứng cử tự do, dân chủ ở VN- không có sự can
thiệp của đảng- chắc phải còn lâu lắm. Chúng ta ráng kiên nhẫn chờ đợi.
Pinochio Quả
là "xa xỉ"! Muốn được như thế thì quá trình "quá độ" có thể là vài năm
nhưng cũng có thể vài trăm năm (vì không ai định nghĩa được "quá độ" là
khỏang bao lâu). Dân Việt ở những chuyện khác thì luôn tự hào là thông
Minh, giỏi giang..v.v..nhưng mấy chuyện này thì lại tự nhận mình là
"dân trí kém" cho chắc ăn!
Không nêu danh Nếu còn có quan niệm trong nước cho rằng dân chủ 'chưa phù hợp' với dân trí" thì dân Việt Nam 4000 năm văn hiến, dưới sự lãnh
đạo của Đản nay thua mọi dân tộc quanh ta về dân trí.
What the heck? Nếu
có thể thực hiên được thì ra sao chứ? Thí dụ như có những chương trình
có lợi cho dân nhưng bất lơi cho đãng thì cũng chẳng thực hiện được đó
là chưa kể đến khi các đơn vị hành chánh không thể tự mình quyết định
mà phải chờ chỉ thị của Đãng. Như thế dù cho ở cấp nào đi nữa thì củng
phải có Đảng lãnh đạo và chỉ thị, công việc của nhà nước là hành chánh
giấy tờ mà thôi, Đảng hay không Đảng hoặc bầu cử hay không bầu cử thì
chẳng ăn thua gì. Đãng lãnh đạo và chỉ thị còn tất cả các bộ phận gì
khác chỉ là những thành phần thi hành mà thôi.
Lộc Đình, CA. Mỹ Sáu mươi năm qua, toàn dân Việt Nam chỉ mong đợi đến ngày thực hiện được yêu cầu của ông Thanh.
|