Việt Nam lại tiếp tục lên tiếng về chủ quyền và quyền khai thác dầu tại khu vực biển Đông.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói với các nhà báo hôm thứ
Năm 27/11 rằng Việt Nam "quan tâm và theo dõi chặt chẽ thông tin"
nói rằng Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (Cnooc) sẽ thăm dò dầu
khí nước sâu tại đây.
Hôm
22/11, Cnooc vừa công bố dự án trị giá gần 200 tỷ nhân dân tệ,
tương đương 29 tỷ đôla để thăm dò khai thác tại “biển Nam Trung
Hoa, nơi nguồn nguyên liệu chưa được khai thác”, trong có khu vực
Hoàng Sa và Trường Sa mà Hà Nội cũng tuyên bố chủ quyền.
Ông Lê Dũng
khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý
để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp của mình
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục
địa của Việt Nam".
"Mọi hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm
quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam và hoàn toàn không có giá trị."
Thương lượng hòa bình
Tuy
nhiên, người phát ngôn VN kêu gọi các bên kiềm chế để duy trì
ổn định và giải quyết bất đồng thông qua thương lượng một
cách hòa bình "trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của
Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố Ma-ni-la về Biển Đông năm
1992 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa
các nước ASEAN và Trung Quốc ngày 4/11/2002".
"Chúng tôi cho rằng trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn
định, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình."
|
Mọi hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm
quyền chủ quyền của Việt Nam và hoàn toàn không có giá trị.
Người phát ngôn VN Lê Dũng
|
Theo định nghĩa của Trung Quốc, biển Nam Trung Hoa có diện tích 3,5 triệu km vuông, bằng một phần ba diện tích
đất liền của nước này.
Trung Quốc đang kêu gọi hợp tác nước ngoài từ các công ty Mỹ cho dự án khổng lồ này của họ.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng liên tục gây áp lực buộc Việt Nam và các đối tác ngừng hoạt động thăm dò trong vùng
biển tranh chấp.
Mới nhất, một chiếc tàu quốc tịch Na Uy do công ty Nga thuê để tiến hành thăm dò dầu khí ngoài khơi cho Việt
Nam đã bị tàu hải quân Trung Quốc chặn lại và dọa bắn, bắt rời khỏi khu vực hồi tháng 10.
Mr C Việc đầu tiên chúng ta phải xác định rằng không bao giờ TQ từ bỏ việc thôn tính chúng ta. Không nên ngồi một cho hô hào mà
hãy cùng nghĩ làm thế nào để có bước đi chuẩn nhất. Cần khôn khéo, kiên quyết và chắc chắn.
Saigon - Hanoi Thật
hết biết, càng ngày TQ càng lấn lướt Việt Nam và xem thường chúng ta
quá! Liệu đây có phải là người bạn tốt, đồng chí tốt của Việt Nam
không? Chính phủ Việt Nam nên tìm một người bạn khác như Nhật Bản, Ấn
Độ, Nga, Mỹ để làm bạn thì hay hơn. Hãy gìn giữ đất nước, tài nguyên
của chúng ta khỏi tay kẻ xấu...
Maida, Hoa Kỳ Bây
giờ thì CSVN nên đọc lớn 16 chữ vàng do CS Trung Quốc đề xướng! Dự án
khổng lồ 29 tỉ đô nhưng TQ không thèm tham khảo VN đã cho thấy dưới mắt
TQ thì nhà nước VN chỉ là đàn em dễ sai bảo! Do đâu? Do CSTQ biết sự lệ
thuộc của CSVN để tồn tại. TQ cũng biết rõ dân tộc VN đối kháng với
CSVN nên VN không thể tập hợp được tổng lực để chống TQ có hiệu quả.
Bây giờ VN lại phải đi thương thảo với chính kẻ xâm lược ngay trên biển
của mình.
Ngoc Phuc, HN Việc
Công ty Dầu khí TQ công bố dự án khai thác Dầu khí tại vùng biển tranh
chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích có tính toán của nhà cầm
quyền Bắc Kinh. Với tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, chắc chắn họ
sẽ không dừng bước. Việt Nam một mình không thể đương đầu với họ được,
tốt nhất lên liên kết với các nước ASEAN có chung quan điểm lập một mặt
trận mới về Chính trị, ngoại giao để tiến hành đấu tranh với Trung
Quốc. Quân sự là biện pháp không khả thi và dễ để lại hậu quả lâu dài.
TT, Phú Yên Lần
trước tôi có nói khi tàu Trịnh Hoà đến Đà Nẵng là một nước cờ táo bạo,
khẳng định rằng chỉ có hải quân Trung quốc mà thôi chứ không phải là
hải quân Hoa kỳ, Anh quốc hay là Úc. Một cuộc phô trương lực lượng
nhằm gây ảnh hưởng để các tập đoàn dầu khí của người tàu khai thác nhằm
đem lại lợi ích quốc gia cho họ. Qua đó một lần nữa thấy rằng ý đồ bành
trướng của Trung quốc đã lộ nguyên hình, họ không cần ngoại giao kiểu
tế nhị nữa mà đánh thẳng, phủ đầu các nước nhỏ của khu vực Đông Nam Á.
Hơn lúc nào
hết, rất mong ĐCSVN hãy sáng suốt, cương lĩnh, lập trường để lấy lại
từng mét vuông lãnh hải của mình, thuộc chủ quyền của mình mà Ông Cha
ta đã xây dựng nên. Có như thế thì Lãnh đạo ĐCSVN mới không hổ thẹn với
con dân VN. Đã đến lúc chúng ta phải đi một nước cờ dứt khoát, lạnh
lùng là thúc đẩy quan hệ sau với Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung
quốc.
Hoang Mai, VN Chẳng
lạ gì anh hàng xóm này mà dân tộc VN ta không luôn đề cao cảnh giác.
Lúc đầu là cấm ta khai thác ở vùng biển tranh chấp, còn bây giờ lấn tới
là khai thác tài nguyên trên các vùng biển này; tăng cường lực lượng
hải quân trên các vùng biển đó rồi tiến tới tuyên bố chủ quyền. Các
hiệp định và công pháp quốc tế cũng ra rìa trước một sự đã rồi.
VN không có
chuyện đàm phán với TQ để nhân nhượng nhau được vì lòng tham không đáy
của họ; cũng không có chuyện đưa ra tòa án QT vì TQ vẫn là nước lớn to
miệng hơn. Hãy tính chuyện bảo vệ miếng cơm của mình bằng sức của
chính mình trước đã.
Dân VN hãy
dũng cảm và đoàn kết, đồng thời chính phủ phải kiên quyết hy sinh một
số quyền lợi về phát triển kinh tế để có thể bảo vệ lãnh thổ và chủ
quyền. Hãy hợp lực với các nước trong khu vực cùng có chung sự tranh
chấp với TQ đừng để TQ bẻ đũa từng chiếc một.
Trước tuyên
bố này của TQ hãy tổ chức một hội nghị của các nước ngoài TQ và Đài
Loan (vì ĐL cũng sẽ cùng quan điểm với TQ trong những vấn đề không đối
kháng) có tranh chấp vùng biển này để thống nhất sự kiên định trong lập
trường chống bá quyền nước lớn.
Tiếp đến
thống nhất giữ nguyên hiện trạng tình hình tranh chấp như hiện nay;
không xâm phạm và khai thác kinh tế trên vùng biển lẫn nhau hay tiếp
tay cho TQ. Sau cùng ra tuyên bố chung nếu TQ cứ tiến hành khai thác;
các nước sẽ lập liên minh về quân sự để chống lại TQ trên vùng biển
Đông.
Lam Vien, Saigon Anh "bạn" láng giềng này quả là có quá nhiều dã tâm với Việt Nam.Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao chỉ lên tiếng chung chung
như mọi lần, không thể hiện quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của quốc gia.
Le Duong, HN Chúng
tôi sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ
quốc. Chính phủ tại sao không có hành động cứng rắn đáp trả? Nhìn lại
lịch sử, chúng ta đã mất Quảng Đông, bị chiếm mất Hoàng sa, một phần
Trường sa. Nếu chúng ta nhân nhượng nữa chắc rằng Việt nam sẽ chẳng còn
đảo nào trên biển cả.
Nguyen Anh, HN Nếu cần cầm súng để dạy cho TQ một bài học về lòng yêu nước của người Việt thì tôi luôn sẵn sàng.
Tran Tran, Hanoi "16
chữ vàng và 4 tốt" là như vậy sao? Không hiểu lãnh đạo VN có dùng đường
dây nóng mới thiết lập để nói chuyện với Đồng chí Trung Quốc không. Bên
cạnh việc phản đối chung chung chúng ta phải có nhưng bước đi cụ thể
như nói thẳng và mạnh mẽ với lãnh đạo Trung Quốc, chúng ta phải xây
dựng lại Hải quân đủ mạnh để chiến đấu chống lại kẻ cướp đất đai và
biển trời của chúng ta.
Nam Sài Gòn Đất nước chúng ta không rộng lớn nhưng dân tộc chúng ta vẫn có thể là một dân tộc lớn. Chúng ta không thể xem mình là nước
nhỏ chư hầu mà nhún nhường mãi được.
PN Giap, TP HCM Chúng
tôi xin khẳng định chắc chắn rằng: chúng tôi quyết sẽ hy sinh tất cả
để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa, nơi
mà Trung Quốc đã ỷ nước lớn dần chiếm lãnh hải của đất nước chúng tôi.
Đừng tưởng chúng tôi sợ TQ. Đề nghị tất cả công dân Việt Nam, người
Việt đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài, những công dân có nguồn gốc
Việt và công dân yêu chuộng và tôn trọng công lý trên thế giới hãy đoàn
kết lại và ủng hộ thanh niên Việt Nam cùng nhau dạy lại cho Trung Quốc
bài học.
Ẩn danh Càng ngày ông bạn láng giềng xấu bụng của chúng ta càng tỏ rõ dã tâm của mình.
|