Những
người theo dõi diễn biến vụ án oan xét xử giáo dân Thái Hà đều nhận
định đây là một vụ án có nhiều tình tiết éo le, trình tự tố tụng thay
đổi liên tục khác hẳn mọi vụ án khác.
Ngay từ giai đoạn điều tra,
Viện Cố sát Nhân dân và Cơ quan Điều tra đã gặp nhiều khó khăn trong
việc luận tội các bị can. Tội danh thay đổi liên tục. Hết huỷ lại thêm.
Hết thêm lại huỷ. Cuối cùng chắc ăn xử hết mọi tội đã được cấp trên sắp
đặt để đỡ phiền với cấp trên.
Toà án chưa xử đã khẳng định Viện
Cố sát và Cơ quan Điều tra đã “bỏ sót tội” và đề nghị điều tra bổ sung.
Điều tra bổ sung xong, Cáo trạng vẫn y như cũ. Không gì thay đổi, bởi
giáo dân có tội đâu mà điều tra. Mấy cán bộ điều tra bực mình làm cho
xong việc.
Mấy bị can tại ngoại cho biết trong suốt quá trình
điều tra, cơ quan điều tra và Viện Cố sát chưa bao giờ nhắc tới nguyên
đơn là Công ty Cổ phần may Chiến Thắng. Thế nhưng, lúc sắp sửa ra toà
mới biết Công ty May Chiến Thắng là nguyên đơn. Khổ một nỗi, Công ty
may Chiến Thắng là một doanh nghiệp tư nhân, vừa bị nhà cầm quyền đuổi
ra khỏi khu đất chiếm dụng của nhà thờ và bị nhà cầm quyền tước hết
quyền lợi. Chuyện tranh chấp dân sự đã bị nhà cầm quyền biến thành vụ
án hình sự với tội danh “gây rối trật tự công cộng” trong phần đất đanh
tranh chấp giữa hai tổ chức dân sự??? Thực ra, việc tranh chấp dân sự
này phải được xử tại Toà án mới đúng luật. Đằng này, nhà cầm quyền đã
dùng quyền lực để tước đoạt quyền lợi của cả hai bên. Họ cố tình tách
vụ án thành hai vụ án khác nhau. Vụ án dân sự thì nhất quyết không xử
bởi không thể xử được vì chắc chắn khi xử nhà cầm quyền sẽ mất mặt. Do
đó, nhà cầm quyền đã sử dụng luật rừng cướp không khu đất. Việc các
giáo dân có tội hay không phải được xử chung với vụ án dân sự khiếu
kiện đất đai như trên, nhưng nhà cầm quyền đã mánh mung sử dụng tà
quyền để áp đặt các tội danh cho giáo dân Thái Hà.
Luật sư Ngô Bá Thành, lúc sinh thời đã từng nói: “Việt Nam có cả một rừng luật, nhưng xem ra chỉ có mỗi ‘luật rừng’ là được đem ra áp dụng”.
Trong vụ việc Thái Hà, nhà cầm quyền đã dùng luật rừng để xử dân của
mình bất chấp pháp luật, bất chấp nhân tâm. Nghe đâu, sau vụ Thái Hà,
các quan chức đã mừng công bằng những bữa tiệc linh đình, hoành tráng
mặc kệ dân tình lao đao trong cơn lũ lụt lịch sử tại Thủ đô Hà Nội. Các
quan chức còn được thăng chức, báo Hà Nôi Mới được tặng thưởng bằng
khen vì đã có công trong việc “cung cúc đi theo lề bên phải” dẹp vụ
Thái Hà.
Thông tin Toà án Nhân dân Quận Đống Đa hoãn xử phiên toà
và dời ngày xử từ mùng 5/12 sang ngày mùng 8/12/2008 làm cho vụ án Thái
Hà thêm nhiều tình tiết mới, phức tạp, éo le. Việc chọn một “nơi trên
trời” (Hội trường tầng 4, UBND phường Ô Chợ Dừa) làm địa điểm xét xử
khiến dư luận không khỏi thắc mắc về một vụ xử không minh bạch, bất
chấp đạo lý và nhân tâm. Lý do hoãn phiên xử, theo Toà án, là do Hội
trường tầng 4 đang sửa chưa xong. Thực ra, những người đến xem trước
địa điểm xét xử đều nhất loạt khẳng định rằng “có sửa chữa gì đâu, chỉ
là một kiểu nói”.
Việc Toà án dời ngày xử vào ngày 8/12/2008 hoá
ra lại đầy ý nghĩa đối với người Công giáo. Đây là một ngày lễ trọng
của Công giáo: “Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Đối với các linh mục,
tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, thì đây cũng là ngày bổn mạng của Dòng. Sự
trùng hợp này khiến người giáo dân phấn khởi. Nhiều giáo dân cho biết,
từ ngày xảy ra vụ Thái Hà, họ luôn chứng kiến những can thiệp nhiệm mầu
của Đức Mẹ. Việc xử án vào ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội có sự sắp đặt
của Mẹ để nói với nhà cầm quyền Việt Nam rằng: “Những người con của Mẹ đây là những người con vô tội”.
Ông Trần Quốc Vượng – Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao từng nói: “Sai sót dù nhỏ cũng liên quan tới số phận con người” (Trích Báo Lao Động số 246, ngày 24/10/2008). Ông đã nói một điều rất đúng, nhưng không biết ông có “dám làm đúng” không?
Ai
cũng biết vụ Thái Hà từ đầu tới giờ không phải là vụ án được xử ở Toà,
nhưng được xử trên bàn các quan chức thành phố Hà Nội. Toà chỉ là cái
“ngôi nhà” trong đó công tố viên công bố bản án đã được các quan chức
xử trước đó. Toà chỉ là công cụ của Đảng không phải là nơi bảo vệ quyền
lợi người dân.
Người dân, cách riêng những bị oan là giáo dân Thái Hà đang cần một phiên toà công minh.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2008
Gioan Nguyễn Thạch Hà