Nhưng đối lập của Việt Nam còn yếu, không như các phong trào đối lập tại Ðông âu trước đây.
Tại
Việt Nam không có phong trào nghiệp đoàn công khai hay không công khai.
Phong trào sinh viên đấu tranh như tại Nam Hàn và Indonesia cũng không
có.
Lý do số sinh viên đại học chỉ chiếm 2% dân số thành phố.
Khi
được một người nước ngoài hỏi tại sao ở Việt Nam sinh viên không đấu
tranh như ở Trung quốc và Indonesia, một sinh viên Việt Nam trả lời
rằng: "Ðơn giản thôi. Này nhé, nếu anh sinh viên là con cái của cán bộ
thì họ cho chế độ này cũng OK. Nếu anh ấy thuộc gia đình khá giả thì
gia đình đó cũng được hưởng ân huệ của chế độ bằng một hình thức nào đó
thì cũng OK luôn. Còn nếu anh ấy thuộc một gia đình nông dân nghèo nay
nhờ không khí cởi mở, cha mẹ cố gắng chạy tiền cho ăn học thì anh ấy
cũng không đủ can đảm làm hỏng niềm hy vọng vươn lên cho mình và cho
gia đình bố mẹ."
Giáo
sư Zachary Abuza viết rằng ông nghiên cứu 25 nhà đối lập Việt Nam đã
xuất hiện từ năm 1986 đến năm 2000 qua những gì họ viết hay nói.
Trong số 25 nhà đối lập này có 16 cựu đảng viên, 9 người đã bị khai trừ ra khỏi đảng, 2 người tự ý từ bỏ đảng tịch.
Trong
25 người đối lập chỉ có 7 người bị tù dài ngày. Những người này đa số
gốc miền nam không có quan hệ gì với đảng Cộng sản Việt Nam. Tuổi trung
bình của các người đối lập từ 65 đến 69 tuổi, trong đó có 2 phụ nữ. Có
7 nhà văn, nhà báo, hai bác sĩ, một nhà khoa học, một sử gia, một nhà
toán học và một kinh tế gia. Trong số họ có nhiều cựu viên chức chính
quyền cộng sản như tổng bí thư bộ Nội vụ, và một viên chức cao cấp
thuộc Ban an ninh của trung ương đảng.
Ba
người từng là ủy viên trung ương đảng, và 2 người từng là thành phần
cao cấp trong các bộ. Trong số họ hơn một nửa từng tham dự cuộc đấu
tranh chống Việt Nam Cộng Hòa với tư cách cán bộ lãnh đạo hay tuyên
truyền, hoặc binh sĩ, trong đó có một người là nhân vật số hai của lực
lượng võ trang của Hà Nội tại miền Nam Việt Nam. Có 4 người từng tham
gia cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập. Nhiều người từng ở trong
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong đó có một người sáng lập là bác sĩ
Dương Quỳnh Hoa. Một số nhà đối lập nói trên đang sống lưu vong tại Hoa
Kỳ và Pháp.
Ðiểm
mặt các nhà đối lập Việt Nam, giáo sư Zachary Abuza nhắc đến một số tên
tuổi như đại tá Bùi Tín, tướng Trần Ðộ, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nhà văn
Dương Thu Hương, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà sinh vật học Hà Sĩ
Phu, giáo sư Phan Ðình Diệu, ông Nguyễn Hộ, bác sĩ Nguyễn Ðan Quế và
giáo sư Ðoàn Viết Hoạt nếu chỉ kể vài nhân vật tiêu biểu.
Những người đối lập Việt Nam như đã nói, đa số thuộc thành phần lãnh đạo.
Cho nên khi dấn thân đấu tranh họ mất hết. Họ là những người từng tự
nguyện hiến thân cho cách mạng, và nền độc lập của đất nước.
Bởi vậy họ bị liệt 25 nhà đối lập này vào thành phần nguy hiểm đối với chế độ. Họ còn được một số người trong đảng nể nang và che chở.
Tuy nhiên họ đều đã cao niên và không biết sau họ có còn thành phần đối lập không? Nhưng
dù đã già và không còn quyền lực họ vẫn là những kích thích tố có giá
trị đối với quần chúng. Những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam sẽ
không quên rằng sự ủng hộ của
nhân dân Hungary và nhân dân Tiệp khắc đối với Imre Nagy và Alexander
Dubcek đã thúc đẩy những cải tổ chính trị đưa đến sự chấm dứt độc quyền
của cộng sản.
Có
một điều cần quan tâm là những người đối lập Việt Nam đa số có gốc đảng
nên họ chỉ muốn làm đối lập ôn hòa hơn là đối lập để lật đổ sự cầm
quyền của đảng. Họ vẫn tỏ ra trung thành với đảng mặc dù họ rất
bất mãn đối với những chính sách của đảng từ ngày thống nhất đất nước
đến nay. Và nếu thỉnh thoảng có người trong nhóm đối lập chỉ trích đảng
họ không quên ca ngợi công của đảng trong công cuộc giành độc lập cho
đất nước.
Ngay
cả nhà đối lập không phải là đảng viên như ông Hà Sĩ Phu cũng nhận rằng
đảng là con thuyền chở dân tộc Việt Nam sang bờ, nhưng đến bờ rồi đảng
giữ chân không cho Việt Nam tiến lên cho kịp lân bang.
Họ tự cho mình là đối lập ôn hòa với mục đích làm cho đất nước phú cường và mang sức sống mới cho đảng Cộng sản.
Do đó những đòi hỏi của những người đối lập thường chừng mực. Ðối với
họ đối lập như vậy chẳng những là một cái quyền mà còn là một bổn phận.
Nhưng
trong cái truyền thống chịu ảnh hưởng của Khổng học và Mác xít người
trí thức Việt Nam dính liền với chính quyền, và muốn vươn lên phải
trung thành với chế độ, người trí thức không dám lên tiếng, cho nên
không có sức mạnh xã hội thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa.
Và đây là cái trở ngại chính giải thích tại sao tại Việt Nam không có một sức mạnh đối lập của giới trí thức buộc nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách.
Tiêu Dao Bảo Cự, một nhà đối lập than phiền rằng: "Trong
cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, người trí thức phải cầm cờ đi
trước. Nhưng có thật vậy không? Hay chúng ta thấy điều ngược lại? Phải
chăng người trí thức sợ dân chủ, vì dân chủ tối hậu làm mất quyền lợi
muôn đời của họ?"
Có thể Bảo Cự đã nêu ra một điểm then chốt giải thích tại sao
những người đối lập Việt Nam không tạo được một sức mạnh, và thành phần
đối lập tuy không đông đảo nhưng rất phức tạp: có cựu đảng viên, có
những người từng ủng hộ chế độ miền Nam, có các linh mục, có tu sĩ Phật
giáo và một số trí thức mà mục tiêu đối lập chỉ để được tự do ăn nói và
thường không tin lẫn nhau. Vì đối lập phân hóa như vậy nên nhà cầm
quyền Hà Nội rất dễ chia để trị.
Những người đối lập đòi hỏi gì?
Họ đòi 4 chuyện.
Thứ nhất
đòi dân chủ hơn, nhưng họ rất ít nói họ đòi một nền dân chủ đa nguyên
Tây phương và hình như không có ai đòi lật đổ hay giải tán đảng Cộng
sản Việt Nam. Họ đòi chung chung quốc hội phải có nhiều quyền hơn, và
nên công khai hóa cách lấy các quyết định quan trọng.