Phạm Hồng Tân
Đứng
trước sự thách đố của thế kỷ canh tân với môt nước Trung Hoa sau nhiều
ngàn năm luôn tự thỏa mãn bằng tư tưởng cai trị quân chủ chuyên chế độc
tôn lên tất cả nhũng phần đất mà Hán tộc đã xâm chiếm được. Gọi vắn tắt
đó là chính trị đại lục, kéo dài sau thời chiến quốc cho tới Thanh
triều và đến hết thế kỷ 20. Hiện tại Trung Hoa đang tỉnh mộng, vươn vai
và bước dần ra đại dương.
Cưộc xâm chiếm cùa Hán tộc khởi đi
mạnh bạo nhất có thể lấy mốc điểm từ thời Tần Thủy Hoàng đánh tan sáu
nước Yên, Ngụy, Sở, Tề, Hàn, Thục để từ đó đế chế chuyên chính độc tôn
được thiết lập và truyền đời mãi qua các triều đại về sau. Đồng lúc tư
tưởng cũng như đời sống con ngưòi càng bị gò ép hơn trong nền chính trị
và tư tưởng đạo đức Khổng giáo. Độc tài phong kiến trong triều đại Tần
Thủy Hoàng đã đốt hết sách vở và chôn sống giới trí thức học trò. Cho
dù nhà Tần cai trị thật ngắn ngủi nhưng thể chế quân chủ độc tài chuyên
chế qua những triều đại khác về sau vẫn luôn buộc con người sống theo
khuôn khổ sáo mòn với những tư tưởng chết động từ chương trong tứ thư
ngũ kinh, chỉ để biết ca tụng cổ nhân mà không được quyền có những tư
tưởng sáng kiến hành động khai phóng nào vượt qua lễ giáo tập quán chứ
đừng nói chi là vượt qua thời đại đang sống. Thiếu sự hợp tác liên đới
và bình đẳng trong thân phận, con người thời phong kiến mặc nhiên âm
thầm chứa đựng sự phảng kháng nằm sâu trong cấu trúc hạ tầng xã hội.
Những cuộc nổi loạn ầm ỉ dâng cao và bộc phát liên tục đó đây chỉ vì
muốn bước ra khỏi vòng kềm tỏa những ràng buộc lễ giáo phong kiến, với
một hệ thống chính trị đầy tôn ti và khắt khe chỉ cốt để phục vụ cho
thiểu số dòng họ vua chúa.
Mất tự do tư tưởng nên suốt lịch sử
Trung Hoa sau thời chiến quốc đến sau này không sản sinh thêm những tư
tưởng triết học cao siêu nào khác, chỉ nhai đi nhai lại các tư tưởng đã
có sẵn như Khổng, Lão, Mặc; nhất là Khổng học luôn áp đảo và được giới
vua chúa quan lại đưa lên hàng độc tôn nên mọi học thuyết khác đều phải
bị lùi bước. Khổng giáo độc tôn trở nên ngất ngưởng như một sự trấn áp,
khiến tư tưởng văn học Trung Hoa suốt trên 20 thế kỷ chỉ đứng khựng
trong sự lụi tàn dần mà không có tiến hóa khai phóng vì đánh mất sự tự
do cần thiết, đánh mất sự bình đẳng liên đới và chia sẻ với mọi tư
tưỏng học thuật khác. Nếu có thì chỉ là những sự nhỏ giọt không khác
các quốc gia độc tài và nhất là cộng sản ngày nay cho dù có thay đổi
phần nào cấu trúc kinh tế theo hướng thị trường tự do nhưng tư tưởng và
mọi học thuật chính trị vẫn luôn bị thể chế kềm tỏa trong vòng độc tài
toàn trị.
Một lục đia rộng lớn Trung Hoa trong qúa khứ đã chia
làm hai miền Hoa Nam và Hoa Bắc, các tỉnh phía nam như Triết Giang,
Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây đều thuộc đất Bách Việt ngày xưa và có
giòng huyết thống Sở, Việt, Thái. Phía Nam nhiều mưa và nhiều sông
ngoài luôn ngập nước nên người dân nơi đây xử dụng các phương tiện giao
thông bằng thuyền bè rất tài tình. Trái lại người Hoa Bắc rất dở về đi
thuyền mà chỉ giỏi về cỡi ngựa, một sở trường mà phần lớn tổ tiên người
Hoa Bắc có chung huyết thống du mục như dân Mông Cổ nên họ có biệt tài
chiến đấu trên lưng ngựa rất giỏi. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu “Bắc nhân
kỵ mã, Nam nhân thừa thuyền” là nhắc đến sở trường Bắc Nam là thế.
Vua
chúa các triều đại Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Đường đều là người Hoa
Bắc nên hẳn nhiên phải sở trường về mọi kỷ thuật chiến đấu trên lưng
ngựa, Nói như Hán Cao Tổ “Ta đây ngồi trên lưng ngựa mà được thiên hạ”.
Sơ lược qua như thế để thấy rõ những nét tổng quát về nguồn gốc và qúa
trình lịch sử của chế độ quân chủ chuyên chế Trung Hoa luôn đi cùng với
ý hướng bành trướng sự cai trị trên đất liền hơn là mạo hiểm ra ngoài
biển khơi, mở rộng ngành ngư nghiệp, hàng hải và chú trọng vào sự phát
triển Hải quân.
Tâm lý sợ biển và sợ sóng cúa người Hoa Bắc rất
rõ nét qua chứng minh suốt lịch sử nước Tàu mà chi có mỗi một nhân vật
Trịnh Hoà dưới triều Minh Thành Tổ là thấy được tầm quan trọng việc
thám hiểm đại dương. Trịnh Hoà là tên gọi được Hoàng tử Chu Đệ, tức vua
Minh Thành Tổ sau này đặt cho trong lúc còn làm người hầu cận trong
nhà. Trịnh Hòa rất có công giúp Chu Đệ đoạt được ngôi vua của người
cháu là Chu Doãn Văn. Tuy đoạt được ngôi nhưng đã để vua Doản Văn đào
thoát, nghe đồn đã chạy về hướng các nước Đông Nam Á, nên Minh Thành Tổ
mới sai Trịnh Hòa chỉ huy các binh thuyền đi về hướng đó tìm kiếm tung
tích vua Doản Văn. Theo các sử liệu Tây Phương thì xa nhất là chuyến đi
lần thứ 7 sau cùng đến đảo Zanzibar (CH Tanzania) và ghé thăm các nước
nằm dọc bờ biển Đông Phi Châu, nói chung trong bảy chuyến hải trình các
vùng duyên hải lớn như Ấn Độ Dương, vịnh Ba Tư (Persan Gulf), Hồng Hải
(Red Sea) đều đã đi qua và cũng đã từng hành hương đến thánh địa Hồi
giáo Mecca. Ngoài ra không có chuyến hải trình nào đến châu Mỹ cả như
một số người Tàu lắm tưởng tượng vẻ vời, tự đề cao bằng những chuyện
không có. Chỉ nhìn vào dấu vết lịch sử để lại trong những cuộc hải
trình cũng như những phương tiện di chuyền, thời gian và những thế biển
hiểm nghèo không thể khắc phục được khi muốn vưọt Đại Tây Dương hay
Thái Bình Dương đến châu Mỹ bằng hai ngã đều không phù hợp với thời
gian, phương tiện và khả năng lúc đó.
Nguồn: Wikipedia Sau
những hải trình xa xôi của Trịnh Hòa 1433, nước Tàu lại trở về ngủ yên
với giấc mơ đại lục, để lại sự ngẩn ngơ kinh ngạc cho mọi người, không
hiểu vì sao lại ngưng bặt hẳn những chuyến thám dương khác. Những yếu tố rõ rệt nhất về việc ngưng bặt này không có gì khó hiểu cả.
Vì
Trung Hoa là một nước lớn luôn có sự tranh chấp nội loạn kỳ thị phân
chia giữa nhiều sắc tộc, nhiều ngôn ngữ, nhiều địa phương mà vua chúa
các triều đại Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Đường đều là người Hoa Bắc nên
nỗi bận tâm chính vẫn là tìm cách thiết lập một đế chế trung ương tập
quyền lên mọi phần đất mà Hán tộc đã chiếm đưọc, với sở trường “Bắc
nhân kỵ mã” luôn là một việc chính yếu nhất, nên tư tưởng chính trị đại
lục luôn là một sách lược không thay đổi qua nhiều triều đại trong suốt
lịch sử bành trướng của Hán tộc.
Tâm lý sợ sóng gió biển khơi
của đa số người Hoa Bắc qua các triều đại cho thấy việc thám hiểm đại
dương không phảii là sở trường và cũng không có những chính sách khuyết
khích người dân đến lập nghiệp tại các hải đảo xa xôi. Trái lại triều
đình luôn coi các hải đảo là nơi tụ tập của các nhom giang hồ cướp
biển, cộng tác với các bang hội phản loạn bị truy nã trong lục địa,
chạy ra hải đảo chiêu tập binh sĩ tìm cách lật đổ triều đình.
Tiếp
đến là tư tưởng văn hóa Khổng giáo gò bó quanh chữ hiếu khi cha mẹ còn
thì con cái không được đi lập nghiệp ở nơi xa, đã tạo nên tâm lý nhút
nhát, bó buộc mọi thế hệ thanh niên quanh quẩn trong pham vi gia đình,
sống bám vào cha mẹ, không tự lập và lòng can đảm đi khai phá những
chân trời, thế giới có những phần đất hứa hẹn nơi xa, nói chi là ra đến
biển khơi muôn trùng sóng gió. Chữ nhân, chữ hiếu trong đạo Khổng chỉ
để đề cao đức sáng trong nội tâm con người mà không cần phải tìm kiếm
đâu xa. Khi nghe tiếng nhân ái, hiếu đức thì mọi người nơi nơi sẽ tìm
tới kết bạn, bái sư… Như thế là thu phục được nhân tâm. Về đời sống
người thường muốn trở thành thánh nhân là như thế, còn một ông vua nếu
có đức sáng thì bá quan văn võ đều thần phục, các nước nhỏ nơi xa đều
lần lược sẽ kéo tới xin phong Vưong và làm chư hầu. Việc này được thể
hiện qua câu nói trong văn hóa cung đình, “Tọa pháp trung cung triều Tứ
Di.”
Tư tưởng chính tri đại lục kéo dài nhiều ngàn năm, ngoại
trừ một thời gian ngắn dưới triều Minh Thành Tổ, Trung Hoa lại luôn thu
mình trở về truyền thống đại lục cố hữu cho đến hết cuối thế kỷ 19.
Nhất là dưới triều đại nhà Thanh, Trung Hoa phải chịu những ô nhục khi
các cường quốc thực dân bành trướng về mặt đại dương tại châu Âu kéo
bầy tới yêu sách Thanh triều mở cửa giao thương, giới hạn quyền cai trị
của triều đình và thiết lập các tô giới dưới quyền cai trị của họ về
mặt đại dương này. Ngay đến nước Nhật mà Trung Hoa luôn coi như Di Dịch
da vàng ngoài mặt biển đã sớm canh tân hóa đất nước, hiện đại hóa quốc
phòng, quân đội và Hải quân cũng đã nhảy vào dự phần chiếm đóng Trung
Hoa.
Nhiều thế kỷ phát triển hàng hải, bành trướng sức mạnh hải
quân để làm chủ mặt biển đã giúp cho các nước Tây Phương trở thành
cường quốc. Sự việc xâm chiếm thuộc đia khởi đi sau thời kỳ Magellan
vào đầu thế kỷ 16, người Portugal nhận chức thủy sư Đô đôc dưới triều
vua Tây Ban Nha, dẫn 4 chiến hạm khởi hành từ cửa biển Seville đi vòng
quanh thế giới qua khắp các đại dương. Đó cũng là lúc các cường quốc
Tây Phương với sức mạnh hải quân đã thay phiên nhau qua nhiều thế kỷ đi
xâm chiếm thuộc đia và tranh quyền bá chủ khắp nơi kéo dài cho đến sau
thế chiến thứ 2 chấm dứt mới dần trao trả độc lập lai cho các quốc gia
đã bị đô hộ.
Trung Hoa, một nưóc nhiều dân, đất rộng và có một
nền văn hóa ảnh hưởng rộng khắp Á Đông, suốt thế kỷ 19 và 20 cũng đã
phải chịu những ô nhục như các nước nhỏ khác đã từng bị các cường quốc
đến xâu xé, đô hộ. Ngày hôm nay Trung Hoa đã biết mở mắt nhìn ra đại
dương. Người Tàu chắc hẳn chưa được tiếng là những người có tài đi
biển, bởi vì lịch sử truyền thống chính trị đại lục đã cho biết như thế.
Phần
Việt Nam chúng ta thì sao? Tài chèo thuyền, đi biển, đánh trận trên mặt
nước có phải là sở trường của dân ta không. Mở đầu thời kỳ tự chủ Ngô
Quyền đã đánh trận trên sông Bạch Đằng. Thời nhà Trần cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên, tầm quan yếu vẫn là đối trận với quân Nguyên trên
mặt sông cũng như trên mặt biển, cắt đứt quân lương và dụ địch vào trận
thủy chiến Bạch Đằng. Đến thời vua Quang Trung thì thủy quân lại được
vua rất coi trọng. Hàng vạn quân Xiêm đã bị chôn vùi ở các dòng sông
Rạch Gầm, Xoai Mut, Rạch Dừa… Những lần nam chinh bắc chiến, thủy quân
vẫn là chủ lực chính trong cuộc đổ quân và tiếp viện, những danh tướng
như Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Võ Văn Dũng, Trương Văn Đa v.v…
Ngoài tài chỉ huy đánh trận địa chiến, còn chỉ huy cả những trận thủy
chiến. Không phải vô cớ mà danh từ Đô Đốc được trân trọng gắng liền với
danh xưng của các vi tướng. Nghĩa quân Tây Sơn xuất phát từ Bình Định
là vùng tiếp giáp với núi rừng An Khê và vùng duyên hải Quy Nhơn ngày
nay. Trong trận đánh mở màn đầy ly kỳ độc đáo trong việc chiếm thành
Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc đã tự trói mình đầu hàng trong lòng khung củi
lớn, để đến nữa đêm phá củi, mở thành cho nghĩa quân tràn vào chiếm
thành là điều khó ai có can đảm và mưu trí có thể làm được như thế. Quy
Nhơn có một gía trị chiến lược quan trong vì đó là nơi “tranh địa”. Nhà
Tây Sơn dựng nghiệp khi Quy Nhơn còn, và mất nghiệp khi Quy Nhơn mất.
Một vùng biển trọng yếu như thế chắc hẳn các danh tướng thời Tây Sơn
đều phải thông thạo thủy chiến và trân trọng với danh xưng Đô Đốc.
Từ
Quảng Ngải đến Quy Nhơn, Đà Nẵng hay Nha Trang đều tương xứng với tầm
nhìn ra Hoàng Sa và Trường Sa, trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn
ghi Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngải. Trong Đại Nam Thống
Nhất Toàn Đồ hoàn thành năm 1838 đều vẽ hai quần đảo này thuộc lãnh thổ
Việt Nam. Nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên ở thế kỷ 17 đều đã
ghi chép trong các bản đồ cổ. Dựa theo những bằng chứng lịch sử cùng
với những hiệp ước ký kết giữa Việt Nam với nhà Thanh, Pháp đã đại diện
cho VN trong những chính sách đối ngoại bang giao quốc tế và đã hành xử
chủ quyền trên các quần đảo này, như thế đủ xác định Trường Sa và Hoàng
Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngoài những dữ kiện lịch sử, Việt Nam còn
hội đủ cả mọi điều kiện về chủ quyền hải phận và các đảo dựa theo công
ước quốc tế về nguyên tắc thềm lục đia của Liên Hiệp Quốc.
Trở
lại hiện tình đất nước Việt Nam đang có cuộc tranh chấp với Trung Cộng
về chủ quyền hải phận và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là
cuộc tranh chấp an nguy lên chiến lược quốc phòng, kinh tế với ngư
nghiệp, hải sản và tài nguyên dầu khí, số tổng sản lượng quốc gia (GDP)
này đã chiếm trên phân nữa và còn vượt cao hơn nữa với đà kỹ nghệ hóa.
Nhưng khốn thay quốc phòng và kinh tế mặt biển sẽ không bao giờ đạt kết
qủa tốt đẹp khi Trung Cộng không bao giờ rời bỏ tham vọng chiếm cứ Biển
Đông trừ khi Trung độc đảng độc tài chuyên chế và toàn trị hiện tại bị
bại trận hay bị tan rã vì bị quốc tế cô lập như Nhật, Đức trong qúa khứ
vì tham vọng đế quốc thực dân muốn thống trị thế giới.
Từ ngữ
“hợp tác toàn diện” không có nghĩa gì trong liên hệ bang giao quốc tế.
Hợp tác là vấn đề có qua có lại chứ có phải nhắm mắt lìa đời rồi viết
di chúc giao hết gia tài lại cho người khác đâu, thế mà giới cầm quyền
như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết… đi tới đâu cũng nhắc đi nhắc lại
từ ngữ “hợp tác toàn diện.” Từ ngữ này Bắc Kinh đã nặn ra “láng giềng
hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hưóng tới tương lai”. Với
chính sách thực dân đế quốc kiểu mới, Bắc Kinh muốn chiếm lĩnh biển
Đông vì đói nguồn dầu khí cung cấp cho nền kỹ nghệ hiện tại thì làm gì
có chuyện đẹp như trong mơ, khuôn đúc ra 16 chữ vàng kể trên rồi đem
treo đầu gường ngắm chơi mà tưỏng chừng như thực! Trừ khi nước Tàu gom
mọi cơ sở kỹ nghệ sản xuất lại bỏ xó thành những đống sắt vụn, một việc
làm không hề có được. Hơn nữa tham vọng trở thành một siêu cường kinh
tế và quân sự thì việc kiểm soát Biển Đông với những hải trình mà Trịnh
Hòa ngày xưa đi qua, nay đang trở thành huyết mạch cho nguồn dầu khí từ
Trung Đông vận chuyển qua eo bể Melaka(Malacca, Malaysia) về lục địa
Trung Hoa mới nuôi sống kinh tế, và vũ trang quân sự. Thế thì dù trời
có sập, Bắc Kinh cũng không từ bỏ tham vọng này. Riêng những người cầm
quyền hiện tại ở Việt Nam nghĩ gì mà cứ lập lại câu “hợp tác toàn diện”
thay vì biết tự trọng chỉ nên nói những câu như hợp tác nhiều mặt, hợp
tác chân thành, v.v… Ngây thơ đến mức lập lại lời Bắc Kinh đã viết ra
cho giới cầm quyền các nước nhược tiểu đọc để đặt họ vào qũy đạo kiểm
soát của Bắc Kinh. Thậm chí chính phủ hiện tại ở Việt Nam có thể bị lừa
giao “toàn diện” tài sản quốc gia, trong đó có Biển Đông vào tay con
khủng long đói khát.
Chính trị bang giao quốc tế không phải là
di chúc để lại gia tài của kẻ hấp hối. Mong rằng những người cầm quyền
Việt Nam hiện tại biết tự trọng và có đủ dũng khí coi nhẹ tấm thân ô
trọc của mình mà đứng thẳng không luồn cúi Bắc Triều.
Tàu chiến
Trịnh Hòa cặp bến Đà Nẵng từ ngày 18 đến 22-11 vừa qua có phài là sự
răn đe giới cầm quyền Hà Nội hiện tại không? Có phải họ muốn nhắc khéo
với Hà Nội rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Hoa? Người biết chuyện
thì đau lòng nhưng không hề sợ hãi. Trái lại, kẻ ươn hèn có tư tưởng
thần phục ngoại bang thì hí hởn vui mừng vì nhờ quan thầy Bắc Kinh bảo
chứng mà uy danh quyền hành của họ được thêm vững chắc. Người Tàu chịu
ảnh hưởng tư tưởng thần quyền rất nặng. Bởi thế họ tưởng tượng đến
những cảnh giới thiên đường địa ngục mà tưởng chừng như thực rất tài
tình. Những chuyện như tề thiên , ngọc hoàng thượng đế nơi có cảnh sống
hoan lạc không khác cung đình có vua quan cai trị như ở trần thế, sự
tưởng tượng này tạo nên rất nhiều các tiểu thuyết dã sử Trung Hoa đầy
mập mờ hư thực. Điều này phải kể đến lịch sử những chuyến hải trình của
Trịnh Hòa. Người Tàu cũng đã tưởng tượng thêm việc đến châu Mỹ, tưởng
tượng đến Hoàng Sa và Trường Sa, và còn vẽ ra bản đồ lưỡi bò hay lưỡi
rồng gì đó với những tài liệu lịch sử đầy mơ hồ chỉ làm lộ ra thực chất
ngụy tạo. Bởi vì ai nguyên cứu qua lịch sử Trung Hoa đều biết các vua
chúa qua nhiều triều đại không hề rời xa truyền thống chính trị lục
địa. Thực ra thì trong 7 chuyến hải trình của Trịnh Hòa, với kỹ thuật
đi biển vào thế kỷ 15 phần lớn phải dựa vào hải lưu và gió mùa cốt sao
cho thuận buồm xuôi gió, để phòng tránh mọi rủi ro bảo tố, Trịnh Hòa đã
mon dọc theo bờ biển mà đi thôi, cho dù có đi qua Hoàng Sa và Trường Sa
(tưởng tượng thôi!) hay cả ngàn quần đảo tại Sumatra mà Trịnh Hòa thực
sự có ghé qua nhiều nơi, nếu như đều bắt quàng cho là thuộc chủ quyền
Trung Hoa thì chắc mọi người sẽ chỉ ngã lăn ra cười khi nhắc tới… Từ
việc ghé qua đến việc thiết lập chủ quyền hoàn toàn khác xa.
Trung
Hoa hiện tại không mạnh như nhiều người lầm tưởng. Trong qúa khứ qua
nhiều triều đại luôn giữ truyền thống chính trị đại lục là vì mâu thuẫn
chủng tộc, ngôn ngữ cộng với những vua chúa đều là người Hoa Bắc. Họ
chỉ mong áp đặt nền cai trị trung ương tập quyền và Hán hóa mọi sắc dân
khác, tìm cách dẹp tan mọi sự chống đối cũng đã làm cho triều đình khốn
đốn, nên mọi sách lược dài lâu đều phải dồn vào việc “bình thiên hạ” ở
chính ngay nội địa, thế thì còn lòng dạ đâu tính đến chuyện hải ngoại,
mở rộng bờ cỏi ra các hải đảo. Nội loạn luôn âm ỉ ngấm ngầm trong xã
hội Trung Hoa, cho đến thế kỷ 21 này chắc vẫn còn đó. Những vấn nạn
chủng tộc về sự áp đặt, Hán hóa luôn bị các sắc dân như Mông, Mãn, Hồi,
Tạng v.v… khước từ. Nền chính trị độc tài toàn trị, mất dân chủ, tự do
và nhân quyền cũng là nguồn gốc bất ổn xã hội. Rồi đây Trung Hoa có trở
thành cường quốc lục địa và đại dương không? Hay lại như Trịnh Hòa khi
xưa, chấm dứt sau mấy mươi năm xiển dương uy thế của Hán tộc ra hải
ngoại. Sau đó Trung Hoa lại quay về lại truyền thống chính trị đại lục
cố hữu vì những bất ổn xã hội, kinh tế suy thoái, văn hóa sơ cứng với
nền chính trị độc tài. Những cơ chế đang phá hủy nhân quyền, đánh mất
sự tự do và bình đẳng cùng với mọi cơ hội để người Trung Hoa xây dựng
phát triển trong hòa bình, tiến theo trào lưu tiến hóa chung của nền
văn minh nhân loại.
Nguồn: DCVOnline.net
|