Thứ Ba, 2024-11-05, 8:32 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 29 » Hàng loạt dự án "công nghiệp bẩn” được rước vào phá hoại môi trường
9:51 PM
Hàng loạt dự án "công nghiệp bẩn” được rước vào phá hoại môi trường
Như chưa đủ làm nước Việt Nam chìm hẳn trong sự ô nhiễm từ nước tới không khí, đất đai, hàng loạt các dự án sản xuất kỹ nghệ thuộc loại “bẩn” bị thế giới tránh né đầu tư ở nhà của họ, đang được đón tiếp niềm nở tại Việt Nam.

Tin của trang nhà “Cổng thông tin chính phủ” CSVN nói rằng chế độ Hà Nội “vừa đồng ý cho tập đoàn JFE của Nhật Bản lập nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy thép liên hợp tại khu kỹ nghệ Dung Quất (Quảng Ngãi). Dự án này dự trù công suất 6 đến 10 triệu tấn thép thô/năm với vốn đầu tư khoảng $5 tỉ USD.

Hiện chính phủ Ấn, qua cuộc viếng thăm Việt Nam của bà Tổng Thống Pratibha Patil đang áp lực Hà Nội cấp ngay 1,300 mẫu đất ở Hà Tĩnh thuộc khu vực mỏ quặng Mạo Khê để xây dựng nhà máy thép liên doanh giữa công ty Tata Steel (Ấn, lớn hàng thứ 6 thế giới) với tổng công ty đóng tàu quốc doanh Vinashin của Việt Nam.

Dự án trị giá khoảng $5 tỉ USD mà Tata muốn đầu tư, sẽ có công suất khoảng 4.5 triệu tấn thép, theo hãng thông tấn PTI của Ấn, hiện đang bị một công ty của Ðài Loan ngáng cẳng vì họ cũng muốn miếng đất đó cho dự án lò luyện thép của họ. Vậy anh nào “lại quả” nhiều hơn thì sẽ thắng?

Tháng trước, báo chí ở Việt Nam cho hay Hà Nội đã từ chối dự án thép của công ty Hàn quốc Posco tại vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, vì có rất nhiều chống đối của các ngành khác nhau cũng như của các nhà khoa học trong nước. Lý do chính yếu là dự án này cản trở sự phát triển của một cảng biển quốc tế cũng như làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo ông Phan Ðăng Tuất, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, chính sách công nghiệp của Bộ Công Thương CSVN, “Việt Nam đang là nơi chứa rác thải của thế giới”.

“Những ngành công nghiệp như thép, xi măng từ lâu đã bị các nước tiên tiến coi là công nghiệp ‘bẩn’ vì thải ra môi trường quá nhiều chất độc hại” bị kiểm soát rất chặt chẽ tạo đó, nên đang tìm đến Việt Nam sản xuất cho đỡ tốn kém.

Việt Nam tuy có luật bảo vệ môi trường nhưng sự thi hành vô cùng lỏng lẻo đến độ không có tác dụng. Quyền lợi đối chọi nhau nên lệnh từ trung ương đưa xuống chưa chắc được địa phương thi hành. Chuyện đang xảy ra khi đối phó với chất thải do công ty Vedan ở tỉnh Ðồng Nai là một thí dụ điển hình. Lúa chết trên ruộng, cá chết dưới sông, hàng chục ngàn gia đình sống trong môi trường độc hại vì chất thải mà công ty Vedan và các công ty khác thải ra dòng sông, suốt nhiều năm qua.

Sau hàng loạt bài báo, những lời hô hò đóng cửa, phạt nặng từ Hà Nội, mới ngày 19/11/08, báo Dân trí nói hãng Vedan vẫn tiếp tục xả chất thải độc hại ra sông.

“Phát triển ngành này (thép) VN không thu nhận được nhiều từ quá trình chuyển giao công nghệ, số lao động được giải quyết việc làm cũng không đáng kể khi mỗi nhà máy luyện thép lớn chỉ cần khoảng 1,000 nhân công.” Ông Tuất nói. “Ngành công nghiệp này ngoài việc tiêu tốn hàng loạt các loại tài nguyên quý báu như đất, nước, năng lượng... còn vấy bẩn môi trường khủng khiếp”, ông Tuất nói. Bên cạnh thép, việc phát triển mạnh công nghiệp xi măng cũng đang đe dọa nghiêm trọng tới nguồn nước tự nhiên. Việc khai thác đá vôi làm xi măng đang khiến VN mất dần “bộ phễu lọc trời cho”.

Ông này nói thêm rằng “VN đang thu nhận quá nhiều loại công nghiệp vấy bẩn môi trường”.

Theo một bài nghiên cứu phổ biến trên báo điện tử VietnamNet các ngày 18 và 19/7/2007, có quá nhiều dự án thép đầu tư vào Việt Nam nhưng phần lớn lại là những dự án nhỏ, sử dụng công nghệ Trung Quốc, giá trị kinh tế, hiệu quả đầu tư rất thấp mà tờ báo nói “rất đáng báo động”.

Ðiều rất đáng nói được bài báo nêu ra là ngay tại Trung Quốc, chính phủ nước này cấm các nhà máy nhỏ này hoạt động “tiêu hao than, tiêu hao điện, tiêu hao nước làm mát đều cao, nên giá thành không còn tính cạnh tranh'. Ðã vậy, nếu đầu tư đầy đủ để bảo vệ môi trường (tốn phí rất cao) thì không tương xứng với qui mô đầu tư các thiết bị công nghệ công suất nhỏ” mà nếu vận hành “giá thành thép lại không chịu đựng được vì tiêu hao năng lượng rất cao”.

Ðó là chưa kể chuyện “gây cho người ta ảo tưởng là Việt Nam có quặng sắt dồi dào, cứ xây lò cao là sẽ có quặng”. Nhưng thực tế thì “ngay như một số lò cao ở Bắc Cạn, Thái Nguyên mới xây gần đây có lúc phải dừng lò vì không đủ quặng.”

Theo kỹ thuật “Vận hành lò cao khác với lò điện, khi đã bắt đầu khai lò thì 8 đến 10 năm mới dừng lò để đại tu, không thể ngừng bấy kỳ để chờ quặng”.

Làm con tính, VietnamNet nói tổng công suất các nhà máy cán thép xây dựng ở Việt Nam đã đạt hơn 6 triệu tấn/năm, gần gấp đôi nhu cầu. Các nhà máy sản xuất sắt ống cũng đạt gần 1 triệu tấn/năm, gần gấp đôi nhu cầu. Công suất các nhà máy tấm mạ kim loại, phủ màu trên 1 triệu tấn/năm “cũng chỉ chạy 60% công suất vì cung vượt cầu”.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 835 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 59
Khách: 59
Thành Viên: 0