Trong
bài viết trước đây, chúng tôi đã đề cập đến tính phức tạp trong quy
trình đấu thầu hoặc chỉ định thầu tại Việt Nam. Câu hỏi được đặt tiếp
theo là: Trong những quy trình như vậy, liệu một quan chức ở cấp Phó
Giám Đốc Sở có thể tự mình quyết định được không?
Câu
trả lời, cho dầu là “có” hoặc “không,” đều mang những ngụ ý và hệ quả riêng.
Quy trình đấu thầu phức tạp
Dựa
trên quy trình xem xét tổ chức đấu thầu, chọn thầu, phê duyệt trúng thầu tại Việt
Nam, chắc chắn ông Sĩ không thể tự tung tự tác, vì các dự án này còn phụ
thuộc vào các ngành và cấp khác.
Một
nhà báo Việt Nam
Như đã đề cập trong bài trước,
quy trình tổ chức, chọn phê duyệt hoặc chỉ định thầu là một quy trình phức tạp
liên quan đến nhiều cơ quan, ban, ngành khác nhau. Chẳng hạn, theo mô tả của một
nhà báo:
“Các công trình hạ tầng có giá trị lớn được nhiều cơ quan có liên
quan xem xét và đi theo trình tự từ dưới lên trên. Những ngành có liên quan
trong việc xem xét các dự án cầu đường gồm: Giao Thông Vận Tải, Kế Hoạch Đầu
Tư, và Tài Chính. Với dự án như đại lộ Đông Tây, thì có các Sở tương ứng, rồi Uỷ
Ban Nhân Dân Thành Phố, xem xét và chuyển ra Hà Nội để các Bộ chuyên ngành thẩm
tra, cho ý kiến, rồi trình thủ tướng phê duyệt.”
Nhà báo này, yêu cầu không
nêu tên, nói rằng:
“Dựa trên quy trình xem xét tổ chức đấu thầu, chọn thầu,
phê duyệt trúng thầu tại Việt Nam, chắc chắn ông Sĩ không thể tự tung tự
tác, vì các dự án này còn phụ thuộc vào các ngành và cấp khác.”
Nhớ lại hồi trung tuần tháng
Tám, một thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam trả lời phỏng vấn truyền thông trong
nước, rằng:
"Trong khi vụ việc đang được
điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của
hai nước đều không nên đưa tin.”
Những phát biểu của một quan chức ở cấp thứ
trưởng, theo nhận định của nhà báo Việt Nam, cho thấy “cấp Trung Ương quan tâm
đến sự việc đang xảy ra ở cấp địa phương.” Tuy nhiên, điều đáng để ý, là Thứ
Trưởng này khẳng định, rằng “Ban Quản Lý
Dự Án nói rằng không có hành vi tiêu cực như báo chí đã đưa.”
Những phát biểu này đã tạo
nên làn sóng chỉ trích cả trong và ngoài nước. Thời điểm ấy, một nhà báo tự do,
sống tại Sài Gòn, là ông Trần Tiến Dũng, nhận định rằng “báo chí Việt Nam không được nhận thức đúng đắn về vai trò.”
“Câu
phát biểu của thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam về vụ Xa Lộ Đông - Tây phản ánh
tập quán quen thuộc của người chỉ nhìn truyền thông như là người phát ngôn cho
các cơ quan. Chưa bao giờ họ nhìn đầy đủ về chức năng đúng nghĩa của báo chí.”
Quá nhiều sai phạm
Trở lại với bản tin ngày 22
tháng 11 trên báo Tiền Phong. Tờ báo này đề cập đến việc PCI trúng thầu dự án
giám sát xây dựng cơ sở hạ tầng sáu khu tái định cư tại khu đô thị mới Thủ
Thiêm. Sáu khu này, theo lời nhà báo Việt Nam, chính là những địa điểm mà “Uỷ
Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh xin chính phủ để dành làm nơi tái định cư
người dân bị thu hồi đất, giải tỏa nhà do làm Đại Lộ Đông Tây.”
Nếu
ông Sĩ tự nguyện ra tòa án Nhật, thì cuộc điều tra chỉ đến ông Sĩ là chấm dứt.
Nếu ông Sĩ không đến tòa của Nhật, tôi e rằng quá trình điều tra sẽ không kết
thúc, và nó sẽ thúc đẩy Nhật điều tra kỹ lưỡng hơn nữa. Ở Việt Nam, có nhiều
người cũng muốn điều tra ông Sĩ nhiều hơn nữa để điều tra mạng lưới, đường dây
có thể có.
LS Nguyễn Vân Nam
Gần đây, dư luận đã biết, rằng
tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết mất chức, và có lẽ độc giả vẫn còn nhớ, tờ báo
này hồi cuối năm ngoái đã thực hiện một loạt bài điều tra liên quan đến các sai
phạm tại khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.
Cụ thể, trong bài báo “Bí Thư Lê Thanh Hải
Phê Bình Chủ Tịch Lê Thanh Hải,” đăng ngày 4 tháng Giêng năm 2008, Đại Đoàn Kết
viết rằng “quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm bị
“treo” trên 10 năm trời, bị xẻ thịt, bị phá nát, nhiều “đại gia” được cấp đất,
tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng biệt thự kinh doanh, phân lô bán nền... trong
khi đất tái định cư của dân bị đánh tráo và chính sách giải tỏa, đền bù không
đúng quy định của pháp luật.”
Khi đặt câu hỏi với luật sư
Nguyễn Vân Nam, là liệu trong hoàn cảnh hiện tại, ông Huỳnh Ngọc Sĩ nên hay
không nên xuất hiện Bản, luật sư Nam nói rằng “nếu ông Sĩ sẵn sàng chấp nhận ra trước tòa án, thì đây là sự quyết định
khôn ngoan.”
“Nếu ông Sĩ tự nguyện ra tòa
án Nhật, thì cuộc điều tra chỉ đến ông Sĩ là chấm dứt. Nếu ông Sĩ không đến tòa
của Nhật, tôi e rằng quá trình điều tra sẽ không kết thúc, và nó sẽ thúc đẩy Nhật
điều tra kỹ lưỡng hơn nữa. Ở Việt Nam, có nhiều người cũng muốn điều tra ông Sĩ
nhiều hơn nữa để điều tra mạng lưới, đường dây có thể có. Vậy, khôn ngoan nhất
là ông Sĩ nên tự nguyện kết thúc vụ việc tại tòa án Tokyo, và chỉ chấm dứt nơi
ông Sĩ mà thôi.”
Trở lại với những thông tin
do nhà báo ẩn danh cung cấp, thì ông Huỳnh Ngọc Sĩ từng là Giám Đốc Công Ty
Thanh Niên Xung Phong, đã từng được ông Lê Thanh Hải, lúc còn làm Chủ Tịch Uỷ
Ban Nhân Dân thành phố, giao hàng loạt dự án giao thông tại Sài Gòn. Nhiều dự
án do công ty này thi công không đạt tiêu chuẩn đã được báo chí nói đến từ một
thập niên qua.
Chẳng hạn, các công trình được
Công Ty Thanh Niên Xung Phong thực hiện và bị chỉ trích gồm có dự án cầu đường
Nguyễn Hữu Cảnh bị lún sụt, mặt cầu thủng, sửa đi sửa lại, mỗi lần tốn vài trăm
tỷ; Dự án nâng cấp mở rộng đường Điện Biên Phủ, bị phê phán là lãng phí; Dự án
trạm thu phí xa lộ Hà Nội, được xem là điển hình của lãng phí với lượng đầu tư
lên đến vài ngàn tỷ đồng; Dự án nâng cấp liên tỉnh lộ 25, nối từ ngã ba Cát Lái
đến cảng Cát Lái, mặt đường nứt, nhiều đoạn bị lún, tạo ổ gà, vân vân.
Nhà báo ẩn danh nói rằng, việc
ông Lê Thanh Hải “giao hàng loạt dự án cho Công Ty Thanh Niên Xung Phong thiếu
năng lực thực hiện là điều bất thường. Báo chí Việt Nam có thời đã đề cập đến,
nhưng sau đó yên lặng, còn ông Hải thì trở thành Uỷ Viên Bộ Chính Trị và Bí Thư
Thành Uỷ Sài Gòn.”