Tại
VN, chỉ số giá tiêu dùng gọi tắt theo tiếng Anh là CPI đã ở mức âm 2
tháng liên tiếp. Các chuyên gia và doanh nhân trong nước cho rằng, khó
dự báo tình hình kinh tế 2009.
Người
nông dân đang tìm mọi cách xoay sở trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Hình: một cách đồng trồng cây thuốc ở Hưng Yên, miền Bắc VN.
Theo
Vn Economy Bà Dương Thu Hương, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Ngân Hàng VN trong buổi tọa
đàm ở Hà Nội ngày 24/11 đã nhận định rằng, năm 2008 sự đảo chiều nóng lạnh đã xảy
ra liên tục trên tất cả các thị trường.
Hiện nay hai khả năng vẫn đang rình rập
xảy ra, có thể là lạm phát, có thể là thiểu phát tỷ lệ là 50-50.
Lạm phát, thiểu phát
Trong
khi đó ngày 25/11 Saigon Tiếp Thị Online trích lời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói
là chính phủ đã thực hiện được mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Thủ Tướng
nhấn mạnh, nhận định của ông không chủ quan mà là thực tế. Nếu không dám nhận định
như thế mà tiếp tục kiềm chế lạm phát thì chết.
Theo SGTT Online, người đứng đầu
chính phủ VN đưa ra nhận xét này đánh dấu 7 tháng ngày ký quyết định ban hành
tám nhóm biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tôi nghĩ là lo về thiểu phát là rất nên lo, tìm
cách ngăn chặn nó càng sớm càng tốt. Nhưng đã thiểu phát hay chưa thì phải để một
ít thời gian nữa thì mới rõ được.
TS Nguyễn Quang A
Như
vậy ngay cả chính phủ lẫn giới ngân hàng đã nhìn thấy khả năng thiểu phát và giảm
phát. Tuổi Trẻ Online ngay từ ngày 24/10 đã có bài về vấn đề này. Tờ báo mô tả
thiểu phát là “Đêm trước giảm phát”.
Thiểu phát là lạm phát ở mức thấp. Còn giảm
phát là trái ngược với lạm phát, là mức giá chung của nền kinh tế giảm do sức
mua kém. Theo đó giảm phát thường đi kèm với đình đốn hoặc suy thoái nền kinh tế.
Tuổi Trẻ Online nhận định thêm rằng, khi người dân giảm tiêu dùng, doanh nghiệp
không bán được hàng nên không mở rộng sản xuất kinh doanh, người lao động khó
kiếm việc làm nên không có thu nhập để tiêu dùng, tạo ra vòng giảm giá mới. Tờ
báo nhấn mạnh giảm phát nguy cơ không kém gì lạm phát.
Trên
thực tế, tháng 9 CPI tăng rất ít, tháng 10 âm 0,19% và nay tháng 11 giảm thêm
0,76%. Phải chăng đây là những dấu hiệu thiểu phát.
TS
Nguyễn Quang A, Viện Trưởng Viện Kinh Tế Phát Triển một tổ chức tư nhân ở Hà Nội
đã có những dự đoán trước rằng sau tháng 10, những tháng tiếp theo lạm phát khó
tăng. Nhưng theo ông phải chú ý tới sự kiện giá dầu, giá phân bón, giá sắt thép
thế giới giảm mạnh ảnh hưởng tới đầu vào ở VN:
Mặt bằng giá cả tiếp tục giảm mạnh.
“Tôi
nghĩ là lo về thiểu phát là rất nên lo, tìm cách ngăn chặn nó càng sớm càng tốt.
Nhưng đã thiểu phát hay chưa thì phải để một ít thời gian nữa thì mới rõ được.
Dự liệu trước bằng cách nới lỏng tín dụng như Ngân Hàng Nhà Nước vừa làm, hoặc
là tìm cách ở VN người ta gọi là kích cầu tức là đẩy mạnh kích thích sản xuất,
kích thích nền kinh tế.”
Giải
pháp cho 2009?
Trở
lại thông tin về chỉ số giá tiêu dùng do Tổng Cục Thống Kê công bố ngày 25/11,
Vietnam Net ghi nhận CPI tháng 11 giảm 0,76% so với tháng 10, đây là tháng thứ
hai liên tiếp chỉ số giá giảm kể từ khi lạm phát bùng nổ từ giữa năm 2007.
Nếu
tính từ đầu năm 2008 thì tỷ lệ lạm phát ở VN đang dừng lại ở mức 20,71%. Nếu so
với cùng kỳ mức tăng 24,22% và tính bình quân 11 tháng 2008 so với 11 tháng
2007 chỉ số giá vẫn tăng ở mức cao là 23,21%. Theo tin này, lương thực là nhóm
hàng có xu hướng giảm mạnh với mức 3,1%.
Có
thể thấy rõ lương thực trong đó có lúa gạo giá giảm mạnh, giá xuất khẩu cũng giảm,
đồng thời lúa hè thu và thu đông tồn đọng trong dân miền Tây hơn 1 triệu 500
ngàn tấn, theo ước tính của GSTS Võ Tòng Xuân ở Cần Thơ. Ông Xuân vốn là chuyên
gia lúa gạo nổi tiếng Đông Nam Á.
Bằng
vào lượng xuất khẩu gạo năm 2008 khoảng 4 triệu 600 ngàn tấn, thì cũng có thể
thấy lúa gạo tồn đọng rất nhiều. TS Lê Văn Bảnh Viện Trưởng Viện Lúa Vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long nhận định:
“Thu
mua các khoản của doanh nghiệp thực chất tôi không biết họ thu mua tới bao
nhiêu, nhưng tôi thấy lúa trong dân còn nhiều. Phải nói là nhiều vì vụ đông
xuân đầu năm đạt 10 triệu tấn chỉ riêng đồng bằng sông Cửu Long, rồi hè thu 8
triệu tấn và vụ 3 thu đông cũng khoảng 2 triệu tấn nữa.”
Tình
trạng giảm giá đang xảy ra ở hầu hết các mặt hàng chủ yếu. Điển hình như sắt
thép, giá giảm không bán được vì thị trường xây dựng đóng băng, nhiều doanh
nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động. Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hiệp Hội Thép VN
trụ sở ở Hà Nội nhận định:
“So
với tháng 6, tháng 7 thì giá thép trong nước chỉ còn một nửa thôi. Thế nhưng
Nhà Nước VN phải có những biện pháp kích cầu, chủ yếu là những dự án đã duyệt
xét cân nhắc thì phải dồn sức cho thực hiện, cấp vốn cho người ta thì như vậy mới
tạo được đầu ra cho ngành thép của tôi.”
Phải có giải pháp tình thế trong năm 2009 để đối phó với cơn bão kinh tế. Phải
cải cách, chỉ có cải cách mới phát huy được tình hình hiện nay Và cụ thể là phải
cải cách luật và thủ tục hành chính.
TS
Lê Đăng Doanh
Một
ví dụ khác về tình trạng sản xuất đình đốn, thua lỗ trong lãnh vực chăn nuôi được
ông Phạm Văn Minh, giám đốc công ty Phú An Sinh ở Saigon mô tả:
“Thời
điểm này hộ nông dân kể cả chăn nuôi lớn đều phải lỗ hết so với giá thị trường.
Tình hình hiện nay thì 20% đến 30% đang phải treo chuồng, không có khả năng tiếp
tục nuôi nữa. Chỉ có các công ty lớn đủ sức tiếp tục duy trì, chờ thời điểm
tăng giá lên trở lại.”
Tường
thuật buổi tọa đàm với chủ đề “Môi trường kinh doanh 2009: phân tích và dự báo”
diễn ra ở Hà Nội ngày 24/11, báo điện tử VN Media trích nhận định của TS Lê
Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập.
Theo đó TS Doanh cho rằng hiện nay, điều
đầu tiên cần làm là ổn định tình hình, cứu giúp doanh nghiệp, người nghèo… bởi
vì mới chỉ nói lạm phát đã giảm, nhưng lại không nói đến hệ quả của lạm phát là
thất nghiệp, vỡ nợ, phá sản trong khi chu trình của cuộc khủng hoảng hiện nay
là từ tài chính sang kinh tế rồi dẫn đến các vấn đề an sinh.
TS Doanh nhấn mạnh
là phải có giải pháp tình thế trong năm 2009 để đối phó với cơn bão kinh tế. Phải
cải cách, chỉ có cải cách mới phát huy được tình hình hiện nay Và cụ thể là phải
cải cách luật và thủ tục hành chính.
Trở
lại vấn đề chỉ số giá tiêu dùng giảm 2 tháng liên tiếp, theo Vietnam Net, tình
trạng giá giảm khá mạnh của tháng 11, đi ngược lại xu hướng tăng giá vào dịp cuối
năm. Nhiều chuyên gia đã khẳng định là nay đã có thể tính tới chuyện chống thiểu
phát chứ không nên còn là một cảnh báo. Kích thích đầu tư và tiêu dùng là những
bước đi cần thiết.
Có
thể vì những dự báo như vừa kể, nên một nhóm chuyên gia Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đang
xây dựng một đề án trọn gói để chống suy giảm kinh tế trong năm 2009. Dự kiến
cuối tháng 11/2008, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư sẽ trình chính phủ dự thảo này.