Theo
phó chủ nhiệm Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, ông Lê Xuân Nghĩa
,thì Việt Nam cần giảm giá tiền đồng thêm từ 5 đến 6% để hổ trợ xuất
khẩu, còn Bộ Công Thương cho rằng mục tiêu 13% tăng trưởng xuất khẩu
năm nay khó đạt tới do sản lượng dầu thô và than đá xuất khẩu giảm mạnh.
Photo courtesy of VietNamNet
Ông Nguyễn Trung (trái), trợ lý cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Trong
bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, ông Nguyễn Trung, từng là trợ lý cho cựu
thủ tướng Võ Văn Kiệt, dựa vào các chi tiết liên quan để đưa ra nhận định về
tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009.
Nguyễn Trung: Tôi không thể nào nói gì về con số mà Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc
Gia đưa ra cả. Thế nhưng việc điều chỉnh tỷ giá thích hợp với lại sức mua của đồng
tiền và thị trường để mà duy trì sự phát triển năng động và cạnh tranh của nền
kinh tế luôn luôn là một biện pháp mà chúng tôi vẫn cân nhắc. Nhưng mà cái cách
tiếp cận như vậy tôi cho là đúng.
Ngoài ra phải chú ý thế này: Bên cạnh cái việc điều
chỉnh tỷ giá của đồng Việt Nam thì cũng phải chú ý tới một khía cạnh khác nữa
là bản thân đồng đô la cũng đang mất giá.
Đô
la hóa
Thanh Trúc: Thưa ông, ông Lê Xuân Nghĩa , phó chủ nhiệm Ủy
Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia cho rằng tỷ giá hối đoái là vấn đề đặc biệt nhậy
cảm, nhất là đối với nền kinh tế bị đô la hóa như nền kinh tế Việt Nam. Phải
chăng nền kinh tế Việt Nam cũng nhiều phần lệ thuộc vào cái tỷ giá cái trị giá
của đồng đô la cho nên mới nói là bị đô la hóa?
Đương nhiên năm 2009 thì xuất khẩu Việt Nam cũng
như của nhiều nước khác là sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Có hai nguyên nhân, một
là bản thân cái cầu trên thị trường nó giảm, cái thứ hai là giá các sản phẩm
cũng giảm.
Nguyễn Trung, trợ lý cựu TT Võ Văn Kiệt
Nguyễn Trung: Có lẽ cái từ đô la hóa dùng cũng chưa rõ lắm. Nhưng mà thực tế thế này:
Đồng tiền thanh toán chính thức trong nền kinh tế Việt Nam vẫn là VND thôi.
Nhưng ở Việt Nam cũng có một thực tế nữa là cái lưu lượng tiền đô la khá lớn và
cũng một số doanh nghiệp, một số tư nhân người ta cũng có thói quen là tính bằng
đô la. Cho nên nói là đô la hóa tôi cho đấy là một cách thôi, tức là để mà nói
lên rằng đồng đô la là một trong những đồng tiền nước ngoài được sử dụng có lẽ
nhiều nhất ở Việt Nam, thì đúng hơn là được hiểu với cái nghĩa đô la hóa là gần
như là dùng đồng đô la thay đồng tiền Việt Nam thì không phải.
Thanh Trúc: Thưa ông Nguyễn Trung, một cái thực tế là
dân chúng ở bên Việt Nam thường coi trọng giá trị của USD hơn VND, vì thế dân
chúng có thể nghĩ đến chuyện là chuyển tiền tiết kiệm từ loại này sang loại
khác, gây bất lợi cho việc phân bố nguồn lực tài chánh, thậm chí là còn tạo cái
tâm lý cất giữ ngoại tệ một cách kém hiệu quả. Ông nghĩ thế nào?
Nguyễn Trung: Tôi thấy hiện tượng này nếu như nói về những cái năm khủng hoảng tài
chính, khủng hoảng tiền tệ thời kỳ cuối những năm 80 thì có hiện tượng này thật.
Nhưng mà trong thời gian 20 năm đổi mới vừa qua thì có thể nói hiện tượng này hầu
như không còn nữa. Đương nhiên là cũng có lúc, ví dụ do vấn đề lạm phát hay do
vấn đề lãi suất, thì người này người khác cũng có thiên hướng đôi lúc muốn trữ
đồng đô la, nhưng tôi cho rằng đấy cũng chỉ là hiện tượng nhất thời.
Xuất khẩu trong năm 2009
Thanh Trúc: Cũng có tin là Bộ Công Thương nói rằng trong
năm 2009 Việt Nam sẽ gặp khá nhiều khó khăn về xuất khẩu, khó đạt được mức tăng
trưởng xuất khẩu 13% do sự giảm mạnh trong hai lãnh vực than đá và dầu thô.
Theo ông mức tăng trưởng xuất khẩu 13% đề ra quá cao hay là quá lạc quan không
để bây giờ lại kết luận là có thể không đạt được?
Nguyễn Trung: Đương nhiên năm 2009 thì xuất khẩu Việt Nam cũng như của nhiều nước
khác là sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Có hai nguyên nhân, một là bản thân cái cầu
trên thị trường nó giảm, cái thứ hai là giá các sản phẩm cũng giảm. Cho nên đối
với một nước ví dụ như Việt Nam là xuất khẩu tới vào khoảng độ chừng 70% GDP
thì có thể nói rằng, chúng tôi thấy là một trong những khó khăn khá lớn của năm
này.
Thanh Trúc: Tóm lại, cái nhìn của ông đối với toàn cảnh
kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu nói riêng thì lạc
quan, bi quan hay là phải chuẩn bị đối mặt với khó khăn?
Nguyễn Trung: Tất cả những tính từ lạc quan bi quan tôi thấy đều không thích hợp lắm.
Theo tôi thì cần phải thực tế, nó cho phép mình làm được đến đâu, nỗ lực được đến
đâu thì làm. Chứ còn bi quan hay là lạc quan không giải quyết được gì.
Nhưng mà Việt Nam là nền kinh tế mới đang lên cho
nên khả năng xử lý vấn đề có lẽ so với nhiều nước khác có mặt nào đó dễ dàng
hơn. Mặt khác thì khả năng cạnh tranh của Việt Nam còn rất thấp, đấy là một mặt
khó khăn khác.
Nguyễn Trung, trợ lý cựu TT Võ Văn Kiệt
Nhưng mà rõ ràng thế này, mục tiêu 13% chúng tôi
cho là có thể hơn một chút có thể kém một chút, nhưng đấy là mục tiêu hiện thực
mà nếu cố gắng có lẽ có thể đạt được.
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Thanh Trúc: Thưa ông Việt Nam có triển vọng có hy vọng
nào để mà có thể gọi là cầm cự được trước khủng hoảng kinh tế tài chánh toàn cầu?
Nguyễn Trung: Lấy ví dụ như là rút kinh nghiệm chung quanh cái việc gần đây nhất, tức
là chống lạm phát, thì khi mà lạm phát lên tới trên 22% hay hơn một chút, thì
phải nói rằng những biện pháp cứng rắn để mà chống lạm phát thể hiện trong tám
giải pháp của chính phủ, thì cũng thừa nhận rằng đấy là những biện pháp không dễ
dàng, nhưng mà rõ ràng khi mà nỗ lực thực hiện thì thực sự đã mang lại một kết
quả rõ rệt. Đấy là ví dụ khiến chúng tôi tin tưởng rằng có thể làm chủ được
tình hình của năm 2009. Đương nhiên không thể nào đặt ra một kỳ vọng là sẽ phát
triển cao như những năm trước. Nhưng mà tôi nghĩ rằng chỉ tiêu phấn đấu vào khoảng
độ chừng 6% hoặc trên một chút hoặc giả sử có là dưới 6% một chút của tỷ lệ
tăng trưởng GDP thì đối với Việt Nam như thế cũng vẫn là tốt và hợp lý. Quan trọng
là phải cập nhật, phải ứng phó kịp thời. Cả thế giới phải như vậy chứ không
riêng gì Việt Nam. Nhưng mà Việt Nam là nền kinh tế mới đang lên cho nên khả
năng xử lý vấn đề có lẽ so với nhiều nước khác có mặt nào đó dễ dàng hơn. Mặt khác
thì khả năng cạnh tranh của Việt Nam còn rất thấp, đấy là một mặt khó khăn
khác. Tôi nghĩ thế này, khi bắt tay vào cuộc chơi và biết được chỗ nào là chỗ mạnh,
chỗ nào là chỗ yếu, thì cái khả năng làm chủ cuộc chơi cũng là một việc có thể
mang lại những thuận lợi.
Tôi không bi quan lắm về tình hình kinh tế Việt Nam
trong năm 2009 mặc dầu là nó sẽ khó hơn rất nhiều mà có lẽ đây là một năm khó
nhất kể từ 2001 đến bây giờ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Nguyễn Trung.