Khủng
hoảng toàn cầu đang tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế
Việt Nam. Tin tức cho hay nạn thất nghiệp ở Việt Nam có nguy cơ gia
tăng trong năm nay.
AFP PHOTO
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các ngành gia công hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất gặp khó khăn
Bước vào những ngày đầu năm
nhận định của giới chuyên môn cho biết kinh tế Việt Nam đã bắt đầu lộ rõ dấu
hiệu suy thoái.Tổng cục Thống kê mới
đây công bố là kim ngạch xuất khẩu giảm gần 20% so với tháng 12, 2008, còn mức
sản xuất công nghiệp tháng giêng 2009 trên địa bàn cả nước thì giảm hơn 4% và
ngành du lịch cũng giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm rồi.
Khảo sát của ngành lao động
Việt Nam cho biết đến nay đã có nhiều xí nghiệp đã phải đóng cửa vì không bán
được hàng sản xuất.Do đó ngay lúc này
nhu cầu mướn công nhân đang xuống thấp, và nhiều công ty chỉ tuyển dụng tạm
thời.Không còn nữa sự náo nhiệt của thị
trường rao mời ngưòi lao động như hồi đầu năm ngoái.
Công ty em không có việc, em đang nghỉ làm.Có công ty thì bớt giờ.Lúc này công nhân lo, không biết rồi sẽ ra
sao.
Hân, công nhân ở Vò Vấp
Điều này có nghĩa là công
việc làm hiện đang trở nên hiếm hoi và cùng một lúc, nguy cơ thất nghiệp có thể
gia tăng.
Thực tế cho thấy từ trước Tết
nhiều công nhân đã bị ngưng việc hoặc bị giảm giờ làm.Không ít ngừơi về quê ăn Tết chuyến vừa rồi
quyết định ở lại thôn xóm vì tuy tình hình việc làm tại địa phương cũng bi đát
nhưng ít ra không phải lo tiền thuê nhà và các chi phí đắt đỏ của chốn thị
thành.
Và nhiều công nhân cư ngụ ở
thành phố lớn hiện cũng đang lâm vào hoàn cảnh tương tự, như cô Hân, một công
nhân ở quận Gò Vấp TP HCM: “Công ty em không có việc, em đang nghỉ làm.Có công ty thì bớt giờ.Lúc này công nhân lo, không biết rồi sẽ ra
sao.”
Công nhân mất việc
Nhiều công nhân đang đối mặt
với nguy cơ không được nhận vào các xí nghiệp, công xưởng và có những người
trong các ngành khác cũng đang lo lắng.
Dù vậy trong lúc này chưa
phải bất cứ ngành nào cũng đã bị tác động này, chẳng hạn những ngành nghề tự
do.Một cư dân Hà Nội làm trong ngành
vận tải nói: “Theo tôi biết thì có tình trạng mất việc ở công ty, nhất là ở
Sài Gòn.Nhưng chúng tôi đây, ở Hà Nội,
chưa thấy bị gì.”
Nhiều lao động đang ôm mối lo
không có việc hoặc phải làm ít đi, lương bị ít đi, thì chủ công ty có lý do
không nhận người bằng lúc trước.
Tình hình kinh tế suy thoái
đã bó tay nhiều doanh nghiệp, nên dù có thông cảm cho khó khăn của người lao
động, họ trong lúc này cũng không thể nhận thêm.
Bây giờ việc đầu tiên là phải cắt giảm chi tiêu.Mức sản xuất bị giảm, ví dụ phân nửa, thì như
vậy không cần nửa số công nhân.
Chủ doanh nghiệp ở Sài Gòn
Chủ nhân một doanh nghiệp sản
xuất mặt hàng cơ khí ở Sài Gòn giãi bày:“Bây giờ việc đầu tiên là phải cắt giảm chi tiêu.Mức sản xuất bị giảm, ví dụ phân nửa, thì như
vậy không cần nửa số công nhân.”
Dự báo của giới quan sát cho
hay kinh tế xuống sẽ khiến nguy cơ thất nghiệp ở Việt Nam năm nay xảy ra rõ rệt
trong ngành tài chính, ngành chứng khoán và ngành bất động sản.
Trong khi các nhận định và dự
báo đều đưa ra một viễn ảnh không mấy sáng sủa cho nền kinh tế Việt Nam vào
những tháng trước mắt thì ngược lại cũng có ý kiến lạc quan hơn.
Quyền Viện trưởng Viện kinh
tế Việt Nam, Tiến sĩ Trần Đình Thiên mới đây cho rằng sự khó khăn ấy sẽ là cơ
hội để Việt Nam thực hiện những cải cách lớn, xóa bỏ nhiều nhược điểm cơ bản
lâu nay cản trở mức phát triển của kinh tế cả nuớc, như thủ tục hành chính, nạn
sách nhiễu và nạn tham nhũng.