Chủ Nhật, 2025-01-12, 8:50 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 5 » Khát vọng đầu xuân
1:10 PM
Khát vọng đầu xuân

Trung Điền



Hàng năm vào lúc giao mùa của Ngày Đầu Năm, đặc biệt là đầu năm Âm Lịch, người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều có một niềm cảm xúc hướng về tương lai: Tương lai của chính mình, tương lai của gia đình, xã hội và đất nước. Trong mỗi hoàn cảnh đối diện với cuộc sống thực, mỗi người sẽ có những cảm xúc dâng lên với niềm khát vọng khác nhau. Không ai mà không muốn cuộc sống của chính mình và gia đình mình ngày một thêm tốt đẹp, đặc biệt là ổn định trong tình hình kinh tế đang bị suy thoái trầm trọng như hiện nay. Những ước vọng cho một đời sống tốt đẹp hơn đã giúp con người thêm nghị lực để phấn đấu, để biến những ước mơ thành hiện thực – không những chỉ riêng cho mình mà còn cho cả tha nhân, đồng loại. Chính vì lẽ đó mà khi nói đến ước vọng đầu năm, thường người ta nói đến những cảm xúc hướng đến tương lai của đất nước và dân tộc, vì đó mới thật sự là những khát vọng mà mỗi cá nhân muốn góp phần thực hiện. Không có những khát vọng này, con người sẽ trở nên dửng dưng, vô cảm đối với những diễn biến trên quê hương của mình.

Mùa Xuân Ất Mão năm 1975 đã là mùa Xuân kinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc, khi đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu cái gọi là "chiến dịch tổng tấn công mùa Xuân" để tiến chiến miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Có thể nói là vào đầu năm 1975, người Việt Nam, đặc biệt là non 20 triệu người miền Nam đã đón Xuân trong khung cảnh nặng nề của tình hình chiến sự; nhưng vào lúc đó không một ai nghĩ rằng miền Nam Việt Nam sẽ bị xóa mất trên bản đồ thế giới vào 4 tháng sau đó. Khát vọng của hầu hết người Việt Nam vào lúc đó là chiến tranh mau chấm dứt, hòa bình được tái lập vì bốn phía (Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Cộng) và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) đã ký Hiệp định “hòa bình” vào đầu năm 1973. Khát vọng hòa bình đã không đến với non 40 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc mà thay vào đó là cơn ác mộng của địa ngục trần gian khi toàn thể đất nước bị đặt dưới ách cai trị độc tài và gian ác của đảng Cộng sản Việt Nam.

Đã 34 mùa Xuân đi qua kể từ Xuân Ất Mão năm 1975, dân số Việt Nam đã tăng gấp đôi, từ non 40 triệu của năm 1975 lên đến 87 triệu, đứng thứ 13 thế giới về dân số hiện nay, cho thấy là dân ta có một sức phát triển rất lớn. Điều đáng nói hơn nữa là tỷ lệ dân số đang ở độ tuổi từ 16 đến 45 chiếm 55% trên tổng số. Nghĩa là Việt Nam hiện có trên 50 triệu người đang ở vào lứa tuổi sung mãn nhất và là lực lượng lao động quan trọng nhất để phát triển đất nước.

Đây là điều đáng mừng cho nước ta trong tình hình dân số của thế giới đang rơi vào chu kỳ lão hóa. Với một dân tộc có nhiều sức sống như vậy mà trong thực tế đời sống, dân ta vẫn loay hoay ở cuối bảng sắp hạng của những quốc gia có trình độ phát triển kém. Trong báo cáo chính trị của đại hội toàn đảng kỳ X vào tháng 4 năm 2006, đảng Cộng sản Viêt Nam đã vạch ra hai ước mơ:

• Đến năm 2010, Việt Nam phải ra khỏi hàng ngũ của những quốc gia nghèo và chậm phát triển.
• Đến năm 2020, Việt Nam phải trở thành một quốc gia công nghiệp đã phát triển.

Với một quốc gia có dân số 85 triệu (2006) và sẽ lên đến 110 triệu (2025) với đà tăng trưởng kinh tế từ 8% (2006) đến 6,5% (2008) mỗi năm như thống kê của nhà nước Cộng sản Việt Nam đưa ra, thì hai ước mơ nói trên không phải là khó thực hiện; nhưng trong thực tế, Việt Nam đã có điểm xuất phát quá thấp.

Theo IMF năm 2006, GDP tính theo đầu người năm 2005 cho toàn thế giới là 7,263 USD, cho Việt Nam là 650 USD, bằng 9% mức của thế giới – nghĩa là khoảng cách của Việt Nam đối với thế giới còn quá xa. So sánh với các nước chung quanh, cùng nguồn thống kê nói trên, ta thấy là mặc dù Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, nhưng GDP danh nghĩa tính theo đầu người của Việt Nam năm 2005 bằng 33% Trung Quốc (1,940 USD); 2,1% Tân Gia Ba (29,765 USD); 3,6% Nam Hàn (17,865 USD); 4,2% Đài Loan (15,387 USD); 12% Mã Lai (5,376 USD); 21% Thái Lan (2,993 USD); 43% Nam Dương (1500 USD) và 50% Phi Luật Tân (1,278 USD).

Với tốc độ phát triển 20 năm đổi mới vừa qua, để Việt Nam ra khỏi hàng ngũ các nước nghèo và chậm phát triển - tức đạt cỡ 1500 USD đến 2000 USD cho đến năm 2010 - là điều quá viển vông. Hai dấu hiệu sau đây cho thấy: Thứ nhất là tình hình lạm phát vẫn còn ở mức hai con số (20%), khiến cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục suy thoái. Thứ hai là mức lương tối thiểu của công nhân Việt Nam tuy mới điều chỉnh tăng lên 650,000 đồng (40 USD) từ tháng 10 năm 2008 đối chiếu với mức lương căn bản tối thiểu của một công nhân tại những quốc gia đã ra khỏi hàng ngũ nước nghèo là 200 USD thì công nhân Việt Nam vẫn tiếp tục sống với đồng lương chết đói, đó là chưa kể tình hình thất nghiệp đang đe dọa đời sống công nhân Việt Nam hiện nay.

Với thực trạng của Việt Nam như vậy, khát vọng đưa Việt Nam ra khỏi hàng ngũ những nước nghèo và chậm phát triển vào năm 2010 quả là một điều không tưởng, và ước vọng Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp đã phát triển vào năm 2020 thì quả thật là đang ngủ mơ. Bởi vì tình trạng mở cửa đầu tư một cách phi lý của Hà Nội trong hơn 20 năm qua (1987 – 2009), Việt Nam đang có dấu hiệu trở thành bãi rác công nghiệp của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chứ không phải là quốc gia công nghiệp hóa như ước mơ của đảng Cộng sản Việt Nam. Theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc, một quốc gia được gọi là công nghiệp hóa, phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn trong đó có hai tiêu chuẩn tối quan trọng không thế không đánh giá chung giữa các quốc gia là:

- Quyền tự do dân chủ trong xã hội và các quyền công dân khác ngày càng mở rộng. Mức độ cởi mở trong lãnh vực này kém nhất tại xã hội Việt Nam hiện nay.

- Chuyển hẳn nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, đặc biệt là phát triển mạnh khu vực chế tạo, lao động nông nghiệp chỉ còn 20% lao động cả nước.

Cả hai tiêu chuẩn nói trên hiện được coi như là những nền tảng căn bản xây dựng một xã hội dân sự để phát triến đất nước. Do đó khát vọng đầu năm Kỷ Sửu của mọi công dân Việt Nam – dù ở trong hay ngoài nước – đều chia xẻ chung một sự mong ước là các quyền tự do dân chủ và quyền công dân phải đuợc nhanh chóng tôn trọng. Ngày nào mà đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục chính sách trù dập và đàn áp những người dành cả cuộc đời lẫn sinh mạng để tranh đấu cho một mùa xuân Thái Hòa của dân tộc thì họ không bao giờ ổn định được tình hình và luôn luôn loay hoay ở lằn mức của những quốc gia chậm phát triển.

Nói tóm lại, khát vọng đầu năm - một niềm hy vọng, một đích nhắm - của mọi người trước thềm năm mới, không gì khác hơn là nỗ lực tranh đấu cho một Việt Nam tự do dân chủ sớm thành tựu. Chính khát vọng này đã thôi thúc mọi thế hệ Việt Nam cùng nhau tiếp nối nỗ lực tranh đấu trong hơn 3 thập niên vừa qua, kể từ Mùa Xuân Ất Mão năm 1975.

Trung Điền
Nguồn: Việt Tân
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 666 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0