Trên
Diễn đàn Bạn Trẻ tối mồng Một Tết, quý vị đã gặp gỡ 3 bạn trẻ là Hùng
từ Sài Gòn, Quốc ở Nha Trang, và Thạch quê Hà Tĩnh trong chủ đề thảo
luận "Những sự kiện tại Việt Nam được giới trẻ quan tâm nhất trong năm
2008".
AFP PHOTO
Trong khi đại đa số chật vật kiếm kế sinh nhai.
Chúng ta đã đựơc
nghe các bạn bộc bạch những trăn trở, ưu tư của giới trẻ trứơc những vấn đề nổi
bật của Việt Nam trong năm qua ở nhiều khía cạnh khác nhau từ kinh tế, chính trị,
xã hội, thiên tai, đến tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và
báo chí.
Điểm qua những sự
kiện thu hút sự chú ý của dư luận, ngừơi trẻ có cảm nhận
như thế nào về bức tranh tổng quan của Việt Nam năm Mậu Tý vừa rồi? Mời quý vị cùng chia sẻ trong phần trao đổi
hôm nay.
Phát triển và Nghịch lý
Trà Mi :Nếu
có một nhận xét chung về những tình hình mà các bạn điểm qua thì các bạn sẽ nói
gì? Mời anh Thạch.
Thạch : Theo tôi nghĩ thì năm 2008 có những tác động từ bên ngoài vì tình hình kinh tế thế giới đang
ảm đạm nhưng mà Việt Nam về một mặt nào đó thì vẫn có những
điểm tích cực. Nhà nước vẫn điều tiết được một số điểm, trong nhân dân không đến nỗi lo lắng lắm.
Trà Mi :Anh
nói một số điểm thì anh có thể cho những thí dụ rõ ràng được không?
Năm 2008 có những tác động từ bên ngoài vì tình hình kinh tế thế giới đang
ảm đạm nhưng mà Việt Nam về một mặt nào đó thì vẫn có những
điểm tích cực.
Thạch
Thạch : Thí dụ trên bình diện xã hội thì tôi đi từ
Hà Tĩnh ra Hà Nội và tôi đi về các miền nông thôn thì mọi thứ có vẻ khá là êm đềm. Chỉ có khi mà đi sâu vào một số hộ dân, những người làm nông làm ruộng
thì năm nay tình hình bị rớt giá chẳng hạn như rất nhiều địa phương họ trồng
ngô thì bây giờ giá chỉ còn một nửa chẳng hạn thì tác động về mặt nông
thôn nông dân như thế, chứ còn về mặt bình diện xã hội thì tôi thấy vẫn tích cực
đấy.
Trà Mi :Tức
là bề nổi vẫn thấy bình an nhưng mà đi sâu vào thì chưa thấy được yên ổn cho lắm?
Thạch : Vì do tác động của thiên tai, do tác động
của kinh tế thế giới.
Trà Mi :Như
vậy nhận xét chung của anh về bức tranh tổng quan thì anh có vẻ cảm thấy không
đến nỗi gì, cũng có vài nét tiến triển, vài nét tích cực, phải không ạ?
Thạch : Vâng.
Trà Mi :Cảm
ơn ý kiến anh Thạch. Mời anh Quốc ở Nha Trang . Theo anh thì anh cảm nhận như
thế nào?
Quốc : Tôi thấy đúng là đất nước ngày càng phát triển,
tuy nhiên chất lượng của phát triển thì tôi thấy nó đi xuống nhiều hơn.
Trà Mi :Anh
nói phát triển nhưng mà lại đi xuống thì hình như có sự nghịch lý?
Quốc : Có những sự nghịch lý. Phát triển về số
lượng, thí dụ như mỗi một năm quốc gia Việt Nam thu về nhiều ngoại tệ hơn chẳng
hạn, thì cái đó có thể khách quan chúng ta dễ dàng
biết được. Hoặc là về mùa màng chúng ta sản xuất năm sau bao giờ cũng cao hơn
năm trước đó, thì chúng ta gọi là chúng ta phát triển.
Nhiều cán bộ cao cấp thụ hưởng đời sống xa hoa với xe hơi, nhà lầu.
Hình chụp cảnh quan chức đến thăm nhà cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Tuy nhiên, cái
nghịch lý ở đây là chất lượng cuộc sống tôi thấy nó càng ngày càng đi xuống, thể hiện qua rất nhiều điểm mà tôi có thể liệt kê, tuy thiếu
sót nhưng mà tôi có thể liệt kê như sau:
Thứ nhất tôi thấy vấn đề giáo dục trong xã hội là đi xuống. Từ giáo dục ra
đạo đức con người nó đi xuống. Thứ hai nữa là chăm sóc y tế cho người dân tôi
thấy cũng chưa có tiến bộ. Thứ ba nữa, mối quan hệ cộng
đồng giữa con người với con người trong xã hội càng lúc càng thô bạo với nhau
hơn. Tôi cảm thấy như vậy.
Thứ bốn, tôi thấy
luật pháp không có tốt, như nhiều vụ khuất tất về đất đai xử hết
năm này năm kia mà không có xong. Rồi chẳng hạn như địa phương của tôi có những
chuyện đền bù về đất cát, khu thì họ trả tiền rồi, xong 6-7 năm nay người ta đã
di dời nơi khác và ổn định cuộc sống, nhưng cũng có khu của bà con chúng tôi chẳng
hạn thì bị giam lại tới gần chục năm nay mà chỉ có nói thôi, rồi họ lấp con đê, họ lấp nước, rồi người ta không canh tác được khu đó, nhưng mà
cuối cũng cũng không làm được gì thêm.
Rồi số tiền đó
nhân lên thời gian 10 năm thì sinh lãi biết bao nhiêu. Dân bây giờ làm thì
cũng không được mà tiền thì cũng không nhận được. Đó là những việc lớn trong xã
hội mà tôi nghĩ đó là cái chung luôn đó.
Nhiều bức xúc
Trà Mi :Những
cái bức xúc về vấn đề chính sách quản lý cũng như sử dụng đất đai của nhà nước ở
Việt Nam thì cũng là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi được rất nhiều người
quan tâm.
Tham những là một
khía cạnh nhưng mà bây giờ nó ảnh hưởng tới cả văn hoá. Với những người nghèo tận mạt mà cũng ăn của họ thì tôi thấy
giống như người Việt Nam đang ăn thịt người Việt Nam vậy.
Quốc
Quốc : Đúng rồi. Ngoài ra truyền thống văn hoá của
người việt Nam càng lúc càng đi xuống. Những tổ chức ở đâu đó quyên tiền,
góp tiền tại thành phố Nha Trang, theo tôi biết, là vẫn có những tổ chức thiện
nguyện của người Pháp, họ giúp đỡ những người nghèo ở biển Nha Trang, họ rất
nghèo. Nhưng cuối cùng vẫn có những nhân viên làm cho những tổ chức đó ăn quỵt
cái tiền đó.
Tham những là một
khía cạnh nhưng mà bây giờ nó ảnh hưởng tới cả cái văn hoá gọi là cái “văn hoá hồ đồ”, một thứ văn hoá ăn mà không biết chừa đầu
đuôi gì hết. Với những người nghèo tận mạt mà cũng ăn của họ thì tôi thấy
giống như người Việt Nam đang ăn thịt người Việt Nam vậy.
Trà Mi :Anh
Thạch thì đưa ra những cái nhìn sáng sủa có vẻ lạc quan hơn trong bức tranh tổng
quan của Việt Nam trong năm qua, còn anh Quốc thì lúc đầu anh nói cũng có những
phát triển, những cái tích cực, nhưng mà có vẻ anh hơi bi quan vì anh đưa
ra quá nhiều ví dụ của những cái trì trệ. Thế còn anh Hùng ở Miền Nam thì sao?
Cái nhìn tổng quan của anh trong năm qua như thế nào?
Hùng : Tôi thì cũng chia sẻ những quan điểm của
hai anh, vì mỗi anh ở một địa phương. Riêng mình thì mình thấy ở Sài Gòn cái bức
tranh kinh tế thì có lẽ là càng về cuối năm, gần Tết âm lịch, thì càng tối đi.
Bây giờ công nhân thất nghiệp.
Sáng nay tôi mới
đọc một tờ báo thì hiện giờ công nhân họ phải đi đào mót củ mì để ăn. Nhiều
công nhân không còn tiền để về quê. Và con số thất nghiệp thống kê được là
trên 35.000 người.
Hùng
Sáng nay tôi mới
đọc một tờ báo thì hiện giờ công nhân họ phải đi đào mót củ mì để ăn. Nhiều
công nhân không còn tiền để về quê. Và con số thất nghiệp thống kê được là
trên 35.000 ngưòi, mà chắc chắn theo mình nghĩ với luật lao động và với đăng ký
lao động ở Việt Nam thì con số đó phải gấp đôi hoặc có thể gấp ba. Cái đó là về
mặt kinh tế.
Trà Mi :Tức
là cái suy giảm kinh tế kéo theo tình trạng thất nghiệp cũng là một mối lo ấu rất
là lớn.
Hùng : Ngay từ đầu năm khi mà giá xăng giá dầu
tăng thì dĩ nhiên chất lượng cuộc sống đi xuống. Đồng tiền mình nhận đựơc hàng
tháng thì chỉ có nhiêu đó, giá cả lại tăng lên hai ba chục phần trăm. Rồi cái chuyện ô nhiễm môi trường rất là nghiêm trọng.
Bây giờ ở trong
Sài Gòn này mình không hiểu các bác ở trên làm ăn thế nào nhưng mà bây giờ đi ra con đường nào cũng bị kẹt và đầy bụi. Thậm chí có những cái chết
rất là thương tâm vì những cái hố ga họ đào mà họ chả làm cái gì hết.
Nói chung có thể
hai anh lạc quan nhưng mà mình nhìn theo cái nơi mình ở thì mình thấy nó rất là
tối.
Vai trò của Chính phủ?
Trà Mi :Tức
là qua ánh mắt phản ảnh của anh Hùng thì cái bức tranh tổng quan của Việt Nam
trong năm qua vẫn còn chứa đựng những gam màu tối.
Hùng : Vâng. Nó tối từ đầu rồi. Còn kể chuyện
nông dân. Khi mà lúa gạo được mùa thì họ không được xuất. Họ được lệnh của
chính phủ là không được xuất vì các công ty của chính phủ đã lỡ ký hợp đồng xuất khẩu gạo từ giá thấp rồi, họ không thể mua của
nông dân giá cao nên họ cấm xuất.
Rồi bây giờ cuối
năm người nông dân phải chở gạo từ dưới quê lên Sài Gòn bán lẻ, bán từng ký gạo
lẻ. Tức là được mùa nhưng không có miếng ăn.
Trà Mi :Thưa, anh
Thạch là người mới đầu anh đã giới thiệu là anh rất quan tâm về đời sống người
nông dân, anh có chia sẻ điều này với anh Hùng không?
Thạch : Thật ra thế này. Theo tôi, việc nhà nước
ngừng xuất khẩu gạo thì theo tôi đấy là lý do tích cực. Tích cực chỗ này. Bây giờ các vùng ở Miền Trung, Miền Bắc thì ở Miền Trung việc
thiếu gạo chắc chắn đang xảy ra, 30% nông dân bây giờ phải đi mua gạo ăn. Việc
ngừng xuất khẩu là điểu tích cực để dự trữ kho lương thực quốc gia.
Hùng : Không, không. Tôi không đổng ý quan điểm
của anh. Lý do là như thế này. Chính phủ đứng ra quản lý, chính phủ phải có
trách nhiệm trữ lương thực. Chuyện đó là chuyện của chính phủ phải lường trước,
không thể nào khi mà chính phủ dự đoán sai người nông dân phải chịu cái sai của
chính phủ.
Khi dự đoán sai
anh phải chịu trách nhiệm cái đó, không thể nào đổ lên lưng người dân
khi mà họ một nắng hai sương làm ra hạt lúa mà lại không bán được,
người ta sống bằng cái gì? Mà cái lý do an ninh lương thực chỉ là một cái lý do
rất là ảo.
Thạch : Ở các vùng nông thôn quê tôi mấy năm trước
là gạo thừa, bây giờ lại thiếu gạo. Tôi nghĩ đó là một lý do để nhà nước kiểm
soát gạo.
Hùng : Nếu anh đi về Miền Tây anh sẽ thấy những
gì tôi nói đều chính xác. Khi các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam ký hợp đồng
trước đó 6 tháng, 9 tháng gì đó, với giá thấp. Cái dự báo của chính phủ bị sai,
giống như dự báo dầu. Tôi nói anh nghe này.
Hãy đến và chuyện
trò với nhau trong không gian Blog. Bạn sẽ tìm thấy những tư liệu đặc sắc chưa
hề phổ biến. Ở đó, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về những chuyện mà chúng ta
cùng thao thức. Trang blog Ban Việt ngữ RFA
Tại sao đến bây
giờ người dân Việt Nam vẫn phải sử dụng xăng giá cao trong khi các nước đã xuống
hết? Khi mà nó đi ký nó ký các hợp đồng là giá dầu cao ngất, bây giờ phải trả
giá dầu cao ngất. Bây giờ nó nói nó bù lỗ. Ai bù lỗ? Người dân chớ có ai bù lỗ
đâu.
Đó là lỗi của
chính phủ. Mà bây giờ lỗi của chính phủ tại sao lại đè đầu người dân chịu?
Người dân bây giờ người ta làm được gạo mà người ta không bán được, người ta phải
mang đi từng ký gạo lên Saì Gòn người ta bán. Người ta được mùa mà không có ăn.
Trà Mi :Được
biết là Việt Nam năm nào thì cũng công bố là an ninh lương thực rất an toàn
nhưng mà không hiểu vì sao an ninh lương thực đó an toàn như vậy mà người dân,
như anh Thạch vừa chia sẻ, là có nhiều người không đủ
gạo ăn. Làm ra cũng không đủ gạo ăn thì ý anh Hùng phân tích là nguyên nhân sâu
xa là do chính sách của nhà nước trong việc quản lý, phân phối lương thực chưa
mấy hợp lý.
Hùng : Tức là họ có một ban bệ nhưng mà họ dự
đoán sai cả và những cái sai của họ đổ lên đầu dân. Nói thẳng là như vậy, cả về
xăng dầu, cả về lúa gạo.
Thạch : Tôi đồng tình với bạn
là nếu nhà nước có chính sách trợ giá cho người nông dân ở Miền Tây thì…
Hùng : Đó là một lý do.
Trà Mi :Tóm
lại là nếu có chính sách hợp lý hơn thì người dân đỡ khổ hơn, phải không
các anh?
Hùng : Vâng.
Trà Mi :Đối
với những điều mà các anh vừa chia sẻ là các anh chưa hài lòng đó thì các anh
nghĩ rằng sức trẻ, người trẻ có thể làm gì để cải thiện tình hình cho tốt hơn
lên?
Diền Đàn Bạn Trẻ
sẽ trở lại cùng quý vị với phần hội luận tíêp theo trong chương trình tối
Thứ Hai tuần sau.
Qúy thính giả
cũng có thể nói lên quan điểm của mình khi email về địa chỉ
vietweb@rfa.org, hoặc để lại
lời nhắn trong hộp thư thoại 001- (202) 530 7775. Quý vị muốn trực tiếp tham
gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ, xin vui lòng để lại số phone để chúng tôi
tiện liên lạc.