Thứ Năm, 2025-01-23, 1:45 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 5 » Những tiết lộ của Hội Nghị Trung Ương 9
10:32 PM
Những tiết lộ của Hội Nghị Trung Ương 9



Trong tháng 1-2009 vừa qua Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 9. Hội nghị này phải được coi là hội nghị trung ương quan trọng nhất trong các hôi nghị trung ương của nhiệm kỳ 10, hay khóa 10 theo ngôn ngữ của ĐCSVN, bởi vì nó thay thế cho đai hội đảng giữa nhiệm kỳ đã được dự trù ngay từ đai hôi 10 tháng 6 -2008. Tại sao không có đại hội giữa nhiệm kỳ giữa lức tình hình kinh tế xã hội rất khẩn trương là một dấu hỏi lớn. Giải thích thông thường mà không ai phản bác là vì nếu có đại hội, thì vấn đề thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao sẽ đặt ra và đây chính là điều mà các vị này sợ. Như vậy phải hiểu rằng thành tích của các vị này đều kém.

Hôi nghị đã kết thúc với hai văn kiện: thông báo của Trung Ương Đảng và diễn văn bế mạc của tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Cả hai văn kiện đều cùng một văn phong: nói lấy được, nói để có nói, nói vì không lẽ không nói gì. Chẳng những hai văn kiện không có mục đích thông tin mà còn có mục đích cố giấu sự thực. Chúng đầy rẫy những cụm từ máy móc đã quá quen thuộc, nhưng câu dài lê thê nhưng vô nghĩa. Nếu chỉ đọc sơ qua thì chẳng thấy có gì đáng để ý cả. Tuy vậy nếu đọc kỹ hơn và nhất là đọc giữa hai dòng chữ thì những văn kiện này cũng tiết lộ nhiều lắm.

Nhận xét đầu tiên là mặc dù ông Mạnh nói: "Hội nghị đã phân tích nhiều, tôi chỉ nhấn mạnh một số điểm" nhưng bài diễn văn bế mạc của ông lại dài hơn hẳn thông báo của hội nghị. Nó dài 4847 chữ trong khi thông báo chỉ có 3221 chữ. Ông Mạnh, thay mặt cho bộ chính trị và ban bí thư, có nhiều điều để phân bua ngoài những gì mà các uỷ viên ban chấp hành trung ương có thể đồng ý.

Nội dung của hai văn kiện cũng nhiều chỗ khác nhau.

Thí dụ như về vấn đề chống tham nhũng, ông Mạnh chỉ nói phớt qua bằng hai câu vừa biện hộ vừa nhận lỗi: "Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được một số kết quả bước đầu" và "Kết quả cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn rất hạn chế". Trong khi đó thông báo của hội nghị, dù ngắn hơn nhiều lại dành gần 1000 chữ để nói về tham nhũng và nói một cách mạnh mẽ hơn nhiều. Thử trích một đoạn:

“(…) công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém; việc chuyển biến từ nhận thức thành hành động trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn hạn chế; một số cơ chế, chính sách chậm sửa đổi; tính khả thi của một số quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa cao; tổ chức thực hiện các quy định của Ðảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đồng đều, chưa sâu, nhiều nơi còn yếu; tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ có chức vụ, quyền hạn còn yếu kém; công tác kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở nhiều nơi còn thiếu chủ động, chưa thường xuyên, có hiện tượng né tránh trong xử lý; nhiều vụ án tham nhũng còn xử lý chậm. Hoạt động của Ban Chỉ đạo và bộ phận giúp việc ở nhiều địa phương còn lúng túng; sự chỉ đạo, điều hành của một số cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức gây bức xúc trong nhân dân.

Rõ ràng la bên nặng bên nhẹ!

Cũng một cách tương tự, về phẩm chất cán bộ đảng (nhắc lại: cán bộ là những người có vai trò lãnh đạo, khác với đảng viên thường), ông Mạnh nói:

“(…) Công tác tổ chức, cán bộ được triển khai tương đối đồng bộ, có kết quả tốt trên một số mặt. Các cơ quan của Ðảng và Nhà nước được sắp xếp lại, thu gọn đầu mối; công tác cán bộ đã dần đi vào nền nếp, chất lượng nguồn cán bộ quy hoạch được nâng lên; việc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đạt được một số kết quả. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Ðảng được tăng cường, chất lượng, hiệu quả được nâng lên, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm của các tổ chức đảng, đảng viên, giữ gìn sự thống nhất trong Ðảng, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị."
Trong khi đó thông báo nói:

(…) "quan điểm công tác cán bộ là then chốt trong công tác xây dựng Ðảng chưa được quán triệt thực hiện đầy đủ. Nhiều khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc phục. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ vẫn diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý kịp thời. Chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập; cơ cấu đội ngũ cán bộ vẫn mất cân đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý".

Sự khác biệt về nhận định khá rõ. "Không nhỏ" có nghĩa là lớn và theo ý kiến cuả đa số các uỷ viên trung ương đảng thì một bộ phận khộng nhỏ cán bộ suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống một cách nghiêm trọng nhưng ĐCSVN chưa có giải pháp để ngăn chặn. Cũng là một cách nhẹ đi nhưng còn thật thà hơn ông tổng bí thư. Điều đáng lưu ý đa số các uỷ viên trung ương đảng nhận định: "cơ cấu đội ngũ cán bộ vẫn mất cân đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý". Nói cách khác phải thay đổi cơ cấu nhân sự lãnh đạo. Khi những người cấp dưới (các uỷ viên trung ương) noi với cấp trên (các uỷ viên bộ chính trị và ban bí thư) như vậy thì phải hiêu là họ không còn cho cấp trên là xứng đáng.

Ngay trên những gi mà thông báo của hôi nghị và bài phát biểu của ông Mạnh có cùng một quan điểm, hai văn kiện này cũng có ngôn ngữ và giọng điệu khác nhau.

Thí dụ như về thành quả của chính sách đối ngoại, ông Mạnh nói: "Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng, vị thế và uy tín của nước ta trên thế giới không ngừng nâng cao". Thông cáo viết: "Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, nâng cao uy tín quốc tế của đất nước". Gần giống nhau nhưng không hẳn như nhau. Đối với đa số các uỷ viên TƯĐ không có việc "vị thế và uy tín của nước ta trên thế giới không ngừng nâng cao".

Về vai trò lãnh đạo của ĐCSVN ông Mạnh nói: "việc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đạt được một số kết quả". Thông báo viết ngắn gọn rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng là "phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị". Nếu không có hai chữ "tiếp tục" (thực ra chẳng thay đổi gì nhiều ý nghĩa của câu viết) thì ban chấp hành trung ương gần như cải chính lời tuyên bố của ông tổng bí thư.

Đó chỉ là một vài thí dụ, trên hầu hết mọi điểm khác người ta đều thấy cùng một sự chênh lệch. Sự khác biệt giữa diễn văn của ông Nông Đức Mạnh, thay mặt cho bộ chính trị và ban bí thư, và thông báo cua ban chấp hành trung ương là tuy cả hai đều tô hồng những thành tích, trong mọi trường hợp đều chủ quan và giả tạo, và giảm thiểu những thất bại không thể chối cãi, nhưng ban chấp hành trung ương đã không đi quá xa sự thực như ông Mạnh.

Người ta không thể không tự hỏi phải chăng đang có một sự lủng củng nào đó giữa tổng bí thư và đa số ban chấp hành trung ương. Nghi hoặc này càng có cơ sở khi ông Mạnh nói: "Hội nghị biểu thị sự đồng tình cao với các nội dung tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị", trong khi thông báo không hề nói tới một sư đồng tình nào, nói chi tới "đồng tình cao".

Nhưng thế nào là "biểu thị sự đồng tình cao với các nội dung tiếp thu và giải trình"? Nói tới "tiếp thu" nghĩa là nhìn nhận đã có phê phán, nói tới giải trình là nhìn nhận đã bị chất vấn. Như vậy hội nghị đã có gay go. Phải chăng đã có những uỷ viên trung ương đảng bất mãn vì có quá nhiều thất bại trong khi các cấp lãnh đạo cao nhất, trong bộ chính trị và ban bí thư, không chịu tổ chức đại hội đảng giữa nhiệm kỳ để khỏi bị mất chức? Đó chỉ là một giả thuyết nhung điều chắc chắn là ông Mạnh đã có nhu cầu bào chữa cho bộ chính trị, ban bí thư và cá nhân ông. Cố gắng bào chữa có khi làm ông lúng túng và phát biểu mâu thuẫn. Thí dụ như ông nói "thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được hoàn thiện", để rồi ngay sau đó lại nói "những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường chưa được tăng cường đúng mức". Thật khó để nói một cách cường điệu trước một cử toạ biết rõ sự thực và không tán thành.

Có một điểm trên đó ông Mạnh và tập thể ban chấp hành trung ương đồng ý, đó là về tình hình kinh tế. Hai bên đều đồng ý rằng tình hình sẽ khó khăn hơn và phải "ngăn chặn suy giảm kinh tế, chủ động phòng ngừa lạm phát", nhưng đây lại chỉ là một đồng ý nhìn nhận bế tắc vì người ta không thể cùng một lúc chống lạm phát và ngăn chặn suy thoái: chống lạm phát thì phải giảm khối lượng tiền tệ và chấp nhận suy thoái trầm trọng hơn ; ngược lại nếu gia tăng đầu tư và chi tiêu để ngăn suy thoái thì phải chấp nhận để lạm phát cũng gia tăng. Khi gặp cả hai vấn đề suy thoái và lạm phát cùng một lúc như trường hợp Việt Nam thì phải làm những chọn lựa rất khó khăn và đau nhức, ngay cả nếu có chính sách đúng và những người trách nhiệm đầy khả năng. Chính quyền cộng sản thiếu cả hai yếu tố này.

Nhưng điều đáng chú ý nhất là những gì ông tổng bí thư và ban chấp hành trung ương rõ ràng là không đồng ý. Để giải thích những khó khăn hiện nay của chính quyền cộng sản, bên cạnh những lý do khác ông Mạnh nói đến "các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch". Ông nhắc lại điều này hai lần. Nhưng thế lực thù địch nào? phá hoại cái gì? Ban chấp hành trung ương hoàn toàn không nói gì về các hoạt động này. Ít ra da số uỷ viên trung ương đảng đã tỏ ra lương thiện hơn ông tổng bí thư.

Ông Mạnh nhắc đi nhắc lại âm mưu "diễn biến hoà bình" trong khi thông báo của ban chấp hành trung ương không hề quan tâm. Phải chăng đa số các uỷ viên trung ương đảng không coi diễn biến hoà bình là một mối nguy cho đất nước và cho đảng cộng sản?

Rất có thể là theo ông Mạnh, không những diễn biến hoà bình là âm mưu của các thế lực thù địch, mà còn là âm mưu của ngay những thành phần trong đảng. Ông nói:

“(…) Chủ động phát hiện từ xa, từ sớm và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ. Tăng cường công tác bảo vệ Ðảng và bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, kết hợp với chống âm mưu "diễn biến hoà bình" và xử lý biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Tiếp tục xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Ðảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ phục vụ nhân dân".

Đây là lời tuyên bố quan trọng nhất cuả ông Nông Đức Mạnh và có lẽ cũng là điểm quan trọng nhất của hội nghị này. Ông Mạnh đã chính thức nhìn nhận sự hiện diện ngay trong đảng cộng sản của một khuynh hương muốn tự diễn biến, tự chuyển hóa về dân chủ. Khuynh hướng này chắc chắn phải khá mạnh để thông báo của ban chấp hành không kể tới lời báo động của ông Mạnh, không coi diễn biến hoà bình, tự diễn biến, tự chuyển hóa là những điều phải chống. Ông Mạnh đã gặp một bức tường.

Chúng ta chỉ có thể mừng cho đất nước và cho cả đa số đảng viên cộng sản nếu khuynh hướng này mạnh lên để cho về vườn ông Nông Đức mạnh và những cấp lãnh đạo thủ cựu lỗi thời như ông. Có như thế Việt Nam mới có tương lai.


Nghiêm Văn Thạch

Category: Chính trị | Views: 1096 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 4
Khách: 4
Thành Viên: 0