Thứ Năm, 2024-11-21, 7:32 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 6 » Vụ tranh chấp đất đai ở giáp An Bắc còn phức tạp
8:04 PM
Vụ tranh chấp đất đai ở giáp An Bắc còn phức tạp


2009-02-05

Tình hình khu đất đặt bàn lễ và Thánh Giá của giáp An Bắc, giáo xứ An Bằng, đến nay vẫn trở ngại sau khi xã Vinh An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế) chỉ cho giáp một khu đất của làng và hội đồng hương tộc làng không đồng ý.

Photo Vietcatholic

Bàn Lễ và Thánh Giá giáp An Bắc

Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế về thăm làng An Bằng

Vào ngày Thứ Hai đầu tuần này, tức ngày Mồng Tám Tết Kỷ Sửu, bí thư tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên- Huế, ông Hồ Xuân Mãn, đến xã Vinh An để gặp gỡ người dân tại đó. Chuyến thăm này của một quan chức đầu tỉnh đến xã Vinh An, nơi có giáo xứ An Bằng, được cho là hiếm hoi bởi đó là lần đầu tiên. Trong cuộc gặp gỡ các đại diện họ tộc của làng với ông bí thư tỉnh ủy, một số người dân đã nêu ra vấn đề khu đất của làng mà Uy Ban Nhân Dân Xã cũng như cơ quan phụ trách đất đai là tài nguyên môi trường chỉ cho giáp An Bắc, giáo xứ An Bằng, để di dời bàn lễ và thánh giá của họ đến.

Chuyến thăm này của một quan chức đầu tỉnh đến xã Vinh An, nơi có giáo xứ An Bằng, được cho là hiếm hoi bởi đó là lần đầu tiên.

Ông Nguyễn Thanh Ngôn, trưởng tộc Nguyễn ở đó, cho biết thông tin về cuộc gặp và ý kiến của phía chính quyền khi được người dân nêu vấn đề ra:

-  Bí thư tỉnh Thừa Thiên-Huế về thăm làng An Bằng, đồng thời cũng trao đổi ý kiến - nguyện vọng của làng. Làng của chúng tôi thì họ cũng nêu lên là cái đất Đồng Bồ, cái đất đó là đất của giang sơn để lại, là cái di tích, cái động mạch của làng. Làng ở quê hương thì họ nghĩ rằng đây là cái gia phong của làng vậy, bây giờ là không thể cấp cho ai được cả.

Vừa rồi chính quyền có ý định cấp cho giáp An Bắc nhưng mà giáp An Bắc cũng chưa nhận. Giáp An Bắc, giáo xứ An Bằng, cũng chưa nhận, vì nhận thì sợ cũng là phiền cho làng. Về phía tỉnh thì họ cũng lắng nghe ý kiến của nhân dân vậy thôi. Họ chưa trả lời gì cả.

Trong khi đó thì vị trưởng làng hiện nay ở làng An Bằng là ông Lê Thắng cho biết không thể giao khu đất của làng cho giáp An Bắc:

Làng của chúng tôi thì họ cũng nêu lên là cái đất Đồng Bồ, cái đất đó là đất của giang sơn để lại, là cái di tích, cái động mạch của làng. Làng ở quê hương thì họ nghĩ rằng đây là cái gia phong của làng vậy, bây giờ là không thể cấp cho ai được cả.
Ông Nguyễn Thanh Ngôn, trưởng tộc

-  Khu đất đó là của làng có từ 500 năm nên lấy đó làm cái bình phong, cái tiền án của làng do tiền nhân để lại và thế hệ này giữ đến thế hệ khác. Làng bảo vệ từ xưa đến nay, trồng cây, rào chắn, xây dựng để không cho xe trâu lấy đất, rồi là bảo vệ tất cả toàn bộ từ xưa nay đến chừ (nay).

Giờ nhà nước quản lý, trong đó có nhiều loại đất nhà nước quản lý, nhưng đất đây là coi như làng đã có.

Biết bao nhiêu chỗ quản lý nhưng nhà nước không phạm đến chỗ khác. Đất này tuy là không có chủ, nhưng chủ là làng từ xưa đến chừ (nay) rồi. Đây là đất coi như tâm linh, của dương gian, từ xưa nay đến chừ, trên đó có chùa, am, miếu, đủ hết.

"Đất đai là sở hữu của toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý"  

Lâu nay, cơ quan chức năng chuyên về đất đai tại Việt Nam luôn đưa ra nguyên tắc "đất đai là sở hữu của toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý". Nguyên tắc này cũng được lặp lại tại xã Vinh An, khi giải quyết vấn đề khu đất mà gia tộc ông Lê Khinh từng khai phá, trồng cây và cuối cùng hiến cho giáp An Bắc để làm nơi tập trung cầu nguyện.

Ông Phạm Bình Tịnh, Chủ Tịch xã Vinh An, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài chúng tôi sau khi xảy ra vụ việc, nói về khu đất mà Giáp An Bắc đang có thánh gía và bàn lễ trên đó:

- Chế độ cũ thì mình nói chung lại là trước đây thì nguồn gốc tôi không được biết rõ lắm, nhưng mà trước đây nghe nói cái đất đó của ông Khinh, ông Khinh khai phá, nhưng mà sau năm 1975 thì bây giờ nhà nước có chủ trương khác là "đất đai là sở hữu của toàn dân, dưới sự quản lý của nhà nước". Thì cái đất đó nói chung lại không ai đăng ký, không ai quản lý, không ai đăng ký cả, cái đất đó là đất xã quản lý thuộc rừng phòng hộ.

Sau năm 1975 thì bây giờ nhà nước có chủ trương khác là "đất đai là sở hữu của toàn dân, dưới sự quản lý của nhà nước". Thì cái đất đó nói chung lại không ai đăng ký, không ai quản lý, không ai đăng ký cả, cái đất đó là đất xã quản lý thuộc rừng phòng hộ.
Ông Phạm Bình Tịnh, Chủ Tịch xã

Ngay tại cuộc gặp mặt giữa bí thư tỉnh ủy, chính quyền địa phương và người dân làng An Bằng, xã Vĩnh An, thì đại diện của huyện Phú Vang cũng nêu lại với người dân nguyên tắc đó, như lời thuật của ông Nguyễn Thanh Ngôn sau đây:

- Ông Chủ Tịch UBND huyện Phú Vang cũng giải thích là "đất là sở hữu của toàn dân mà nhà nước quản lý", nhà nước có quyền phân phát cho đơn vị nào thì là quyền của nhà nước. Nhưng nguyện vọng của dân An Bằng, đặc biệt là các bô lão, các trưởng tộc thì nguyện vộng họ đưa ra là đừng phá cái gia sản, cái văn hoá của làng.

Đối với lập luận của chính quyền địa phương là khu đất cầu nguyện của giáp An Bắc thuộc rừng phòng hộ, thì nguời dân vẫn chưa được thuyết phục bởi thực trạng diễn ra lâu nay ở đó. Ông Nguyễn Thanh Ngôn có ý kiến:

-  Thật sự ở sát cái đài lễ đó cũng có một cái nhà của dân ở cũng gần đó, cách đó khoảng 30 mét thôi, thì họ cũng ở trên cái mảnh đất dọc dọc như vậy thôi, có chi là phòng hộ đâu. Ngoài kia thì cũng có dương liễu. Tôi nghĩ nếu mà có đài lễ thì họ cũng càng phòng hộ tốt hơn mà thôi.

- Rừng phòng hộ là nói trên nguyên tắc, còn từ ThuậnAn cho tới làng An Bằng này thì bãi biển dọc dài như vậy, bao nhiêu là cơ sở, bao nhiêu là nhà cửa người ta làm sát biển mà đâu có nói là rừng phòng hộ.
Linh mục Nguyễn Hữu Giải

Linh mục Nguyễn Hữu Giải, chánh xứ An Bằng, cùng có nhận xét về tình hình đất đai dọc ven biển mà chính quyền địa phương gọi là rừng phòng hộ:

- Rừng phòng hộ là nói trên nguyên tắc, còn từ ThuậnAn cho tới làng An Bằng này thì bãi biển dọc dài như vậy, bao nhiêu là cơ sở, bao nhiêu là nhà cửa người ta làm sát biển mà đâu có nói là rừng phòng hộ.

Thành ra rừng phòng hộ không phải là cái tuyệt đối, có khúc này thì có cái rừng người ta trồng ngày xưa bây giờ biến ra rừng phòng hộ, có chỗ khác đang còn độn cát, không ai trồng gì cả, thì có gọi là rừng phòng hộ đâu, mà cũng chẳng ai trồng cây cối chi cả. Có nơi khác là cả một cái làng dân chài nằm sít biển như trên Thuận An vậy thì rằng phòng hộ chỗ nào đây nữa?

Như vậy tình trạng vẫn gặp bế tắc khi mà chính quyền địa phương yêu cầu giáp An Bắc, giáo xứ An Bằng đến ngày 29 tháng 2 này phải tháo dỡ thánh giá và bàn lễ đến địa điểm mới, trong khi giáp này vẫn không thể có một nơi để tiến hành việc đó, vì cơ quan chức năng địa phương chỉ họ đến một khu đất mà các chức sắc họ tộc trong làng không chấp nhận.

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 943 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 78
Khách: 78
Thành Viên: 0