Vụ
tranh chấp đất đai ở các xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thuộc huyện
Văn Giang tỉnh Hưng Yên, kéo dài nhiều năm, bộc phát mạnh hôm 8 tháng
Giêng vừa qua, đến nay vẫn còn có dấu hiệu căng thẳng.
Photo courtesy of ecopark
Chính
quyền huyện Văn Giang huy động các phương tiện cơ giới đến san ủi mặt
bằng để xây dựng công trình ở xã Xuân Quan. Photo courtesy of ecopark
Đụng độ đổ máu
Hôm 4 tháng Hai vừa qua, theo
lời một người dân ở xã Xuân Quan, thì đã có đụng độ giữa một bên là dân, bên
kia là những người được mướn, mà dân gọi là “xã hội đen.”
“Ngày hôm qua, đã xảy ra đổ máu. Không có công an,
nhưng có xã hội đen. Hai phía đánh nhau. Đến sáng nay, lực lượng công an lại
lên đông.
Phía người dân tin rằng có sự “đứng đàng sau.” Có khả
năng là người dân sẽ đi gặp nhà nước. Tôi muốn nói rằng, “có khả năng.”
Ngày hôm qua, đã xảy ra đổ máu. Không có công an,
nhưng có xã hội đen. Hai phía đánh nhau. Đến sáng nay, lực lượng công an lại
lên đông. Phía người dân tin rằng có sự “đứng đàng sau.
Một người dân Xuân Quan
Vụ đụng độ tối hôm qua, có một số người dân bị thương.
Người dân đã đến thăm và động viên nhau. Sáng nay thì công an đã lên đông rồi.
Những cánh đồng của chúng tôi, bây giờ đau thương lắm.”
Trước đó, vào hôm 8 tháng
Giêng, thì cuộc va chạm xảy ra giữa người dân và phía công an. Người dân địa
phương kể rằng, dân “cắm cờ xuống đất” trong một tình hình “căng thẳng,” có “xô
xát, đánh đập” trong một cuộc biểu tình ước tính khoảng 1 ngàn người.
Tiếp xúc với bà Trần Khải
Thanh Thuỷ, người đã về huyện Văn Giang 2 lần, vào trước và sau Tết, để tiếp
xúc và tìm hiểu sự việc, thì được bà cho biết người dân không muốn bán đất,
trong khi giá được trả hiện nay chỉ vào khoảng 10 cân gạo cho mỗi một mét
vuông.
“Dân muốn giữ đất, mà bị trả giá như giá “ăn cướp.”
Dân bảo đây là giá bù chứ không phải giá đền. Lãnh đạo chính quyền thì bán trao
tay nhau với giá 6 triệu một mét.
Người dân hỏi tại sao khi mua thì mua với giá 135 nghìn,
tức 10 cân gạo, cho một mét đất, mà nay bán công khai trên mạng là 6 triệu một
mét, thì ông chủ tịch xã trả lời rằng: đi buôn phải có lãi.”
Photo courtesy of Wikipedia
Bà Trần Khải Thanh Thuỷ nói rằng,
người dân ở ba xã đang có tranh chấp đất ở Hưng Yên hiện có cuộc sống khá sung
túc nhờ vào nghề trồng cây cảnh, và đó là lý do họ muốn giữ đất để sinh sống.
“Quan điểm của người dân là không bán đất, bất kể giá
nào. Lý do là họ trồng cây cảnh rất thành công. Cây cảnh ở đây có thương hiệu rồi,
được bán đi khắp nước. Sau mỗi vụ mùa, việc xây một cái nhà, hay thậm chí mua
xe con, không phải là chuyện khó khăn.”
Bán ruộng thì lấy gì mà ăn?
Dự án xây đô thị Văn Giang có
diện tích gần 500 hecta, được đấu thầu đầu năm 2006, từ đó phát sinh ra nhiều
tranh chấp và phản đối từ phía người dân.Đến
năm 2007, thủ tướng Chính Phủ ra công văn, chỉ đạo triển khai tiếp dự án sau
nhiều tháng đình trệ.
Một người dân ở xã Cửu Cao
nói với chúng tôi, là “người dân không bán ruộng vì trả rẻ quá, vào khoảng 48
triệu 600 ngàn đồng cho 1 sào, tức là 360 mét vuông.”
Chắc chắn là dân chúng tôi sẽ bị đói. Nhiều người sẽ
khổ, sẽ phải đi làm thuê làm mướn. Nhưng biết làm ở đâu? Lấy gì mà ăn? Mà đâu
phải ai cũng đi làm được đâu?
Một người dân Xuân Quan
Một số ý kiến khác thì nói
tâm lý người nông dân là không bán đất mà giữ lại cho con cháu sinh sống.
Một người dân xã Xuân Quan
nói rằng, trong khi cuộc sống đang khá lên rõ rệt, nếu đất đai bị bán đi, thì
chắc chắn người dân sẽ bị đói.
“Chắc chắn là dân chúng tôi sẽ bị đói. Nhiều người sẽ
khổ, sẽ phải đi làm thuê làm mướn. Nhưng biết làm ở đâu? Lấy gì mà ăn? Mà đâu
phải ai cũng đi làm được đâu?
Chắc chắn là dân chúng tôi sẽ bị đói. Nhiều người sẽ
khổ, sẽ phải đi làm thuê làm mướn. Nhưng biết làm ở đâu? Lấy gì mà ăn? Mà đâu
phải ai cũng đi làm được đâu?
Như gia đình nhà tôi không phải đong gạo, cứ gạo đó mà
ăn. Nhiều người xây được nhà cao lắm. Nay bán ruộng thì lấy gì mà ăn?
Khi gia đình chúng tôi có gạo ăn, thì tiền được để
riêng ra, xây nhà. Đời sống đang được nâng lên rõ rệt, nay mà mất cả thì chắc
chắn sẽ gặp khó khăn.”
Trong những cuộc phỏng vấn
trước đây, khi nổ ra vụ biểu tình hôm 8 tháng Giêng, các quan chức địa phương
nói với chúng tôi rằng, phía chính quyền đã giải thích theo đúng qui định pháp
luật cho bà con từ nhiều năm nay, nhưng bà con “tiếc ruộng nên không chịu bán.”
Một nhân viên Uỷ Ban Nhân Dân Xã Cửu Cao:
Bạn nghĩ gì về vụ tranh chấp này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, email: vietweb@rfa.org; hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA
“Giải thích nhiều rồi, giải thích từ 4 năm nay rồi. Bà
con hiểu hết đấy. Nhưng bà con tiếc ruộng nên giữ ruộng không bán đấy thôi.”
Phía người dân 3 xã Cửu Cao,
Phụng Công, Xuân Quan thì nói rằng mọi tranh chấp cho đến nay chưa được giải
quyết xong, trong khi các giải pháp thì không thoả đáng.
“Chưa giải quyết được hết. Đợt trước làm, người dân vẫn
phản đối nhưng chính quyền không giải quyết thoả đáng. Biểu tình cũng không làm
gì được. Đất đai là của nhà nước, nhà nước thu hồi.”
“Bà con không hài lòng về chuyện mua bán đất cát ở
đây. Bà con chỉ mong nhà đầu tư và người dân họp với nhau. Hôm em ra ngoài ấy,
em cũng không thấy nhà nước can thiệp gì cả.”
Một người dân, cư trú tại thôn Hạ, xã Cửu Cao, cho biết, ban đầu, giá đất
được định là 19 triệu một sào. Sau nhiều lần tranh chấp, giá được nâng lên đến
48 triệu, nhưng vẫn “không thoả đáng so với tình hình giá đất hiện nay.”