Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn.- Đảng
Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã tiêu phí không biết bao nhiều tiền của dân để phô
trương kỷ niệm 79 năm thành lập đảng (3-2-1930 - 3-2-2009) trong khi hàng triệu
người dân đang ngất ngưởng đi kiếm việc làm không có tương lai.
Cán bộ Tuyên giáo Hà
Đăng viết trong Tạp chí Cộng sản (03-2009): “Năm nay là năm kỷ niệm lần thứ
79 ngày thành lập Đảng ta.
Những nhiệm vụ của cách
mạng trong giai đoạn mới đã khác nhiều so với những nhiệm vụ của cách mạng trong
các giai đoạn trước, nhất là của giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
mới bước vào năm thứ ba, khi Bác viết bài báo “Đảng ta”.
Hai từ “Đảng ta” từ ấy đã đi vào lòng cán bộ, đảng viên và
mỗi người dân nước ta như một biểu hiện sâu đậm của tình cảm trìu mến, thân
thương, cần cho cuộc sống như không khí và nước uống.
Hai từ “Đảng ta” nói lên nhiều điều mà đến tận ngày nay giá trị vẫn còn
nguyên vẹn. Trước hết, đó là vinh dự và trách nhiệm của người chiến sĩ cách mạng
được đứng trong hàng ngũ Đảng tiên phong chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đó là mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng với nhân dân; Đảng coi cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân, ngược lại, nhân dân coi Đảng là chính đảng của chính mình. Đó còn
là niềm tin của Đảng và toàn dân tộc về sự tất thắng của sự nghiệp độc lập, tự
do và chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.”
Đây là
thứ lập luận đánh lận con đen của cán bộ chuyên nghề tuyên truyền lúc nào cũng
chỉ muốn đồng hóa nhân dân với đảng, coi đảng là “trùm” của mọi thứ, kể cả tài
sản của Tổ quốc và xương máu của đồng bào. Đảng Cộng sản chưa bao giờ được
người dân Việt Nam, dù đi theo Cộng sản trong hòan cảnh không có lựa chọn nào
khác, bỏ phiếu trao cho trách nhiệm lãnh đạo đất nước, chưa vội
nói như Hà Đăng
tự bịa rằng “nhân dân coi Đảng là chính đảng của chính mình”
.
Thứ “máu
thịt giữa Đảng với nhân dân” chẳng qua cũng chỉ sự liên kết chặng đặng đừng,
trong hòan cảnh lịch sử bất khả kháng của nhiều người trong suốt chặng đường máu
đổ, thịt rơi của 79 năm có mặt đảng Cộng sản trên đất nước.
Ngòai ra,
những chữ “Đảng coi cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”
không diễn ra trong thực tế vì người dân không có quyền gì trong guồng máy nhà
nước dưới quyền cai trị của đảng CSVN, kể cả quyền bầu người đại diện cho mình
vào các Hội đồng Nhân dân và Quốc hội. Chủ trương “đảng cử dân bầu” là hành động
phản dân chủ và phản động hơn cả thể thức tuyển chọn trong các chế độ độc tài,
và phong kiến, bởi vì chủ trương “đảng cử dân bầu” là âm mưu mị dân và đánh lừa
dân.
Do đó,
khi Hà Đăng ngông cuồng nói rằng hai chữ
“Đảng ta”
cần cho cuộc sống như
không khí và nước uống”
là
thứ ngôn từ của những con người Cộng sản cuồng tín, bất ổn định tâm thần và
xúc phạm đến công lao gìn giữ giống nói và bảo vệ giang sơn của các bậc Tiền
nhân.
Hà Đăng
còn khoe khoang không biết ngượng : “
Nếu như trước kia, mọi nỗ lực
của toàn Đảng và toàn dân tộc tập trung vào việc đánh thắng kẻ thù xâm lược,
hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc thì ngày nay, mọi cố gắng phải tập trung
vào việc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chủ đề trung tâm cuộc
chiến đấu của chúng ta trong thập niên đầu thế kỷ XXI, như Đại hội X của Đảng
chỉ rõ, là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển”. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2010, đưa nước
ta đứng vào hàng ngũ các nước đang phát triển có trình độ thu nhập trung bình và
đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Và: “Thế kỷ
XXI phải là thế kỷ đưa nước ta sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới”.
Hà Đăng nói chuyện
“phát triển, thu nhập” là hai vấn
đề cần phải có trí tuệ và sức lao động mà
dễ
như uống nước lã
thì có phải Hà Đăng đã
cố
tình muốn
che giấu thất bại của
đảng cầm quyền
sau 23 năm Đổi mới
(1986-2009)
?
Báo cáo
của Ngân hàng Thế giới cho thấy, sau bằng đó thời gian mà Việt Nam vẫn chưa có
được lợi tức đồng niên
cho
mỗi đầu người Việt Nam
được
1,000 Dollars và Việt Nam
vẫn còn là một trong số các nước nghèo và chậm tiến nhất thế giới.
Nhưng tình trạng giầu, nghèo trong xã hội lại giãn ra và sâu thêm giữa thôn quê
và thành phố, trong khi tệ nạn tham nhũng đã vượt qua cả sức chịu đựng của
đảng.
KINH
TẾ VÀ ĐỜI SỐNG DÂN
Hãy thử tính sổ 9 năm
của “thập niên đầu thế kỷ XXI”, kể từ khi đảng khóa X nhận trách nhiệm từ năm
2000 để xem đảng của Hà Đăng đã đưa Việt Nam nhích “ ra khỏi tình
trạng kém phát triển” được mấy phân ?
Tại Hội
nghị Trung ương đảng kỳ 9 hồi đầu năm 2009,
Nông Đức Mạnh,
Tổng Bí thư nhìn
nhận những yếu kém của Kinh tế
: “ Về phát triển kinh tế - xã hội, so với khả năng và tiềm lực của đất nước
thì những kết quả đạt được còn thấp; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc,
còn tiềm ẩn các yếu tố bất ổn. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nền kinh tế thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Những yếu tố
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường chưa được tăng
cường đúng mức. Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại có lúc,
có nơi chưa chặt chẽ. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu.”
Mạnh
còn
cảnh giác : “Từ nay đến hết
nhiệm kỳ Đại hội X, tình hình khu vực và trên thế giới còn tiếp tục diễn biến
phức tạp, khó lường. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở nhiều
nước trên thế giới có thể còn kéo dài, sẽ tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình
chính trị và kinh tế thế giới trong những năm tới. Ở trong nước, bên cạnh mặt
thuận lợi, như tình hình chính trị - xã hội ổn định, lạm phát bước đầu được kiềm
chế, kinh tế vĩ mô dần ổn định đang củng cố lòng tin của nhân dân và các nhà đầu
tư nước ngoài, tình hình năm 2009 và một vài năm tới được dự báo là sẽ còn khó
khăn hơn.”
Trong
phiên họp
hai ngày 3 và
4/2/2009
của Chính phủ,
Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc
báo cáo : “Tuy
một số sản phẩm chủ yếu như dầu thô, điện, nước sạch… giữ được mức tăng trưởng
khá nhưng giá trị sản xuất công nghiệp trên cả nước trong tháng 1/2009 giảm tới
4,4% so với cùng kỳ năm 2008.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sản xuất công nghiệp trong tháng 1/2009
tiếp tục bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, bên cạnh đó có ảnh hưởng
do các cơ sở sản xuất ngừng hoạt động trong thời gian nghỉ Tết nguyên đán. Do
nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết cổ truyền, chỉ số giá tiêu dùng tháng
1/2009 tăng 0,32% so với tháng trước. Trong đó, hầu hết giá các nhóm hàng hóa,
dịch vụ đều tăng ở mức trên dưới 1%. Kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng đầu năm
2009 ước đạt 3,8 tỷ USD, giảm 19% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng
kỳ năm 2008. Việc kim ngạch xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng của thị trường thế
giới, nên hoạt động xuất, nhập khẩu hiện nay rất khó khăn. Theo số liệu thống
kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian qua cũng giảm gần 12% so
với cùng kỳ năm trước…”
Quyền trưởng đại diện
ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
từng
cảnh báo: “Mặc dù tỷ lệ
nghèo tiếp tục giảm, song không có cơ sở nào để Việt Nam tự hài lòng. Không nên
phấn khởi trước tốc độ giảm nghèo nhanh chóng mà quên đi thực tế là vẫn có tới
13,5 triệu người đang sống trong cảnh nghèo khổ tại Việt Nam, trong đó có 5 – 6
triệu người nghèo lương thực”.
THAM
NHŨNG CAO– TƯ TƯỞNG KÉM
Hà Văn Thịnh
cũng nhắc khéo mọi đảng viên trên Báo
Lao Động số 21 Ngày 02/02/2009
: “ Đây là lúc
chúng ta cần tỉnh táo hơn bao giờ hết và càng cần đến sự đồng tâm, nhất trí của
toàn Đảng, toàn dân hơn bao giờ hết. Bên cạnh khó khăn lớn về kinh tế, những vấn
đề lớn khác như nạn tham nhũng, bộ máy hành chính chồng chéo, thiếu nội lực
mạnh, không ít dự án đầu tư kém hiệu quả..., vẫn là những thách thức không nhỏ.”
“Mặt
khác, trong quan hệ quốc tế, những bất đồng của các nước trong khu vực vẫn chưa
tìm thấy sự giải quyết thoả đáng, cũng đang tạo nên các quan ngại về sự ổn định.
Khi các khó khăn kinh tế tăng lên thì một cách tất nhiên, sự phức tạp về chính
trị trên thế giới sẽ nóng lên, tranh chấp quyền lợi, ưu thế sẽ phức tạp hơn...”
Báo Quân
đội Nhân dân cũng không khỏi băn khoăn trong bài Xã Luận: “Kỷ
niệm 79 năm ngày thành
lập Đảng chúng ta rất tự hào với truyền thống vẻ vang của Đảng, nhưng
cũng không khỏi băn khoăn về đội ngũ đảng viên hôm nay, có những người chưa làm
theo lời Bác dạy; chưa đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân.
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, do tác động của mặt
trái cơ chế thị trường, lại thiếu ý thức rèn luyện thường xuyên nên một bộ phận
không nhỏ đảng viên đã xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng, thoái hóa, biến chất,
quan liêu, lộng hành, tham ô, tham nhũng, lãng phí của công, làm vơi đi lòng tin
của dân với Đảng.”
Cũng trên
Báo của Quân đội
ngày 03/02/2009,
Tác gỉa
Nguyễn
Mạnh
Hưởng, Phó
Giáo sư, Tiến sỹ không ngần ngại nói ra những cái xấu đang nổi cộm trong đảng :
“Yêu cầu nhiệm vụ
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình
hình mới đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ Đảng - dân và đặt ra nội
dung mới đối với việc tăng cường mối quan hệ đó. Vấn đề có tầm quan trọng hàng
đầu hiện nay trong việc củng cố, tăng cường mối quan hệ Đảng - dân là chúng ta
phải kiên quyết khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên....”
“...Hiện
nay cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nêu cao trách nhiệm người đứng
đầu và cấp ủy các cấp đấu tranh khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; nêu cao tính đảng, tính tiền
phong gương mẫu trong quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống. “Các
cấp ủy và tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, cán bộ lãnh
đạo, trước hết là cán bộ cấp cao, phải trực tiếp tham gia và đi đầu trong việc
phòng, chống tham nhũng, lãng phí.”
TRỒNG CÂY
VÀ CÚNG VÁI
Trong bối
cảnh đảng suy đồi, dân sống đói như thế mà đảng vẫn xum xeo, hoang phí kỷ niệm
79 năm thành lập đảng và 40 năm Di Chúc Hô Chí Minh (1969) thì
sự
lãng phí khác đã
xẩy ra có quan hệ đến Hồ Chí Minh được Báo Lao Động phản ảnh trong số ra ngày
03-02-09,
qua bài
viết của Lâm Chí Công.
Bài báo
viết : “Cùng có
chung tên bệnh là hình thức, thời gian gần đây xuất hiện hội chứng tìm kiếm may
mắn từ cõi âm. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đã lạm dụng quá mức các hoạt
động viếng, cúng bái, cầu may tại các nghĩa trang liệt sĩ, chùa chiền...”
Về phong
trào “trồng cây nhớ ơn Bác”, Lâm Chí Công
cho biết
: “ Mùa xuân là Tết
trồng cây - lãnh tụ Hồ Chí Minh là người khởi xướng và chính tay Người làm công
việc đó một cách đều đặn, hằng ngày, hằng năm. Học tập và làm theo Người, hàng
chục triệu đồng bào Việt đã không ngừng nghỉ công việc trồng và chăm sóc cây.
Thế nhưng, trên thực tế vẫn có nhiều nơi biến việc trồng cây ngày tết thành một
"bệnh hình thức", gây lãng phí không ít tiền của, hiệu quả không những rất thấp,
mà trái lại còn gây những tác dụng ngược.”
Nhiều xã - phường, quận - huyện, tỉnh - thành tổ chức rình
rang ngày tết trồng cây, xe hơi đậu kín cả quãng đường dài, cán bộ trong trang
phục, giày vớ sang trọng chủ yếu "biểu diễn" để truyền hình quay phim, còn việc
trồng cây thực chất thì đã do những người lao động ở các công ty cây xanh đô thị
đảm trách cả rồi. Có những địa phương, tổng số cây trồng được chưa bằng một nửa
số ôtô con tham gia
Tết trồng cây; còn nếu tính số cây sống sau mỗi đợt "phát động phong trào" như
thế sẽ cho con số tỉ lệ còn thấp hơn nhiều.”
“Cùng
có chung tên bệnh là hình thức”,
Công kể
tiếp, “ thời gian
gần đây xuất hiện hội chứng tìm kiếm may mắn từ cõi âm. Nhiều doanh nghiệp, cơ
quan, đơn vị đã lạm dụng quá mức các hoạt động viếng, cúng bái, cầu may tại các
nghĩa trang liệt sĩ, chùa chiền...
Có những lễ cúng tại nghĩa trang, chỉ riêng vàng mã đốt tại
đó phải chở bằng một chuyến xe, cùng với đó là lễ tạ vật chất rất tốn kém. Vấn
đề không chỉ là sự lãng phí tiền của, mà điều đáng lo ngại là ý nghĩa của các
hoạt động tri ân không chừng đã và sẽ bị nhuốm màu mê tín ngày càng trầm trọng
hơn...”
Đáng nói
là những cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước này đã không coi
ngày kỷ niệm 79 năm thành lập đảng quan trọng bằng việc thi đua đi lễ cầu may,
đốt vàng mã, mua lễ vật cúng viếng những con người mà họ tin có quyền uy hơn
“Bác và Đảng”.
Hiện
tượng này có nên coi là “suy thóai tư tưởng” không, hay cả hai chuyện lãng phí
tiền của trong việc “trồng cây nhớ Bác” và lễ cúng các vong hồn, thần thánh tại
các Miếu, Đền và Nghĩa trang còn mang ý nghĩa “tự diễn biến” và “tự
chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên sau 79 năm có mặt của đảng ?
Vậy
vào dịp liên
hoan này, có ai trong đảng dám tính sổ xem đảng đã dành được bao nhiêu năm để
làm cho dân có đủ cơm ăn, áo mặc và tất cả mọi người được học hành như giấc mơ
của Hồ Chí Minh khi còn sống, hay đảng đã hốt hết để dân đi đổ rác ? -/-
Phạm Trần
(02/09)
|