Thứ Ba, 2025-01-21, 1:26 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 7 » Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam hội thảo tại Hòa Lan
6:53 PM
Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam hội thảo tại Hòa Lan

2009-02-06

Người Việt tị nạn hiện đang có mặt rải rác khắp thế giới và đã hiện diện tại Hoà Lan từ năm 1976. Cũng như người Việt tị nạn tại các châu lục, người Việt tị nạn tại Hoà Lan đã thành lập một số tổ chức cộng đồng, và một trong số ấy là Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam.

Photo: RFA

Tulip là loài hoa có nguồn gốc tứ xứ Hòa Lan

Được tin tổ chức này sắp mở ra một cuộc hội thảo cho ngưòi Việt hải ngoại cũng như cho người nước ngoài, Nhã Trân phỏng vấn chủ tịch của Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam là tiến sĩ ngành Quan hệ Ngoại giao Quốc tế Ngô Văn Tuấn.

Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam đã hoạt động chính thức từ năm 1983.  Lúc đầu đây là Ủy ban Thống nhất Hành động của người Việt tỵ nạn tại Hòa Lan.

Đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam.

Nhã Trân:   Chào tiến sĩ và trước hết xin ông cho quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do được biết qua về Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam tại Hoà Lan.

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Xin chào cô và quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do.  Thưa, Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam đã hoạt động chính thức từ năm 1983.  Lúc đầu đây là Ủy ban Thống nhất Hành động của người Việt tỵ nạn tại Hòa Lan.  Ủy Ban này kết hợp tất cả các lực lượng của người Việt tỵ nạn tại Hòa Lan đấu tranh về mặt chính trị.  Còn về mặt văn hóa thì có Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn tại Hòa Lan đảm trách.

Ủy ban Thống nhất Hành động đã cùng Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn tại Hòa Lan kết hợp giữa chính trị và văn hóa, kết hợp song song hai vấn đề này trong các hoạt động trong cộng đồng người Việt ở Hòa Lan. 

Đến năm 1991 Ủy ban Thống nhất Hành động đổi tên là Hội Phát triển Việt Nam, và đến năm 1994 thì đổi thành Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam cho phù hợp với tình thế mới và để hoạt động không còn bị giới hạn ở Hòa Lan mà được nới rộng ra Âu Châu và hải ngoại.   

Lập trường của Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam là đấu tranh liên tục cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam.

Từ năm 1999 Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam đã hoạt động diễn đàn Elite được 10 năm, và chính thức tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế có chiều sâu hơn, nới rộng ở hải ngoại cho người ngoại quốc trên thế giới, và người Việt Nam tỵ nạn tại hải ngoại.

Từ năm 1999 Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam đã hoạt động diễn đàn Elite được 10 năm, và chính thức tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế có chiều sâu hơn, nới rộng ở hải ngoại cho người ngoại quốc trên thế giới, và người Việt Nam tỵ nạn tại hải ngoại.

Cuộc hội thảo quốc tế về nhân quyền và phát triển Việt Nam

Nhã Trân:  Ông có thể cho biết về mục đích của cuộc kỳ này, cuộc hội thảo quốc tế về nhân quyền và phát triển Việt Nam?

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Thưa, lập trường của Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam là đấu tranh liên tục cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam.  Vì thế mọi công tác là nhằm vào mục đích này.

Bản tường trình của cuộc hội thảo quốc tế này sẽ được công bố tới người Việt hải ngoại để kính tường; những kế hoạch cụ thể đã được đồng ý trong cuộc hội thảo - kế hoạch đề ra cho Việt Nam trong những năm sắp tới - sẽ được công bố rộng rãi để kính tường.  Kiến nghị thư sẽ được trao tay cho EU và chính phủ Hoà Lan.

Trong thời gian qua, chúng tôi đã làm việc, có liên lạc và quen biết với nhiều thành phần trong chính phủ Hòa Lan và ở Âu Châu, đặc biệt là Ủy Hội Ấu Châu và Nghị Viện Âu Châu, hằng quan tâm đến người Việt Nam tỵ nạn.  Những người này là thuộc Bộ Ngoại v.v…. Và còn có một số viên chức trong chính phủ Anh Quốc và chính phủ Hồng Kông. 

Từ ngày thành lậpTổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam đã tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam, đặc biệt là với chính quyền Hòa Lan.  Quốc Hội Hòa Lan, Bộ Ngoại Giao và Bộ Hợp Tác Phát Triển Hòa Lan đã giúp đỡ chúng tôi, và khuyến khích chúng tôi cần phải có thái độ mạnh mẽ về nhân quyền.   Do đó chúng tôi có cuộc hội thảo này.

Nhã Trân:  Còn về tiêu đề chính của cuộc hội thảo, tiến sĩ có thể cho hay?

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Thưa cuộc hội thảo sẽ trình bày cho người Việt và người ngoại quốc về tình trạng nhân quyền ở VN, về tình trạng tham nhũng đang thao túng ở Việt Nam, về những phát triển đã đạt được ở VN trong những năm vừa qua cũng như thời gian sắp tới.

Cuộc đối thoại với chính quyền Việt Nam

Nhã Trân:  Thưa hình như cuộc hội thảo này có đề cập đến vấn đề đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam?

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Dạ. Đây là điều mà chúng tôi quan tâm. 

Nhã Trân:  Ông có thể cho biết lý do Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam cho rằng cần có sự đối thoại với Hà Nội?

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Thưa chúng tôi thấy có hai kinh nghiệm, một ở Hiệp định Genève 1954, và một ở Hiệp định Paris 1973.  Chúng tôi đã đọc các tài liệu, đã trao đổi, đã bàn luận về 2 hiệp định này. Bây giờ chúng tôi đã có kinh nghiệm về Hiệp định Genève và Hiệp định Paris để đúc kết, để làm tài liệu.  Chúng tôi cho rằng đó là những kinh nghiệm mà những người đi trước đã trải qua. 

Tôi tin rằng không chóng thì chầy, chính quyền Việt Nam cũng phải nhìn thấy được thực tế; cũng phải có sự quan tâm đúng mức cho hiện tại và tương lai, nếu muốn cho đất nước Việt Nam thực sự tiến lên vững chắc cùng với thế giới.

Tôi tin rằng không chóng thì chầy, chính quyền Việt Nam cũng phải nhìn thấy được thực tế; cũng phải có sự quan tâm đúng mức cho hiện tại và tương lai, nếu muốn cho đất nước Việt Nam thực sự tiến lên vững chắc cùng với thế giới.

Do đó chúng tôi muốn đối thoại với nhà nước cộng sản Việt Nam.  Nếu được thì chúng ta có tất cả, còn nếu không được thì chúng ta cũng chẳng mất điều gì. Vì thế chúng tôi cho rằng đây là cách chọn lựa hợp lý, cách chọn lựa tốt nhất và có lợi cho cả hai bên.

Nhã Trân:  Phương cách cụ thể về việc đối thoại với phía Việt Nam sẽ đựơc trình bày trong cuộc hội thảo thưa ông? 

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Dạ sẽ được công bố rộng rãi thưa cô. 

Nhã Trân:  Thưa thời gian và địa điểm của cuộc hội thảo này  như thế nào?

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Đến hôm nay tất cả mọi việc đều đã xong hết.  Chúng tôi đã sắp xếp xong mọi thứ và mướn phòng ốc ở hotel        2 tại hotel Casong plan 2, Affananten, Hoà Lan

Nhã Trân:  Và theo chúng tôi được nghe thì cuộc hội thảo mở ra không những cho người Việt mà còn cho người ngoại quốc?

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Dạ đúng.  Trong ngày 6 và 7 tháng 2 sẽ có nhiều người Âu Châu và người Hoà Lan đến nghe buổi thuyết trình.  Ngày 7 thì có người Âu Châu, Hoà Lan và người Việt Nam.  Ngày 8 thì dành riêng cho người Việt Nam.

Trong ngày 6 và 7 tháng 2 sẽ có nhiều người Âu Châu và người Hoà Lan đến nghe buổi thuyết trình.  Ngày 7 thì có người Âu Châu, Hoà Lan và người Việt Nam.  Ngày 8 thì dành riêng cho người Việt Nam.

Nhã Trân:  Thưa đến ngày hôm nay ban tổ chức đã nắm được số liệu về ngưòi ghi danh? 

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Đến hôm nay chúng tôi đã có hơn 200 ngưòi.  Số người tham dự và số người cộng tác rất đông.   Trong số quan khách có luật sư Liesbeth, dân biểu Đệ Nhị Viện Quốc Hội Hòa Lan, Phó Chủ tịch Đảng Dân Chủ Thiên Chúa (CDA), đảng lớn nhất và đang nắm quyền ở Hòa Lan, sẽ đọc diễn văn khai mạc.  Ký giả Lê Hải của đài BBC (Anh Quốc) cũng sẽ đến.

Nhã Trân:  Tiện đây tiến sĩ có thể cho biết một chút về thành phần diễn giả của cuộc hội thảo này?

Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn:  Có rất nhiều người, ở nhiều nước khác nhau. Thành phần diễn giả gồm cả người ngoại quốc và Việt Nam. 

Bên người Việt gồm tiến sĩ Đoàn Liên Phùng (Mỹ), nhân viên cơ quan Trung tâm Nguyên Tử Đà Lạt Việt Nam trước năm 1975, hiện là Chủ tịch Công ty điện nguyên tử President PAI Corporation), với đề tài thuyết trình “Điện nguyên tử, Giáo dục và Công tác Phát triển Bền vững Thế kỷ 21.”  Giáo sư Trương Quang (Hòa Lan), ban giảng huấn Đại học Maastricht, với đề tài “Tổng quát, Cạnh tranh và Phương pháp Quản lý.”  Giáo sư  Nguyễn Quốc Khải (Mỹ) cựu chuyên viên kinh tế Ngân hàng Thế Giới, cựu giáo sư thỉnh giảng Đại học Johns Hopkins, với đề tài “Khủng hoảng Tài chính tại Việt Nam.” 

Kỹ sư Phạm Công Hoàng (Đức) Chủ tịch Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt Tỵ Nạn Tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, với đề tài “Nhân quyền và Tình trạng hiện nay ở Việt Nam."… và một số diễn giả khác.Phía diễn giả ngoại quốc có thể kể Tiến sĩ Henk Peters (Hòa Lan) Trưởng ban Đông Nam Á - Tổ Chức Quốc Tế Novib Oxfam, thuyết trình về đề tài “Công tác Phát Triển tại Việt Nam.”  Tiến sĩ Dirk Jacobs (Bỉ) Ủy Hội Ấu Châu, đề tài “Vấn đề Sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam.”  Thạc sĩ Ad  Tottenberg (Bỉ), cựu Nghị sĩ Nghị Viện Ấu Châu, hiện đang làm việc tại Cơ Quan Quốc Tế Vitens, đề tài “Giao Thông và Thủy Lợi tại Việt Nam.” …. và nhiều người khác nữa. 

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 813 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 14
Khách: 14
Thành Viên: 0