Thứ Bảy, 2024-11-23, 3:40 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 9 » Vụ án buôn vua Việt Nam Hồ Chí Minh (2)
4:28 PM
Vụ án buôn vua Việt Nam Hồ Chí Minh (2)

Thiên Ðức

I/- Hồ sơ bịnh lý:

1)- Nguyễn Ái Quốc
Trong sách Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo, tác giả Hồ Tuấn Hùng khẳng định rằng Hồ Chí Minh [tức Nguyễn Ái Quốc] đã chết từ năm 1932 vì bệnh lao, theo báo cáo của nhà đương cục Anh tại Hương Cảng.

Vấn đề chết của Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều nguồn tin phản biện cho là tin giả tạo. Thế nhưng Nguyễn Ái Quốc bị bịnh lao nặng là sự thật đã được kiểm chứng qua nhiều nguồn tin. Trong cuốn The missing years, tác giả Sophie Quinn Judge ghi rõ:
Ðến cuối năm 1931, Hồ Chí Minh được chuyển vào bịnh viện có gác. Vào tháng 12 Hoàng Thân Cường Ðể gửi thư cho ông khi nghe tin ông bị bịnh nặng. Hoàng thân đã gởi 300 Yên để trả viện phí cho ông (1)
Ðiều đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Hồ Chí Minh bị bịnh lao, mà là lần thứ tư bị tái phát như sau:

Lần 1:
Khi Hồ Chí Minh trốn khỏi Quảng Châu vào tháng 4 / 1927, ông qua Thượng Hải và Vladivostok để đến Moscow. Tại Moscow, như ta đã thấy, ông đã tìm kiếm hậu thuẫn để đến cơ sở mới tại Xiêm nhằm tiếp tục công việc mà ông đã bắt đầu tại Quảng Châu. Một phần của mùa hè năm ấy ông phải nằm viện ở Crimean để điều trị bệnh lao. (2)

Lần 2:
Hồi ký của Ðặng Văn Cáp cho biết rằng Hồ lúc đó đã học được nghề thuốc Ðông y để giúp chữa bệnh cho dân địa phương ]. (Có lẽ ông đã tìm cách chữa chạy chứng lao phổi của mình, vì sau này ông (HCM) có kể với một đồng nghiệp người Việt tại Hồng Kông là ông đã bị bệnh hơn một năm ở Thái Lan, (Khoảng thời gian từ tháng 7/ 1928 - 11/1929) (3)

Lần 3:
Trong số này, chỉ có bức thư ngày 2 tháng 9 năm 1930 là nằm trong văn khố của QTCS.Trong thư ông đã giải thích rằng vào ngày 13 tháng 8 năm 1930 ông đã bị một cơn lao phổi, một thứ bệnh mà ông tường thuật là đau phổi và nôn ra máu, vô cùng yếu đuối và mệt mỏi. (4)

Nguyễn Ái Quốc bị bịnh lao nghiêm trọng có thể chưa chết tại nhà lao. Sau đó Nguyễn Ái Quốc đã rời Hồng Kông trên chiếc thuyền Dân sự An Huy ngày 22/1/1933 tại cảng Hồng Kông (5)

Hồ Chí Minh đã không về đến Mosow, theo lời của ông là mãi cho đến tháng 7 1934. Không có thông tin gì về việc ông đã sống như thế nào trong giai đoạn giữa mùa thu 1933 cho đến những tháng đầu của năm 1934. (6)


2)- Hồ Chí Minh
Từ năm 1934 Nguyễn Ái Quốc sau này đổi tên là Hồ Chí Minh xuất hiện trở lại, ông tự khai trong bản câu hỏi tiểu sử của mình rằng ông đã trải qua vài tháng phục hồi căn bệnh của mình tại vùng Crimea trong năm 1934, sau đó theo học tại đại học Lenin vào  tháng 10. Vào lúc ấy ông là người Ðông Dương duy nhất ghi danh tại trường này. (7)

Từ bản khai này cho thấy Hồ Chí Minh hoàn toàn không bị bịnh lao phổi bởi lý do:

Hồ Chí Minh chưa từng trải qua bịnh lao phổi nên không thể biết rằng bịnh lao phổi không thể nào chữa trị phục hồi trong vài tháng được, nhất là trong trường hợp bịnh đã có di căn, tái phát nhiều lần.

Theo y học cổ truyền đông phương ghi nhận bịnh lao phổi là một trong tứ chứng nan y, vào thời điểm này chưa có thuốc chữa. Thuốc đặc trị lao phổi Streptomycin được sáng chế từ năm 1943, thuốc para aminosalicylic sáng chế từ năm 1946. Với hai loại thuốc đặc chế này muốn chữa trị bịnh lao thì cũng cần một thời gian tối thiểu là từ 6 tháng đến 2 năm tùy trường hợp. Và với nền y học tiến bộ hiện nay, và nhiều loại thuốc mới được sáng chế ra cũng cần thời gian chữa trị bịnh lao không thể nào rút ngắn hơn 6 tháng.

Do vậy Hồ Chí Minh khai báo đã chữa trị bịnh lao trong vài tháng là khai láo hay là không hề bị bịnh nên không có kiến thức về bịnh lao.

Bịnh lao là một loại bịnh không thể tự chữa trị mà không qua sự theo dõi của bác sĩ hay bịnh viện, thế mà hiện nay các nhà viết sử cũng không hề tìm thấy nào dấu tích nào về hồ sơ chữa bịnh lao của Hồ Chí Minh tại vùng Crimea (vào thời điểm 1934 chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ, chưa phát triển phía nam Ukraine trực thuộc Liên Bang Xô Viết, thiếu thốn mọi phương tiện, lại có thể chữa trị thành công về bịnh lao ho ra máu tái phát nhiều lần mà không cần thuốc đặc trị trong vài tháng?).

Hồ Chí Minh là người hút thuốc lá nặng, bị tù lần thứ hai từ năm 1942 di chuyển qua 30 trại tù rất khổ cực, thể xác và tinh thần bị suy nhược, và cả thời gian kháng chiến vùng Việt Bắc cũng không tái phát bịnh lao? Cuối cùng Hồ Chí Minh chết vì bịnh tim ngày 3/9/1969 lúc 9g43 Theo hồ sơ chính thức của đảng csvn

II/- Trình độ tiếng Hoa và khả năng làm thơ:

1)- Nguyễn Ái Quốc
Sinh năm 1890 tại làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Ðàn, Nghệ An.

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác.

Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Ðông Ba. Tháng 9 năm 1907, ông vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 .. (8)


Năm 1911 xuống tàu đi ra nước ngoài với công việc phụ đốt lò than.

Như vậy Nguyễn Ái Quốc chỉ có trình độ học vấn tiểu học, có thể nói khả năng ngoại ngữ như Hoa văn, Pháp văn nếu có vẫn thuộc loại sơ đẳng không thể có khả năng làm thơ, viết văn, và nhất là thư pháp.

Ðiểm đáng chú ý ông Nguyễn Ái Quốc bị tù một thời gian dài tại Hồng Kông từ ngày 8/6/1931 đến ngày 22/01/1933, trong nổi nhớ vợ mới cưới, nhớ cha bị bịnh vừa liên lạc (sẽ trình bày sau), nhớ quê hương mà lại không làm nổi một vần thơ chữ Việt hay chữ Hán (?)

Trong khi bị điều tra Hồ Chí Minh tỏ ra hòa nhã và dễ mến. Hồ nói tiếng Anh, chứ không nói tiếng Quảng Ðông. Hồ học tiếng Tàu tương đối chậm, vào năm 1925 khi nói chuyện với một hội nghị Quốc Dân Giảng thì ông dùng tiếng Pháp. Những người thẩm vấn không ngạc nhiên khi thấy Hồ còn yếu tiếng Quảng Ðông vì họ biết Hồ là người Việt Nam. (9)

2)- Hồ Chí Minh:
Xuất hiện sau một thời gian vắng bóng đã tự viết cuốn tiểu sử đầu tiên cho cá nhân mình dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, xuất bản năm 1947 bằng tiếng Trung Quốc, sau này được in lại nhiều lần bằng tiếng Việt với tiêu đề: “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”. (10)

Với tác phẩm đầu tay này của Hồ Chí Minh, tự thân của nó đã phát sinh ra nhiều nghi vấn:

Ông Hồ Chí Minh có tất cả 3 bí thư riêng vào thời đó là Hoàng Tùng, Vũ Kỳ, và Vũ Ðình Huỳnh, cả ba người này không hề tiết lộ rằng đã giúp ông Hồ Chí Minh viết tác phẩm nói trên. Ðiều này chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh với bút hiệu Trần Dân Tiên đã tự mình hoàn thành tác phẩm này bằng chữ Hoa.

Như vậy vấn đề đặt ra là trong vùng kháng chiến, rừng núi Việt Bắc, tại sao ông Hồ viết tiểu sử bằng tiếng Hoa cho người Tàu đọc từ năm 1948 sau đó dịch ra tiếng Pháp. Và bản tiếng Việt chỉ là bản dịch từ nguyên tác này. Phải chăng chủ đích cuốn sách nhằm vào đối tượng người Tàu chứ không phải là người Việt Nam? Hay là Hồ Chí Minh không có khả năng viết sách tiếng Việt?

Ngoài ra còn những nghi vấn khác theo tác giả Minh Võ trong tác phẩm Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp.

Thứ nhất, là chủ tịch nước, chủ tịch đảng giữa lúc chiến tranh khốc liệt, sao Hồ Chí Minh lại dành thời giờ làm một việc mà nhiều người, trong số có Vũ Thư Hiên cho là ngớ ngẩn và thừa? có thật thừa không?

Thứ hai Hồ Chí Minh muốn phổ biến cuốn sách một cách khẩn cấp (ngay sau khi vừa viết xong, có thể là cuối năm 1947) (bằng tiếng Hoa tại Trung Quốc năm 1948?) và rộng rãi ra khắp thế giới sau đó mới đến Việt Nam ? Tại sao? (11)


Ngục Trung Nhật Ký là một tập thơ được viết trong thời gian Hồ Chí Minh bị bắt từ 29/8/1942 đến 10/9/1943 đã trải qua 30 nhà tù. Tập thơ gây nhiều tranh cãi và ngộ nhận.

Xét về nội dung: Người viết hoàn toàn đồng ý với tác giả Hồ Tuấn Hùng, Giáo sư Lê Hữu Mục, Ðổ Thông Minh và các tác giả khác đã từng chứng minh tác giả Ngục Trung Nhật Ký không phải là người Việt mà là một người Hoa. Ở đây người viết xin miễn nhắc lại e quá dài dòng.

Xét về hình thức và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này cho thấy Hồ Chí Minh cho dù là người Hoa thật sự cũng chưa bao giờ là tác giả của tập thơ này, mà chỉ là kẽ chiếm đoạt mà thôi.

Trong tác phẩm “Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo” có một điều sai lầm rất cơ bản, làm cho tác phẩm mất đi một phần giá trị. Ðó là giáo sư Hồ Tuần Hùng đã sử dụng tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký như là một chứng cứ căn bản để xác nhận rằng Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương. Ðây là một sai lầm nghiêm trọng.

Dùng một tác phẩm ăn cắp để chứng minh nhân thân một người không phải là tác giả thì đó là một nghịch lý khó có thể tiếp nhận.

Thật vậy, hãy đọc kỹ lời tự khai của Hồ Chí Minh trong cuốn : "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" có đoạn kể về thời gian ở tù từ năm 1942 như sau:

Quốc dân Ðảng giam Cụ vào nhà lao C.H.S hơn hai tuần, ngày mang gông, đêm cùm chân. ...
Một tháng rưỡi sau, người ta giải Cụ Hồ đi nhưng không cho Cụ biết đi đâu. ......
Tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích, có sáu người lính mang súng giải đi, Cụ Hồ Chí Minh đi mãi, đi mãi nhưng vẫn không biết đi đâu.
Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông. .....
Cụ Hồ tiếp tục đi, bị trói và bị xích như thế trong hơn tám mươi ngày. Cụ đã trải qua gần ba mươi nhà tù xã và huyện. .......
Từ Quế Lâm người ta giải Cụ đi Liễu Châu, giam vào nhà giam quân sự. Ở đây Cụ được hưởng “Chế độ chính trị”. Có đủ cơm ăn, mười lăm phút buổi sáng và mười lăm phút buổi chiều để đi vệ sinh, có người gác. Không bị gông, không bị xích. Thỉnh thoảng Cụ có thể đọc một tờ báo hoặc một quyển sách. (12)

Tổng cộng thời gian tù đày gian khổ này là: hơn hai tuần + Một tháng rưởi sau + hơn tám mươi ngày = trên bốn tháng gần năm tháng.

Hồ Chí Minh đến được Liễu Châu là nhà giam quân sự mới hưởng được quy chế tù nhân chính trị, được tự do thoải mải, được cung cấp giấy bút và sách báo. Như vậy thời gian trước khi đến Liễu Châu hoàn toàn bị còng tay cấm cố dưới sự giám sát đặc biệt, di chuyển đường dài trải qua hơn 30 nhà tù, Hồ Chí Minh không thể nào có cơ hội viết nhật ký được kể cả làm thơ được viết ra giấy.

Theo hồi ký Nguyễn Ðăng Mạnh:
So sánh hoàn cảnh này với bài thơ Bốn tháng rồi có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cũng cực khổ của Ông Hồ - “Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tụy còn hơn mười năm trời“
Chuyển sang chế độ nhà tù mới, Ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo.
Ðiều đáng chú ý là, Nhật kí trong tù có tất cả 133 bài tuyệt cú thì bài Bốn tháng rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện (13)
Ðây là một nghịch lý, tác giả Nguyễn Ðăng Mạnh chỉ đặt chấm hỏi Vì sao ? nhưng chưa giải thích rõ ràng.

Ðến đây có thể có người giải thích là Hồ Chí Minh đã làm thơ trong thời gian này, và viết lại trong thời gian ở Liễu Châu. chăng?

Như vậy, ở Liễu Châu Hồ Chí Minh có hoàn cảnh thuận lợi, tự do, được cấp giấy bút, có thì giờ thong thả chép lại những bài thơ đã làm.

Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đã chứng minh:
Xét những lần Hồ Chí Minh thăm Trung Hoa năm 1959, 1961 ông đã trổ tài đề chữ lưu niệm, theo Hồ Tuấn Hùng phải là “người học thuần thục tiếng mẹ đẻ mới làm nổi” đi đến kết luận Hồ Chí Minh không thể là Nguyễn Ái Quốc. (14)
Một người luyện tập được thư pháp tiếng Hoa có thể đem chuông đi đánh xứ người, biểu diễn trước mặt quan khách quốc tế, thì không thể nào không trình bày được thư pháp của mình trên trang bìa Ngục Trung Nhật Ký, bạn đọc hãy xem những nét bút còn non nớt trong bản chính Ngục Trung Nhật Ký gồm trang bìa và trang trong, để có thể tự bình phẩm nét chữ này có phải là của một người giỏi thư pháp tiếng Tàu hay không?

   
 (15)
(16)
Nét chữ trong hình trên chỉ có thể đánh giá là một nét bút tầm thường chứ không phải do một người giỏi thư pháp nắn nót trình bày ra, nhất là trên tác phẩm thơ văn của chính mình.

Ðây cũng là một lý do giải thích vì sao đảng csvn không bao giờ công bố toàn bộ bản gốc Ngục Trung Nhật Ký. Bởi vì khi công bố sẽ lộ ra chứng tích giả mạo do nét chữ của Hồ Chí Minh ghi chép lặt vặt ở những trang cuối cùng hoàn toàn khác hẳn với nét bút đề thơ ở phần trước cuốn nhật ký.

Ngoài ra còn một nghi vấn nữa, nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, một người Việt đã khổ công luyện được thư pháp tiếng Hoa, tất yếu chữ viết tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ sử dụng hằng ngày phải điêu luyện và cũng có khả năng trình bày thư pháp tiếng Việt, tệ lắm cũng trình bày được bản văn của mình cho đẹp đẽ. Vậy thử nhìn vào bản di chúc viết tay của Hồ Chí Minh để bạn đọc đánh giá và kết luận. Ðây có phải là một người Việt giỏi thư pháp hay là người Hoa giỏi thư pháp tiếng Hoa, viết tiếng Việt?

(17)

Tác giả thật của Ngục Trung Nhật Ký trong bốn tháng đầu ngồi tù lao khổ có thể làm được 103 bài thơ thì phải là một nhà thơ chính hiệu, có tinh thần thơ ca cao độ, có khả năng sáng tác nhanh, xuất khẩu thành thơ ở bất cứ hoàn cảnh nào. Thế mà trong 10 tháng ở tù còn lại Hồ Chí Minh chỉ có thể làm thêm khoảng 30 bài nhập chung với số bài bốn tháng cấm cố lao tù là 133 bài.

Nếu đem số bài thơ này so sánh với tổng số bài thơ Hồ Chí Minh làm được trong suốt cuộc đời (kể cả thơ của Nguyễn Ái Quốc) theo sưu tập được của trang web thivien.net có được là:

53 bài thơ + 22 bài thơ chúc tết chưa đầy 80 bài tính từ khi mẹ mất năm 1901 mới bắt đầu đi học cho đến lúc chết là 1969.

Tổng kết cả cuộc đời Hồ Chí Minh làm thơ trên dưới 70 năm không bằng số thơ làm được trong bốn tháng tù đày lao khổ là một nghịch lý khó thể chấp nhận được.

Hồ Chí Minh có tâm hồn thi ca hay không? Ðể có thể viết ra Ngục Trung Nhật Ký trong hoàn cảnh đặc biệt như đã trình bày trên. Hãy nghe lời tự biện của Hồ Chí Minh:
Ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vừa câu vừa trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật kí trong tù: “Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ”. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi.
Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật kí trong tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi. (18)

Hồ Chí Minh qua bút hiệu T.Lan tự thuật qua tác phẩm "Vừa đi vừa kể chuyện"
Biết bao nhiêu là kế hoạch chủ quan, mình tự đặt ra, rồi mình lại thảo luận, bàn cãi với mình. Nếu người ngoài nhìn thấy vậy có thể cho Bác là đãng trí, lẩm cẩm....
Còn một cách tiêu khiển nữa là gây chiến tranh với rệp, hoặc là xem kinh thánh Cơ đốc. Kinh thánh Cơ đốc là một thứ sách được khuyến khích xem trong nhà tù. ...
“Thưa Bác, lúc đang bị giam, Bác có làm nhiều thơ. Nếu Bác cho đăng lên báo, chắc cán bộ và đồng bào sẽ hoan nghênh lắm”
Bác cười và trả lời: “Các cháu không nhắc thì Bác cũng không nhớ đến nữa. Bác không phải là người hay thơ, mà thơ của Bác cũng không hay. Mười mấy tháng bị nhốt trong một cái phòng u ám và quạnh hiu, một mình một bóng, không được nói chuyện với ai, không có việc gì làm. Muốn 'du lịch' thì đi dọc chỉ 5 bước, đi ngang 4 bước. Ðể 'tiêu khiển' ngày giờ, chỉ có cách nghêu ngao, vắt tắt ghi lại mấy nét sinh hoạt của người ở tù, cho khuây khỏa thế thôi, phải thơ phú gì đâu. (19)
Ngục Trung Nhật Ký là một đứa con tinh thần, đầy tâm huyết được sáng tác trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, tại sao Hồ Chí Minh lại có thể bỏ quên đến hơn 10 năm mới cho xuất bản.

Qua những lời tự khai trên cho thấy Hồ Chí Minh chỉ làm thơ khi nào nhàn nhã không có việc làm gì khác, sự ưu tiên làm thơ còn đứng sau việc đọc kinh, bắt rệp, hay đếm ngói lành hay bể. Như vậy trong bốn tháng tù, với tình trạng còng hai tay, dẫn đi qua 30 nhà tù, tâm trí luôn luôn phải thích ứng và đối phó với hoàn cảnh đổi thay mới, Hồ Chí Minh không thể nào có hứng khởi để làm thơ, thậm chí làm thơ với tốc độ nhanh và nhiều đến 103 bài thơ được.

Tóm lại qua trình bày trình trên đã cho thấy một nghịch lý khó giãi bày là từ Nguyễn Ái Quốc với vốn liếng tiếng Hoa ở bậc tiểu học, lại trở thành Hồ Chí Minh giỏi tiếng Hoa có thể viết sách, làm thơ kể cả viết thư pháp là một môn công phu phải luyện tập từ thủa nhỏ mới thành đạt.

Ðến đây có thể có người cho rằng Nguyễn Tất Thành đã khổ luyện tiếng Hoa trong thời gian vắng bóng chăng (từ 1933 đến 1942) ? Vậy chúng ta hãy tìm hiểu công việc của Nguyễn Ái Quốc (hay Hồ Chí Minh?) trong thời gian này qua thông tin chính thức của viện bảo tàng Hồ Chí Minh:
Từ 1934 đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva.
Tháng 10 năm 1938 Người rời Liên Xô về Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Ðảng chuẩn bị về nước.Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.Tháng 5-1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Ðảng,
Tháng 8-1942, lấy tên Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế,
Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9-1943, Người được trả tự do. (20)
Theo trang web Wikipedia:
Ông đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935). Ông dự Ðại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị buộc ở Liên Xô cho đến năm 1938 và bị giam lỏng ở đó do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do. Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương “liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ”, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản].
Từ năm 1938 đến đầu năm 1941
Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Ðảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938. (21)
Ðiểm chú ý trong khoảng thời gian này Nguyễn Ái Quốc bị bịnh lao, tinh thần xuống thấp, tương lai và cuộc sống chưa ổn định thì làm sao còn tâm trí thư thả học tiếng Hoa, tập luyện thư pháp để xử dụng sau này. (còn tiếp)

Ghi chú:
(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), The missing years, tác giả Sophie Quinn Judge (tr.162, tr.105, tr.114, tr.149, tr.163, tr.167, tr.168).
(8) Wikipedia
(9) Bí ẩn tù tội của Hồ Chí Minh ở Hồng Kông (1931-1932) Trần Viết Ðại Hưng
(10) The missing years tr.20
(11) Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp, tác giả Minh Vỏ tr.176
(12) Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch tác giả Trần Dân Tiên
(13) Hồi Ký Nguyễn Ðăng Mạnh tr.123
(14) Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo tác giả Hồ Tuấn Hùng tr. 305
(15) Tác giả Ngục Trung Nhật Ký là ai? Ðỗ Thông Minh
(16) BBC
(17) Ðối thoại
(18) Hồi ký Nguyễn Ðăng Mạnh tr.128
(19) Vừa đi đường vừa kể chuyện tác giả T.Lan
(20) Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh
(21) Wikipedia
 

Nguồn: Ðối Thoại
Category: Đạo đức Hồ Chí Minh | Views: 860 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 55
Khách: 55
Thành Viên: 0