HÀ
NỘI - Vụ các giáo dân Thái Hà kiện các cơ quan truyền thông báo chí Nhà
nước đưa tin không đúng sự thật về phiên tòa ngày 8/12/2008 đã kéo dài
hơn một tháng.
Đây là một vụ kiện hy hữu khiến công luận chú ý, đồng thời cũng khiến các cơ quan pháp luật nơi thụ lý vụ án gặp nhiều khó khăn.
Sau
nhiều lần viện dẫn các lý do khác nhau để kéo dài thời gian, ngày
5/2/2009, theo lịch hẹn của tòa, hai giáo dân đứng đơn kiện Báo Hà Nội
Mới và Đài Truyền hình Việt Nam đã tới Tòa để làm các thủ tục cần thiết
theo đúng trình tự tố tụng.
Theo
các giáo dân cho biết, tại Tòa án Nhân dân quận Ba Đình, nơi thụ lý vụ
kiện Đài truyền hình Việt Nam, cô thư ký Tòa án cho biết thông tin: “Hôm
qua, cô đã gặp ông Chánh án (người trực tiếp xem xét có thụ lý vụ kiện
hay không?), để lấy kết quả thụ lý vụ án, ông đã yêu cầu cô ra ngoài và
sau đó ông đã bất ngờ đột quỵ và được chuyển đến bệnh viện.”
Sau
một hồi tranh luận gay gắt, họ được nghe giọng ông qua điện thoại với
người thư ký và ông gửi lời xin lỗi vì sự thất hẹn và hứa chắc chắn thứ
năm tuần tới (tức ngày 12/2/2009) ông sẽ cho biết kết quả chính thức
bằng văn bản là có thụ lý vụ án hay không hay có yêu cầu bổ sung thêm
loại giấy tờ, chứng cớ gì nữa.
Buổi
chiều, theo đúng hẹn, các giáo dân có mặt rất sớm tại Tòa án Quận Hoàn
Kiếm và được cán bộ thư ký Tòa giao cho văn bản trả lại đơn. Sau khi đã
đọc rất kỹ văn bản nhưng không thể hiểu ý của văn bản muốn nói gì, các
giáo dân đã yêu cầu được giải thích đoạn văn bản này: “Theo đơn
khởi kiện và các tài liệu gửi kèm do Bà Dung, Bà Việt xuất trình cho
Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm, không thể hiện các bà đã gửi lời phát
biểu bằng văn bản của mình cho Báo Hà Nội Mới…” (trích nguyên văn),
nhưng ông cán bộ đã từ chối trả lời và cho rằng mình chỉ có nghĩa vụ
giao thông báo trả lại đơn chứ không có nghĩa vụ giải thích.
Sau
khi yêu cầu chính đáng không được chấp nhận, các giáo dân đã yêu cầu
ông thư ký Toà cho gặp Thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng, người trực tiếp ra
văn bản trả lại đơn để được nghe lời giải thích chính thức nhưng vẫn bị
từ chối.
Sau
nhiều lần mang hồ sơ lên để xin ý kiến lãnh đạo, cán bộ thư ký mang văn
bản Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải thích cho
các giáo dân và những người cùng đi. Ông giải thích vòng vo và và cố
tình không đi vào trọng tâm vấn đề.
Sau
gần một tiếng rưỡi tranh luận, ông thư ký yêu cầu các giáo dân ra
ngoài, không giải thích nữa. Các giáo dân yêu cầu lập biên bản về việc
yêu cầu họ ra ngoài thì bị từ chối. Thấy sự việc căng thẳng và mất thời
gian, các giáo dân quyết định kéo nhau lên lầu 1 để gặp ông Chánh án
Tòa án. Ngay lập tức người cán bộ thư ký gọi điện cho hai nhân viên bảo
vệ ngăn chặn. Các giáo dân vẫn kiên quyết gõ cửa phòng ông chánh án. Có
một nhân viên ra thông báo Chánh án đi vắng, nhưng thực tế ông đang có
mặt trong phòng nhưng không lên tiếng. Sau một hồi cãi cọ với nhân viên
bảo vệ, thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng xuất hiện và yêu cầu các giáo dân
xuống phòng tiếp dân để nghe ông giải thích.
Tại
phòng tiếp dân ông giải thích rằng, việc các nguyên đơn gửi đơn cho Báo
Hà Nội Mới bằng đường bưu điện và bằng đường trực tiếp không thể hiện
việc tài liệu các giáo dân gửi là tài liệu gì.
Điều này hết sức vô lý, nhưng dẫu sao đây cũng là “phán quyết của Tòa” . Các giáo dân đã vui vẻ nhận thông báo trả lại đơn và làm theo hướng dẫn của ông Nguyễn Mạnh Hùng. Ông bảo “về
làm đơn gửi Báo Hà Nội Mới làm sao thể hiện rõ rằng đã gửi đơn yêu cầu
đăng lời phát biểu cải chính, biết đâu báo Hà Nội Mới đăng lời cải
chính thì không kiện được; còn khi nào họ không cải chính thì ông sẽ
nhận đơn và thụ lý vụ án” .
Sáng
nay, các giáo dân đã làm xong đơn và tiếp tục tới Báo Hà Nội Mới gửi
yêu cầu đăng lời phát biểu cái chính theo như sự hướng dẫn của ngài
thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng.
Có
ai đó đã nói, vụ các giáo dân Thái Hà kiện các cơ quan truyền thông Nhà
nước thì chỉ là “con kiến đi kiện củ khoai” bởi kiện các cơ quan truyền
thông cũng là kiện Nhà nước. Dù sao, theo các giáo dân là nguyên đơn
cho biết: “Họ sẽ theo đuổi tới cùng vụ khiếu kiện để tìm lại sự thật và công lý, không chỉ cho bản thân mà còn cho đất nước này.”
Con
đường đi tìm công lý cho Giáo Hội và Dân tộc quả là nhiêu khê cũng chỉ
vì chính thể này là một chính thể dối trá không ưa sự thật.
Sự
thật thì mất lòng, nhưng thà đau một lần để đất nước bước ra khỏi bóng
tối của sự dữ, của bất công vẫn phải là sứ mạng đầu tiên của hết mọi
người dân Việt bất kể họ là ai, theo chính kiến hay tôn giáo nào.
Vậy hãy cùng nhau góp một tiếng nói cho Dân tộc và Đất nước được thái bình.
Hà Nội ngày 6/2/2009
An Dân