|
|
Báo Du lịch vẫn phát hành bình thường |
Gần đây, dư luận trong và ngoài nước xôn xao về việc báo Du lịch, thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, có thể
bị kỷ luật.
Nguyên do là trong số đặc biệt Xuân Kỷ Sửu của báo này có một số tin bài thuộc diện bị coi là 'nhạy cảm',
khi đề cập tới các chủ đề như chủ quyền lãnh thổ, hay biên giới, hải đảo.
Phó tổng biên tập phụ trách tờ báo, ông Nguyễn Trung Dân, bác bỏ thông tin báo bị đình bản.
Ông Dân, hiện đang ở nước ngoài, nói với BBC rằng hiện "chưa có quyết định gì" ngoài lời phê bình của Cục
Báo chí.
Ấn bản Xuân của báo Du lịch đăng bài viết của một số tác giả được tiếng là 'nói thẳng' như nhà văn Nguyên
Ngọc và tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Trong số này cũng có cả bài của nhà thơ Bùi Minh Quốc, người từng có thời bị coi là bất đồng chính kiến.
Báo Du lịch Xuân dành nhiều diện tích để đề cập tới chủ đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong bài viết tựa đề 'Ải Nam Quan', báo này cũng trích đăng lại bài thơ Hận Nam Quan trong vở kịch thơ của Hoàng
Cầm.
'Tản mạn đảo xa'
Thu hút chú ý của dư luận còn có bài 'Tản mạn cho đảo xa' của tác giả Trung Bảo, được nói là cán bộ Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh.
Tác giả này ca ngợi tinh thần của những người tham gia biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc đối với
các quần đảo của Việt Nam hồi năm ngoái.
"Dẫu
rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong
nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng,
sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người
ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí
thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi."
|
Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xâm lấn.
Tác giả Trung Bảo trong bài 'Tản mạn cho đảo xa'
|
Các cuộc biểu tình tự phát tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cuối 2007 đầu 2008 đã khiến Trung Quốc gửi phản
đối tới chính phủ Việt Nam.
Tác giả Trung Bảo viết: "Nếu có 'kẻ xấu' nào đó 'kích động' người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những
'kẻ xấu' này".
"Ngược lại, khi 'người tốt' tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất
mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng 'người tốt' này cần phải được xem lại."
Ông cũng cảnh báo: "Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn
đang còn bị xâm lấn."
Động viên lòng yêu nước
Phó tổng biên tập Nguyễn Trung Dân nói ông không cho rằng báo Du lịch đã 'xé rào' như một số báo đài hải ngoại
bình luận, vì "rào đâu mà xé?".
"Người Việt Nam nào cũng làm như tôi (khi quyết định cho đăng các bài trên). Động viên lòng yêu nước của người
dân thì có gì mà không làm?"
"Chính phủ có thể có quan điểm chính thức vì họ phải làm như vậy, nhưng người dân cũng cần có ý kiến."
Ông Dân cho rằng đây là 'chuyện bình thường' và việc báo đài hải ngoại 'làm lớn chuyện' chỉ nhằm để khiêu
khích với chính phủ trong nước một cách không cần thiết.
Ông phó tổng biên tập nói ông sẵn sàng chấp hành nếu có quyết định kỷ luật, vì "là người dân thì phải
chấp hành quyết định của tổ chức".
VTH Chính
quyền có cấm đoán, thay đổi ông Nguyễn Trung Dân này thì sẽ lại xuất
hiện ông Nguyễn Trung Dân khác. Lòng yêu nước của người Việt nam đã
được hun đúc cả ngàn năm nay. Chỉ có những loại người bán nước cầu vinh
hay phường giá áo túi cơm mới thờ ơ với nỗi đau này của dân tộc. Người
dân càng ngày càng mất lòng tin vào chính quyền, mà bài viết của tác
giả Trung Bảo và lời phát biểu của PTBT Nguyễn Trung Dân được ví như
một vết nứt của một nồi supde đang sôi sùng sục bên trong .
Vô danh Có lẽ ông "An Danh" là tuyên truyền viên cho nhà nước nên mới có cách nhìn vấn đề rất chi là nhà nước. Nếu ông chưa là tuyên
truyền viên thì đừng "An Danh" nữa mà "Khai Danh" đi để nhà nước còn biết để tuyển dụng.
Kha, Sài Gòn Đảng
và Nhà nước, nếu cho rằng mình làm đúng thì tại sao lại đi ngăn cản
người khác nói lên chính kiến chỉ vì lòng yêu nước ? Dân tộc ta hàng
ngàn năm qua, cha ông mở bờ cõi và gìn giữ như thế nào trước ngoại
bang, đặc biệt là người Trung Hoa? Thế hệ lãnh đạo Việt Nam sau này
phải bằng mọi cách gìn giữ từng tấc đất mà cha ông để lại. Để mai này
con cháu chúng ta còn được thừa hưởng. Nếu Chính quyền sợ Trung Quốc,
hãy trả cho dân Việt cái quyền được nói, để chúng tôi giải tỏa sự sợ
hãi cho Đảng CSVN.
Một Việt Nam Tôi
rất đề cao khí phách của ông Nguyễn Trung Dân. Là kẻ sĩ thời loạn,
không được sống, được thở, được nói gì mình cho là đúng, thì từ quan về
quê như những trí thức xưa cũng là tấm gương sáng. Còn ở lại, góp tay
khuấy đục nước làm cho cá phải sống ngoi ngóp, còn cò thì "béo mẫm",
thử hỏi có phải bậc quân tử?
PPT, VN Có
kẻ lợi dụng sự ngu muội của một số tuyên truyền viên được đào tạo,
rằng cần "ổn định" nên tránh nói, tránh biểu tình. Phương pháp giả đạo
đức này không được các nhà báo chuyên nghiệp áp dụng. Với họ, hoặc đồng
tình hoặc không đồng tình. Đó là bản lãnh chính trị. Không nhập nhằng
"can gián" chỉ nổi tổn hại đến sự nghiệp quốc gia, đến cứu nguy Đất
Nước.
Thực ra sau
khi nhà nước ra các chỉ thị cấm đoán, và mới đây tiến hành dự luật
"Tiếp cận thông tin", tinh thần yêu nước chân chính của các tầng lớp
nhân dân lên cao vì họ không thể gởi gắm Đất Nước, gởi gắm tình yêu tổ
quốc cho những người cộng sản nữa. Và không chỉ trên mặt báo mà trong
các tiệm cà phê hay trên công viên, người ta bàn tán rất nhiều về mối
nguy đất nước, về sự phản bội của hàng ngũ lãnh đạo.
Minh Im
lặng là biểu thị sự đồng ý. Im lặng trước việc xấu là đồng loã với cái
xấu. Cổ nhân đã răn dạy như vậy . Thế thì tại sao lại đàn áp những
người không chịu im lặng trước hành động xấu của Trung Quốc? Phải chăng
những người im lặng kia là tay chân của Trung Quốc hay họ được chia
phần từ sự xâm lược này của Trung Quốc. Xin cảm ơn ông Nguyễn Trung Dân
đã nói hộ lòng dân Việt. Trung Quốc đang chuẩn bị dày xéo Tây Nguyên
bằng các dự án khai thác Bôxit mà lãnh đạo VN còn dõng dạc tuyên bố đây
là chủ trương lớn của đảng và nhà nước. Phải chăng ông cũng đang im
lặng trước nguy cơ xâm lược của Trung Quốc?
Ẩn danh Những
việc nhạy cảm mà báo này đăng là việc của đảng, của nhà nước. Đảng và
nhà nước biết việc mình phải làm và làm những gì. Ý kiến của người dân
chỉ là để tham khảo để nhà nước điều hành ở cấp vĩ mô. Việc đưa lên báo
chí những đề tài này là không cần thiết có thể gây ý nghĩ xấu cho lãnh
đạo, gây hoang mang trong dân chúng khi nghĩ về vai trò của
Đảng&nhà nước. Việc kỷ luật báo này phải có, ít nhất là để các báo
còn lại tránh sai lầm này.
Huong, Bình Định Tôi
cũng cảm thấy căm hận đến tận xương tủy khi nghĩ rằng mảnh đất thiêng
liêng của dân tộc vẫn chưa thể thu hồi. Nhưng tôi nghĩ không tốt cho
Nhà nước trong việc chuẩn bị điều kiện tốt nhất để bảo vệ Mảnh đất của
mình. Biểu tình không hề làm Trung quốc chùn tay, vì vậy là người Việt
nam hãy giữ gìn sự ổn định để phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.
Có nhiều người xúi dân đi biểu tình không phải là do lòng yêu nuớc mà
chỉ muốn lợi dụng mà thôi.
Giang NCT, Hà Nội Trong
xã hội và chế độ này, việc có những báo và bài báo như thế này là rất
cần thiết. Tôi vô cùng xúc động khi đọc những dòng này của tác giả
Trung Bảo: "Nếu có 'kẻ xấu' nào đó 'kích động' người ta đi biểu tình vì
yêu nước, ta nên tôn trọng những 'kẻ xấu' này". "Ngược lại, khi 'người
tốt' tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của
người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo
xưng 'người tốt' này cần phải được xem lại." Tuyệt vời!
Thang, Hà Nội Cảm
ơn quí báo đã dám nêu chính kiến của mình và hơn nữa đã bày tỏ quan
điểm ủng hộ lòng yêu nước của giới trẻ và trí thức Việt Nam. Mọi người
dân Việt Nam đều căm hận lũ cướp nước khi một phần lãnh thổ vẫn còn bị
chiếm đóng bởi kẻ tự xưng là đồng chí, là anh em.
|