|
|
Ông Sugi là đại sứ đặc biệt về quan hệ Việt - Nhật |
Báo Việt Nam đồng loạt đưa tin Nhật Bản có thể nối lại viện trợ phát triển ODA cho Hà Nội vào tháng Tư tới,
trong khi bộ Ngoại giao Nhật không xác nhận điều này.
Các
báo trong nước đều đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam
về cuộc hội kiến giữa đại sứ đặc biệt về quan hệ Nhật-Việt
Ryotaro Sugi và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trong đó
ông Sugi được trích lời nói "Nhật Bản mong muốn khôi phục viện
trợ ODA cho Việt Nam trong tháng 4/2009".
Tuy nhiên, một quan chức phụ trách báo chí của bộ Ngoại giao Nhật nói với BBC rằng bộ này không thể xác nhận
thông tin về ODA nói trên.
Ông Shunsuke Ono từ vụ Báo chí bộ Ngoại giao cho hay, sau khi tham vấn bộ phận có trách nhiệm, ông được biết
giới chức Nhật vẫn đang tiếp tục xem xét vấn đề ODA và chưa có quyết định cuối cùng.
Tokyo đột ngột ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái sau khi có các cáo buộc sai phạm trong
một số dự án sử dụng vốn vay tại Việt Nam.
Đại
sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba lúc đó nói tại Hội nghị các nhà
tài trợ cho VN tổ chức ở Hà Nội, rằng "các khoản viện trợ
ODA của Nhật sẽ tạm dừng cho tới khi nào Việt Nam có biện
pháp hữu hiệu để tận diệt nạn tham nhũng trong các chương
trình công cộng".
Cáo buộc tham nhũng
Việt Nam là nước nhận ODA nhiều nhất trong các nước được Nhật Bản cấp viện, năm 2007 lên tới 1,1 tỷ đôla, chủ
yếu dành cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Cáo buộc rằng quan chức của công ty Tư vấn Thái Bình Dương (PCI) hối lộ quan chức chính phủ VN hàng trăm ngàn
đôla đã khiến dư luận Nhật bức xúc.
Mới đây, tòa án Tokyo đã xét xử các bị can Nhật Bản.
Thông
tấn xã Việt Nam trích lời đặc sứ Sugi nói tại cuộc gặp
chiều hôm thứ Hai là "ông lấy làm tiếc về việc Nhật Bản dừng viện
trợ ODA cho VN, đồng thời cho rằng không nên vì một sự việc nhỏ (vụ PCI
) mà ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước".
|
Cho đến thời điểm này các cơ quan tư pháp của Nhật Bản vẫn chưa cung cấp thông tin (về vụ PCI) cho phía Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
|
Đáp lại, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của phía Việt Nam, đồng thời cho
biết "đến thời điểm này các cơ quan tư pháp của Nhật Bản vẫn chưa cung cấp thông tin" cho phía Việt Nam.
Tới nay, về phía quan chức Việt Nam mới chỉ có một nhân vật bị đình chỉ công tác, cấm xuất cảnh để phục
vụ điều tra.
Ông Ryotaro Sugi là ca sỹ, diễn viên nổi tiếng của Nhật. Ông là Đại sứ Thiện chí từ tháng 5/2005 và được chính
phủ Nhật trao danh hiệu Đại sứ đặc biệt về quan hệ Nhật-Việt từ tháng 4/2008.
Được biết chức danh này phần nhiều mang tính biểu tượng và ngoại giao.
PPT, VN Bộ
Ngoại giao Nhật thận trọng là phải, vì cũng như các nước "dân chủ"
chính quyền phải trả lời trước người dân thông qua báo chí. Nếu báo chí
Nhật không đặt vấn đề phiên tòa "bất thường" thì mọi việc sẽ thu xếp ổn
thỏa và chúng ta sẽ sớm có lại viện trợ cần thiết. Bằng không họ sẽ đặt
lại vấn đề khéo léo mà tế nhị không đụng vào sự gian dối của chính
quyền VN. Chỉ tội người dân VN cứ mãi ngóng trông Nhà nước và Ban chống
tham nhũng làm một cái gì đó cho thỏa lòng.
Tuy nhiên
câu trả lời cũng khá rõ trong phát biểu của Thủ tướng trong hội nghị
ngày 8/2 rằng "phòng ngừa tham nhũng là chính, chống chỉ là một bộ phận
của phòng ngừa" (loại bỏ chữ phòng chống, thay bằng phòng ngừa). Điều
này cho thấy không chỉ vụ PCI mà các vụ khác sẽ được nhà nước thu xếp
coi như "bí mật" người dân không thể tiếp cận. Nôm na là chẳng coi
người dân ra gì, nhà nước cứ tiếp tục sự nghiệp lừa dối.
|