Giới
tiêu thụ sữa, đặc biệt là bậc cha mẹ, phụ huynh có con em dùng sữa, như
món ăn hàng ngày, đang xôn xao vì tin sữa bán ngoài thị trường kém chất
lượng.
Sữa quảng cáo có 24% đạm, thực tế chỉ có 0,5%
Báo chí đưa tin cho hay: “Gần 100% mẫu sữa ở thành phố Hồ Chí
Minh có hàm lượng đạm thấp”“Sữa quảng cáo có 24% đạm, thực tế chỉ có
0,5%” và “cấm
vĩnh viễn sữa quảng cáo một đằng, chất luợng một nẻo” hay “các bà mẹ
phải thận
trọng khi mua sữa cho con trẻ”.
“Gần 100% mẫu sữa ở thành phố Hồ Chí
Minh có hàm lượng đạm thấp”“Sữa quảng cáo có 24% đạm, thực tế chỉ có
0,5%” và “cấm
vĩnh viễn sữa quảng cáo một đằng, chất luợng một nẻo” hay “các bà mẹ
phải thận
trọng khi mua sữa cho con trẻ”.
Báo chí đưa tin
Ngoài ra, dư luận cũng đang
chăm chú theo dõi thông tin về sữa kém chất lượng, sữa dỏm bị giới hữu trách tìm
cách ém nhẹm.
Theo báo Lao Động thì bác sĩ
Nguyễn Văn Châu, giám đốc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh giải thích rằng “người
dân đang hoang mang, lo lắng về chuyện sữa có melamine, nên sở chưa thể công bố
thông tin này.”
Cùng một lập luận tương tự,
ông Nguyễn Văn Nhiên, thanh tra thuộc cục an tòan vệ sinh thực phẩm thì cho rằng,
“nếu lấy sản phẩm sữa từ một kiốt mà công bố rộng rãi thì chết các doanh nghiệp.”
Trong khi đó, tiến sĩ Lê
Hoàng Ninh, viện trưởng viện vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh xác
nhận với Vietnam Net rằng, qua giám sát chất lượng sữa bột bán lẻ tại
Saigon trong năm 2008 thì, cơ quan của ông đã phát hiện 31 trên 49 mẫu sữa bột
nội địa có hàm lượng protein thấp hơn công bố.
Nhiều loại sữa có mức chênh lệch
qua kiểm tra thực tế thấp hơn rất nhiều lần, so với các chi tiết ghi trên
bao bì sản phẩm.
“Nếu lấy sản phẩm sữa từ một kiốt mà công bố rộng rãi thì chết các doanh nghiệp.”
Ô. Nguyễn Văn Nhiên, thanh tra /cục an tòan vệ sinh
Độ đạm có trong sữa bột kém độ đạm trong bôt sắn
Mới đây, qua kết quả do hội
tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố thì, quả thật phần lớn sữa
được bày bán ngoài thị trường, đều có thể nói là kém chất lượng.
Cụ thể có những loại sữa bột
có độ chất đạm dưới 2 %, tức là thấp hơn độ đạm chứa trong bột sắn, mà vẫn được
gọi là sữa thì “ quá bôi bác”.
Tờ Lao Động đặt thẳng vấn đề
với cơ quan chức năng rằng, hàng ngàn, hàng triệu người, trong đó phần lớn là
trẻ em, vì không được thông tin rõ ràng nên vẫn tiếp tục sử dụng sữa “bẩn hay dỏm”
ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị bệnh nan y, có thể dẫn đến các ca tử vong, vì
sao những đối thượng đó, không được lo lắng bảo vệ?
Báo này viết tiếp, đến giờ
không ai biết rõ trên thực tế có bao nhiêu loại sữa bột kém tiêu chuẩn, thiếu
chất lượng được tung ra thị trường.
Không được thông tin rõ ràng nên vẫn tiếp tục sử dụng sữa “bẩn hay dỏm”
ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị bệnh nan y, có thể dẫn đến các ca tử vong, vì
sao những đối thượng đó, không được lo lắng bảo vệ?
Báo Lao Động
Trong khi đó, các cơ quan chức
năng cùng các doanh nghiệp thiếu lương thiện cấu kết với nhau, âm thầm làm việc,
rồi tự công bố đã giám sát, điều tra, khắc phục những sai sót.
Sự việc che dấu sự thật tác hại đến sức khỏe của trẻ
em
Đối với giới tiêu thụ sữa thì
việc ém nhẹm thông tin, che dấu sự thật, càng kéo dài thì nguy cơ gây tai hại
cho sức khỏe càng cao và càng khó chữa chạy.
Bà Loan, một nội trợ ở vùng
Chợ Lớn là khách hàng sử dụng sữa thường xuyên, nói với chúng tôi:
“Nếu mình biết là sữa
dỏm, thì sao lại mua, tới khi mà người ta làm rùm beng lên thì thiên hạ mới biết,
mới để ý.
Chứ còn sữa thì đa phần,
không như ở nước ngoài, có ghi đầy đủ chất này chất nọ, ở đây không ai xem, đến
khi có vấn đề người dân mới la ó lên, mọi người mới biết chuyện.
Tuy nhiên biết để mà biết
thôi chứ cũng chẳng làm gì được. Không có tự do về tin tức, biết là bị ém nhẹm
những chẵn làm gì nhau. Phản ứng của người dân là không mua sản phẩm đó nữa.
Rau xanh đều có phun thuốc
cho lên nhanh, mà không ăn thì nhịn đói, nên đành phải rửa kỹ, nấu sôi. Dân
chúng thắc mắc sao bây giờ có nhiều chứng bệnh lạ, có lẽ vì dùng quá nhiều hóa
chất? ”
Một nội trợ khác là bà Ngọc ở
Gia Định đang chú ý theo dõi thông tin về sữa kém chất lượng trên báo đài,
kể lại:
“Sữa sản xuất tại Việt
Nam, dù có mang nhãn hiệu nước ngoài, cũng không xài được, vì biết đâu, ngày
nào đó, sẽ công bố là sữa bị nhiễm hóa chất độc hại.
Giới lao động thì
thiếu thông tin, lại eo hẹp tài chánh nên dù biết là sữa không tốt, nhưng không
rõ vì sao không tốt, không tốt đến mức độ nào, nên cũng đành phải mua để dùng.
Bà Ngọc ở
Gia Định
Hơn nữa, giới lao động thì
thiếu thông tin, lại eo hẹp tài chánh nên dù biết là sữa không tốt, nhưng không
rõ vì sao không tốt, không tốt đến mức độ nào, nên cũng đành phải mua để dùng.
Người dân cũng thắc mắc vì
sao không có thông tin rõ ràng về các loại sữa. Hôm trước TV có nói đại khái là
có sữa không bảo đảm tiêu chuẩn,
nhưng không nói rõ loại sữa nào, và cho biết đang điều tra làm sáng tỏ vấn đề .
Dư luận cho là có sự bao
che cho nhau, báo chí có hẹn sẽ đưa lên mặt báo một cách công khai, trong những
ngày tới, khiến người ta cho là có sự đút lót, nên sự thật bị ém nhẹm”.
Vẫn theo các báo trong nước
thì, đối với thực phẩm dinh dưỡng một khi có vấn đề về chất lượng thì giới hữu
trách cần phải công bố ngay, nhằm hạn chế hậu quả tai hại xuống mức thấp nhất,
tuy nhiên trong câu chuyện về sữa dỏm, thì các cơ quan chức năng đã hành động một
cách bất thường, đó là việc “ém nhẹm thông tin”.