Trần Hùng
Những người quan tâm theo dõi tình hình Việt Nam hiện nay nếu được hỏi
vấn nạn nào làm cho họ quan ngại hơn hết, chắc sẽ khó có ngay một câu
trả lời chính xác. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi vì nếu điểm qua tin tức
Việt Nam, từ chuyện nhỏ về đời sống thường nhật của người dân lao động
với cơm áo gạo thịt, cho đến chuyện lớn về quyền lợi trọng đại của quốc
gia với đất, biển, tài nguyên… người ta không khỏi không bàng hoàng
trước thực trạng vô cùng đen tối hiện nay và viễn ảnh tương lai cũng
chẳng sáng sủa gì. Tất cả những vấn đề này đều có liên hệ khắng khít
với nhau, và đều tác động mạnh mẽ vào đời sống của người dân cũng như
vận mệnh của đất nước. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2009, lại có thêm biết
bao nhiêu chuyện khiến mọi người phải âu lo hoặc lắc đầu chán nản.
Đứng hàng đầu là chuyện trộm cắp. Cuối năm 2008 cảnh sát Nhật Bản bắt
giữ phi công Đặng Xuân Hợp của Vietnam Airlines vì vận chuyển hàng hoá
đánh cắp. Cuộc điều tra sơ khởi đã khui ra cả một đường giây liên quan
đến những giới chức cao cấp của hãng hàng không quốc doanh này. Người
ta ngán ngẩm không phải vì một cá nhân đi ăn cắp, mà đây là công ty
quốc doanh do nhà nước quản trị, với con ông cháu cha nắm hết mọi chức
vụ cao cấp trong công ty. Thành phần ăn trên ngồi chốc của xã hội mà
còn đi ăn cắp, điều đó làm cho người Việt đau lòng.
Không phải chỉ đau lòng mà còn nhục nhã, bởi vì đây chỉ là một vụ ăn
cắp "vặt", nếu so với những vụ khác, to lớn hơn về cả tầm vóc lẫn mức
độ. Nhiều người Nhật bây giờ đều biết đến tên Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên phó
giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải, kiêm giám đốc dự án Đại lộ Đông Tây và
Môi trường nước thành phố Sài Gòn, được nổi tiếng do thành tích ăn cắp
tiền viện trợ PCI của Nhật Bản lên đến hơn 2 triệu đôla. Toà án Tokyo
đã xét xử các viên chức người Nhật và yêu cầu CSVN điều tra nội vụ liên
quan đến Huỳnh Ngọc Sĩ, nhưng Việt cộng vẫn giả ngơ giả điếc khiến Nhật
Bản phải đình chỉ viện trợ cho Việt Nam. Qua sự việc này người ta thấy
rõ ràng có sự thông đồng và bao che lẫn nhau, dính líu đến cả chủ tịch
nước và các uỷ viên bộ chính trị.
Đã có bao nhiêu vụ tham nhũng gộc như vậy? Không ai có thể trả lời được
bởi vì nó xẩy ra triền miên từ năm này qua năm khác. Chỉ mấy năm nay mà
đã có 5, 7 vụ tham nhũng, lừa đảo lớn, liên quan đến những nhân vật
chóp bu của chế độ: Thuỷ cung Thăng Long, Lã Thị Kim Oanh, Mai Văn Dâu,
Năm Cam, rồi PMU18, rồi PCI… Ngay dịp Tết vừa rồi, lại nổ thêm vụ mới,
liên quan đến cấp phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị truy tố về tội
“tham ô tài sản” khi thực hiện kế hoạch "điện toán hoá" cho các cơ quan
chính phủ trên khắp nước. Những vụ khác, ở tầm mức thấp hơn thì hằng hà
sa số. Theo báo nhà nước, trong năm 2008 có khoảng 300 vụ án liên quan
đến tham nhũng đã bị khởi tố. Đây chỉ là những vụ nhỏ, liên quan đến
cấp thấp, không thể ém nhẹm được, hoặc do các phe phái tố cáo lẫn nhau.
Phần lớn của tảng băng vẫn còn trong bóng tối. Việc quan chức cộng sản
tham nhũng đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện!".
Quan chức tham nhũng, ăn cắp, rút ruột ngân sách nên người dân mãi sống
trong cảnh nghèo khó. Tình hình Tết Kỷ Sửu năm nay thật tiêu điều. Nhà
máy đóng cửa, đẩy hàng chục ngàn công nhân ra hè phố, không lương,
không trợ cấp... Ngày giáp Tết, riêng tại Sài Gòn có 35.000 công nhân
mất việc. Mỗi năm thành phố này có thêm 200.000 người gia nhập vào đội
quân lao động. Như thế, sau Tết, tại Sài Gòn có gần 1/4 triệu người
thất nghiệp. Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở trong
nước, một số công ty khác có thể sẽ tiếp tục đóng cửa, và số công nhân
mất việc vì thế sẽ còn tăng lên. Những người may mắn còn việc làm thì
thu nhập bị giảm bớt, công nhân ngành may bị giảm lương 30 đến 40%,
trong khi lạm phát đẩy giá cả leo thang hơn 28%. Đó là những vấn nạn
trầm trọng của xã hội.
Tại nông thôn, dịp Tết năm nay đã nổ bùng nhiều điểm nóng. Miền Nam có
Kiên Lương, Tiền Giang, công trường Cờ Đỏ… Miền Bắc có Hưng Yên, Hải
Dương, Bắc Giang, Hà Tây… Tất cả bắt nguồn từ một nguyên nhân chung:
nông dân bị cướp đoạt đến thước đất cuối cùng, vì thế họ phải liều chết
để bảo vệ nguồn mưu sinh của mình. Ở nhiều nơi đã xẩy ra đàn áp đổ máu.
Người nông dân sống nhờ cây lúa trên đồng và con cá dưới sông. Nay lúa
không còn vì mất đất, cá cũng hiếm vì bị đánh bắt cạn kiệt. Công nhân
và nông dân trở thành thành phần quần chúng mạt hạng, sống trong những
túp lều tồi tàn, trái ngược hẳn với những toà lâu đài to lớn của quan
chức cộng sản.
Biệt thự của Nguyễn Thị Bình tại Đà Nẵng - Nhà thờ họ của Nguyễn Tấn Dũng tại Rạch Giá
Nhà của một nông dân ở Hương Khê, Hà Tĩnh hay một ngôi nhà điển hình ở miền quê!
Hai chữ "bình đẳng" mà cộng sản vẫn thường tuyên truyền để lôi kéo
người dân thì nay lại là điều phi lý nhất của chế độ. Những hình ảnh
thực tế ngoài xã hội cho thấy tình trạng bất bình đẳng cao độ giữa lớp
cán bộ chóp bu và quần chúng nhân dân. Lãnh đạo cộng sản trở thành một
lớp quan lại sống vô trách nhiệm trên nỗi cơ cực của người dân.
Thái độ vô trách nhiệm này lại vừa được thể hiện qua sự kiện mới nhất
về chùm ảnh tư dinh của nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu, có cả vườn
trồng rau sạnh để dùng riêng cho gia đình, thay vì lẽ ra họ phải lo làm
sao có rau sạch cho toàn thể nhân dân…
Quan chức cộng sản không phải chỉ ăn cắp công qũy và tiền viện trợ của
ngoại quốc, mà còn ăn chặn cả tiền của dân nghèo. Vụ tai tiếng này đang
làm dư luận cả nước bất bình. Số tiền 3.800 tỷ đồng mà nhà nước dự trù
trợ cấp cho hơn 10 triệu người nghèo trong dịp Tết, đã rơi vào túi của
quan tham khắp nơi qua những thủ đoạn bất nhân như lập danh sách ma để
phát tiền cho cá nhân và thân nhân cán bộ, bắt dân nộp lại tiền gọi là
để "làm công ích", hoặc thậm chí giữ tiền không phát vì sợ dân "tiêu
hoang phí"… Không nơi nào không xẩy ra những trường hợp ăn cướp trắng
trợn như vậy. Trước dư luận sôi sục, nhà nước tuyên bố sẽ điều tra sự
việc, nhưng số tiền thuế của dân mấy nghìn tỷ đồng đã chui vào túi quan
tham làm sao moi ra được!
Nguyễn
Đình Tân trưởng xóm 1 xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An: "Cả
xóm có 12 hộ nghèo, số tiền xã phát cho dân là 10.400.000 đồng, tôi đã
phát mỗi khẩu 50.000. Số còn lại tôi đang giữ để phát dần bởi tôi sợ
người nghèo lần đầu tiên có được số tiền này sẽ ăn tiêu hoang phí".
(Nguồn hình: Vnexpress.net)
Chuyện dân như vậy, chuyện nước thì sao? Hoàng Sa Trường Sa vẫn mãi mãi
nằm trong tiềm thức của người dân, và trở thành biểu tượng của tinh
thần chống ngoại xâm trong thiên niên kỷ mới. Càng ngày người ta càng
thấy rõ dã tâm của Trung cộng. Bản Giốc, Nam Quan chưa phải là địa danh
sau cùng, và những túi dầu biển đông không thể thoả mãn tham vọng của
Bắc Kinh. Dư luận nay đang hướng về vùng tây nguyên để theo dõi bước
chân của công nhân Trung cộng tiến vào khai thác bauxite. Đây là chính
sách sai lầm cả về quân sự cũng như xã hội, kinh tế mà những công thần
của chế độ như đại tướng Võ Nguyên Giáp hay ông Nguyễn Trung, nguyên cố
vấn của cố thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt và nhiều chuyên gia khác đều đã
lên tiếng cảnh báo. Việc cố tình thực hiện chính sách này qua lời tuyên
bố của Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp báo ngày 4-2-2009 tại Hà Nội:
"việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước", chỉ cho thấy rõ thêm thái độ thần phục phương
Bắc của CSVN.
Và xót xa nhất là món quà đầu năm dương lịch mà Ngân Hàng Thế Giới gửi
tặng: bản báo cáo mới nhất cho biết Việt Nam phải mất 158 năm nữa mới
đuổi kịp Singapore, 95 năm nữa mới theo kịp Thái Lan và 51 năm nữa mới
bắt kịp Indonesia.
Như vậy số phận của dân tộc chúng ta mãi mãi là đói nghèo và lạc hậu hay sao?
Đúng như vậy, nếu chế độ này còn tiếp tục hiện diện. Mục tiêu của nó là
chỉ nuôi dưỡng một thiểu số đặc quyền trên thân phận của hơn 80 triệu
dân. Và một chế độ độc tài hoàn toàn không có khả năng cải thiện hoặc
sửa đổi.
Vì thế, nếu muốn thay đổi số phận của dân tộc Việt Nam, điều căn bản là
phải thay đổi thể chế hiện nay. Chỉ có một chính quyền dân chủ mới có
khả năng giải quyết những bài toán dân sinh và bảo vệ chủ quyền đất
nước. Đây là sự chọn lựa của nhân dân Việt Nam. Và chỉ với sự lựa chọn
sáng suốt này, dân tộc Việt Nam mới có cơ may cất cánh để theo kịp
những quốc gia tiến bộ trên thế giới. Hãy lựa chọn và quyết tâm phá bỏ
chế độ độc tài, như người dân những nước Đông Âu và Á châu khác đã từng
thực hiện. Tương lai cất cánh của Việt Nam sẽ khởi đi từ bệ phóng
Trần Hùng
Nguồn: Việt Tân
|